Đề ôn tập Điện từ học môn Vật Lý 9 năm 2021 Trường THCS Trần Hữu Trang

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 71301

    Định luật Jun – Len-xơ cho biết điện năng biến đổi thành:

    • A.Cơ năng
    • B.Năng lượng ánh sáng
    • C.Hóa năng
    • D.Nhiệt năng
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 71302

    Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu của một biến trở R thì cường độ dòng điện chạy qua là I. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong thời gian t?

    • A.Q = U.I/t
    • B.Q = U.I.t
    • C.Q = U2.t / R
    • D.Q = I2.R.t
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 71303

    Câu phát biểu nào dưới đây là không đúng?

    Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:

    • A.Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn với thời gian dòng điện chạy qua.
    • B.Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua.
    • C.Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với thời gian dòng điện chạy qua và tỉ lệ nghịch với điện trở dây dẫn.
    • D.Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 71304

    Mắc các dây dẫn vào hiệu điện thế không đổi. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào điện trở dây dẫn?

    • A.Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa.
    • B.Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp đôi.
    • C.Tăng gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa.
    • D.Giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 71305

    Thời gian đun sôi 1,5 lít nước của một ấm điện là 10 phút. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây nung của ấm là 220V. Tính điện trở của dây nung này, biết rằng nếu kể cả nhiệt lượng hao phí để đun sôi 1 lít nước thì cần nhiệt lượng là 420000J.

     

    • A.28 Ω
    • B.45 Ω
    • C.46,1 Ω
    • D.23 Ω
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 71306

    Dòng điện có cường độ 2mA chạy qua một điện trở 3kΩ trong thời gian 10 phút thì nhiệt lượng toả ra ở điện trở này có giá trị nào dưới đây?

    • A.Q = 7,2J
    • B.Q = 60J
    • C.Q = 120J
    • D.Q = 3600J
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 71307

    Khi mắc một bàn là vào hiệu điện thế 110V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 5A. Bàn là này sử dụng như vậy trung bình 15 phút mỗi ngày. Tính nhiệt lượng mà bàn là tỏa ra trong 30 ngày theo đơn vị kJ, cho rằng điện năng mà bàn là này tiêu thụ được biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng.

    • A.14850 kJ
    • B.1375 kJ
    • C.1225 kJ
    • D.1550 kJ
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 71308

    Trong mùa đông, một lò sưởi điện có ghi 220V – 880W được sử dụng với hiệu điện thế 220V trong 4 giờ mỗi ngày. Tính tiền điện phải trả cho việc dùng lò sưởi như trên trong suốt mùa đông, tổng cộng là 30 ngày. Cho rằng giá tiền điện là 1000 đồng/kW.h.

    • A.102600 đồng
    • B.103600 đồng
    • C.104600 đồng
    • D.105600 đồng
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 71309

    Một ấm điện hoạt động bình thường ở hiệu điện thế U = 220V và cường độ dòng điện qua bếp là I = 5A.

    Tính nhiệt lượng mà ấm tỏa ra trong một phút:

    • A.64000 J
    • B.65000 J
    • C.66000 J
    • D.67000 J
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 71310

    Một ấm điện hoạt động bình thường ở hiệu điện thế U = 220V và cường độ dòng điện qua bếp là I = 5A.

    Dùng bếp trên để đun sôi 3,5 lít nước ở 250C thì mất 20 phút. Tính hiệu suất của bếp.

    • A.86%
    • B.85%
    • C.84%
    • D.83%
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 71311

    Nam châm vĩnh cửu có:

    • A.Một cực
    • B.Hai cực
    • C.Ba cực
    • D.Bốn cực
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 71312

    Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?

    • A.Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm.
    • B.Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm.
    • C.Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm.
    • D.Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 71313

    Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?

    • A.Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
    • B.Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.
    • C.Có thể hút các vật bằng sắt.
    • D.Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 71314

    Chọn câu trả lời đúng.

    Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất?

    • A.Phần giữa của thanh
    • B.Chỉ có từ cực Bắc
    • C.Cả hai từ cực
    • D.Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 71315

     Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

    • A.Khi hai cực Bắc để gần nhau.
    • B.Khi để hai cực khác tên gần nhau.
    • C.Khi hai cực Nam để gần nhau.
    • D.Khi để hai cực cùng tên gần nhau.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 71316

    Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy thành hai nửa. Nhận định nào sau đây là đúng?

