Đề ôn tập Chương Rễ môn Sinh học 6 năm 2021 Trường THCS Kim An

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 29979

    Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có rễ chùm?

    • A.Cây mía, cây ổi, cây na.
    • B.Cây hành, cây lúa, cây ngô.
    • C.Cây bưởi, cây cải, cây cau.
    • D.Cây tỏi, cây cà chua, cây ớt.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 29980

    Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có rễ cọc? 

    • A.Cây bưởi, cây ổi, cây na.
    • B.Cây ngô, cây lúa, cây hồng xiêm.
    • C.Cây mía, cây xoài, cây hoa hồng.
    • D.Cây mít, cây dừa, cây chuối.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 29981

    Rễ cây mọc trong đất có cấu tạo gồm những miền nào ?

    • A.Miền chóp rễ, miền hút.
    • B.Miền sinh trưởng, miền hút, miền chóp rễ.
    • C.Miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ. 
    • D.Miền trưởng thành, miền hút, miền chóp rễ.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 29982

    Làm cho rễ dài ra là chức năng của?

    • A.miền sinh trưởng.
    • B.miền hút.
    • C.miền chóp rễ.
    • D.miền trưởng thành
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 29983

    Miền trưởng thành của rễ có?

    • A.các lông hút.
    • B.các tế bào có khả năng phân chia mạnh.
    • C.các mạch dẫn.
    • D.tế bào che chở.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 29984

    Chức năng của miền chóp rễ là?

    • A.dẫn truyền.
    • B.hấp thụ nước và muối khoáng.
    • C.làm cho rễ dài ra.
    • D.che chở cho mô phân sinh đầu rễ.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 29985

    Chức năng của miền trưởng thành?

    • A.dẫn truyền.
    • B.hấp thụ nước và muối khoáng.
    • C. làm cho rễ dài ra.
    • D.che chở cho đầu rễ.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 29986

    Chức năng của miền hút là?

    • A.dẫn truyền.
    • B.làm cho rễ dài ra.
    • C.che chở cho đầu rễ.
    • D.hấp thụ nước và muối khoáng.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 29987

    Miền hút là miền quan trọng của rễ vì miền hút có?

    • A.mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.
    • B.mạch rây vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cơ thể.
    • C.các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan.
    • D.thịt vỏ vận chuyển chất hữu cơ từ lông hút vào trụ giữa.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 29988

    Mạch gổ có chức năng gì?

    • A.vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây
    • B.vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.
    • C.vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
    • D.hút nước và muối khoáng hoà tan.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 29989

    Mạch rây có chức năng?

    • A.vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây.
    • B.vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ ỉên thân, lá.
    • C.vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
    • D.hút nước và muối khoáng hoà tan.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 29990

    Bộ phận thịt vỏ của rễ sơ cấp có chức năng?

    • A.vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây.
    • B.vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.
    • C.vận chuyển cệàc chất từ lông hút vào trụ giữa.
    • D.hút nước và muối khoáng hoà tan.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 29991

    Các cây nào sau đây đều có rễ củ ?

    • A.Cây mắm, cây đước, cây bụt mọc.
    • B.Cây cải củ, cây cà rốt, cây sắn (cây khoai mì).
    • C.Cây bần, cây hồ tiêu, cây trầu không.
    • D.Cây khoai lang, cây bụt mọc, cây tầm gửi.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 29992

    Các cây nào sau đây đều có rễ móc?

    • A.Cây đước, cây bụt mọc.
    • B.Cây cải củ, cây cà rốt.
    • C.Cây hồ tiêu, cây trầu không.
    • D.Dây tơ hồng, cây tầm gửi.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 29993

    Các cây nào sau đây đều có rễ thở ?

    • A.Cây mắm, cây bụt mọc.
    • B.Cây cải củ, cây cà rốt.
    • C.Cây hồ tiêu, cây trầu không.
    • D.Dây tơ hồng, cây tầm gửi.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 29994

    Các cây nào sau đây đều có giác mút ?

    • A.Cây đước, cây bụt mọc.
    • B.Cây cải củ, cây cà rốt.
    • C.Cây hồ tiêu, cây trầu không.
    • D.Dây tơ hồng, cây tầm gửi.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 29995

    Rễ móc là loại rễ có đặc điểm

    • A.là loại rễ chính, mọc thẳng, ăn sâu vào đất giúp cây đứng vững.
    • B.là loại rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.
    • C.phình to, chứa nhiều chất dinh dưỡng.
    • D.biến đổi thành giác mút, đâm sâu vào thân hoặc cành của cây khác.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 29996

    Cây được bón thừa phân đạm có biểu hiện?