     

    • A.Mỗi nửa tạo thành nam châm mới chỉ có một từ cực ở một đầu.
    • B.Hai nữa đều mất hết từ tính.
    • C.Mỗi nửa tạo thành một nam châm mới có hai cực cùng tên ở hai đầu.
    • D.Mỗi nửa tạo thành một nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 71317

    Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?

    • A.Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
    • B.Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó.
    • C.Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó.
    • D.Vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 71318

    Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?

    • A.Dùng kéo
    • B.Dùng nam châm
    • C.Dùng kìm
    • D.Dùng một viên bi còn tốt
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 71319

    Hai nam châm được đặt như sau:

    Thanh nam châm (2) lơ lửng ở trên thanh nam châm (1) là do:

    • A.Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau.
    • B.Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau.
    • C.Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau.
    • D. Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 71320

    Dụng cụ nào dưới đây không có nam châm vĩnh cửu?

    • A.La bàn
    • B.Loa điện
    • C.Rơ le điện từ
    • D.Đinamo xe đạp
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 71321

    Từ trường không tồn tại ở đâu?

     

    • A.Xung quanh nam châm.
    • B.Xung quanh dòng điện.
    • C.Xung quanh điện tích đứng yên.
    • D.Xung quanh Trái Đất.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 71322

    Chọn phương án sai về kim nam châm.

    Trong thí nghiệm Ơ – xtét, khi đặt dây dẫn song song với kim nam châm, cho dòng điện chạy qua dây dẫn thì:

    • A.Kim nam châm đứng yên không thay đổi.
    • B.Có lực tác dụng lên kim nam châm.
    • C.Lực tác dụng lên kim nam châm là lực từ.
    • D.Kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 71323

    Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Lực này là:

    • A.lực điện
    • B.lực hấp dẫn
    • C.lực từ
    • D.lực đàn hồi
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 71324

    Từ trường là:

    • A.không gian xung quanh điện tích đứng yên, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng điện lên kim nam châm đặt trong nó.
    • B.không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.
    • C.không gian xung quanh điện tích có khả năng tác dụng lực điện lên kim nam châm đặt trong nó.
    • D.không gian xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên điện tích đặt trong nó.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 71325

    Ta nhận biết từ trường bằng:

    • A.Điện tích thử
    • B.Nam châm thử
    • C.Dòng điện thử
    • D.Bút thử điện
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 71326

    Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn để thử mà chỉ có một kim nam châm. Cách nào sau đây kiểm tra được pin có còn điện hay không?

     

    • A.Đưa kim nam châm lại gần cực dương của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.
    • B.Đưa kim nam châm lại gần cực âm của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.
    • C.Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.
    • D.Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm không lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu lệch khỏi vị trí ban đầu đó thì cục pin hết điện.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 71327

    Để kiểm tra xem một dây dẫn chạy qua nhà có dòng điện hay không mà không dùng dụng cụ đo điện, ta có thể dùng dụng cụ nào dưới đây?

    • A.Một cục nam châm vĩnh cửu.
    • B.Điện tích thử.
    • C.Kim nam châm.
    • D.Điện tích đứng yên.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 71328

    Dựa vào hiện tượng nào dưới đây để kết luận rằng: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường?

    • A.Dây dẫn hút các vụn sắt ở gần nó.
    • B.Dây dẫn hút nam châm ở gần nó.
    • C.Dòng điện làm cho kim nam châm luôn cùng hướng với dây dẫn.
    • D.Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song với nó bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam ban đầu.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 71329

    Người ta dùng cụ nào để có thể nhận biết được từ trường?

     

    • A.Dùng ampe kế
    • B.Dùng vôn kế
    • C.Dùng áp kế
    • D.Dùng kim nam châm có trục quay
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 71330

    Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào?

    • A.Tạo với kim nam châm một góc bất kì
    • B.Song song với kim nam châm.
    • C.Vuông góc với kim nam châm.
    • D.Tạo với kim nam châm một góc nhọn.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?