    • A.cây còi cọc, lá vàng, nhỏ.
    • B.cây vống cao, lá mọc nhiều, dễ đổ, ra hoa muộn, chín muộn.
    • C.cây mềm, yếu, lá vàng, dễ bị sâu bệnh.
    • D.cây còi cọc, rễ phát triển yếu, lá nhỏ, vàng, chín muộn.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 29997

    Cây trồng nào dưới đây cần nhiều phân đạm hơn những cây còn lại?

    • A.Củ đậu
    • B.Rau ngót
    • C.Cà rốt
    • D.Khoai lang
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 29998

    Những loại cây trồng lấy quả, hạt cần nhiều?

    • A.Muối đạm và muối lân.
    • B.Muối đạm và muối kali.
    • C.Muối lân và muối kali.
    • D.Muối đạm, muối lân và muối kali.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 29999

    Thực vật cần nhiều nước và muối khoáng ở giai đoạn nào dưới đây?

    • A.Hạt đang nảy mầm
    • B.Ra hoa
    • C.Tạo quả, hình thành củ
    • D.Tất cả các phương án đưa ra
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 30000

    Chọn các từ/cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Nước và muối khoáng hòa tan trong đất được ...(1)... hấp thụ, sau đó được chuyển qua phần ...(2)... tới ...(3)....

    • A.(1): lông hút; (2): mạch rây; (3): mạch gỗ
    • B.(1): lông hút; (2): thịt vỏ; (3): mạch gỗ
    • C.(1): miền chóp rễ; (2): thịt vỏ; (3): mạch rây
    • D.(1): lông hút; (2): thịt vỏ; (3): mạch rây
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 30001

    Loại đất nào dưới đây thích hợp để trồng cây công nghiệp?

    • A.Đất pha cát
    • B.Đất đá ong
    • C.Đất đỏ bazan
    • D.Đất phù sa
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 30002

    Để cho năng suất cao, chúng ta nên trồng các cây hoa màu ở loại đất nào?

    • A.Đất đỏ bazan
    • B.Đất phù sa
    • C.Đất pha cát
    • D.Đất đá ong
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 30003

    Vì sao khi bị ngập nước lâu ngày, rễ cây sẽ mất đi khả năng hút nước và muối khoáng?

    • A.Vì khi đó rễ ở trạng thái trương nước, khiến cho quá trình hút nước ở rễ bị cản trở.
    • B.Vì khi đó cây bị thiếu ôxi nên hô hấp ở rễ bị ngừng trệ, điều này khiến cho tế bào rễ nói chung và tế bào lông hút nói riêng bị hủy hoại, mất đi khả năng hút nước và muối khoáng.
    • C.Vì khi đó lượng nước và muối khoáng dồi dào nên chúng tự thẩm thấu qua toàn bộ bề mặt rễ, đồng thời lông hút sẽ bị tiêu biến do không còn giữ chức năng hút nước và muối khoáng.
    • D.Tất cả các phương án đưa ra.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 30004

    Khả năng hút nước của rễ cây trồng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

    • A.Đặc điểm sinh học của từng loại cây trồng
    • B.Giá thể sinh trưởng (các loại đất trồng, dung dịch dinh dưỡng khác nhau)
    • C.Điều kiện khí hậu, thời tiết
    • D.Tất cả các phương án đưa ra
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 30005

    Cây nào dưới đây không có rễ thở?

    • A.Bần
    • B.Mắm
    • C.Bụt mọc
    • D.Si
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 30006

    Nhóm nào dưới đây gồm những cây có rễ giác mút?

    • A.Tầm gửi, tơ hồng
    • B.Mồng tơi, kinh giới
    • C.Trầu không, mã đề
    • D.Mía, dong ta
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 30007

    Rễ móc có vai trò gì?

    • A.Giúp cây bám vào giá thể để leo lên cao
    • B.Dự trữ chất dinh dưỡng
    • C.Cung cấp oxi cho hô hấp
    • D.Chủ yếu có vai trò hút nước và muối khoáng
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 30008

    Rễ phình to có chức năng chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả là đặc điểm của loại biến dạng rễ nào?

    • A.Rễ thở
    • B.Giác mút
    • C.Rễ móc
    • D.Rễ củ

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?