Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 50953
Hiện tượng khuếch tán là:
- A.Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau.
- B.Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau.
- C.Hiện tượng khi đổ nước vào cốc.
- D.Hiện tượng cầu vồng.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 50954
Khi đổ 200 cm3 giấm ăn vào 250 cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp?
- A.450 cm3
- B.> 450 cm3
- C.425 cm3
- D.< 450 cm3
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 50955
Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?
- A.Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong cốc ngọt hơn ban đầu.
- B.Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại.
- C.Cát được trộn lẫn với ngô.
- D.Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 50956
Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?
- A.xảy ra nhanh hơn
- B.xảy ra chậm hơn
- C.không thay đổi
- D.có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 50957
Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử?
- A.Các phân tử, nguyên tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
- B.Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định.
- C.Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm lại.
- D.Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 50958
Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?
- A.Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.
- B.Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh, các phân tử đường chuyển động chậm hơn nên đường dễ hòa tan hơn.
- C.Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường mạnh hơn.
- D.Cả A và B đều đúng.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 50959
Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến đại lượng nào sau đây?
- A.Khối lượng của vật
- B.Nhiệt độ của vật
- C.Thể tích của vật
- D.Trọng lượng riêng của vật
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 50960
Hiện tượng khuếch tán xảy ra với chất nào sau đây?
- A.Chất khí
- B.Chất lỏng
- C.Chất rắn
- D.Cả ba chất rắn, lỏng, khí
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 50961
Hiện tượng …… là sự tự hòa lẫn vào nhau của các nguyên tử, phân tử của các chất do chuyển động nhiệt.
- A.phân ly
- B.chuyển động
- C.dao động
- D.khuếch tán
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 50962
Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì:
- A.Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau.
- B.Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt 0°C.
- C.Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau.
- D.Quá trình truyền nhiệt cho đến khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 50963
Phương trình nào sau đây là phương trình cân bằng nhiệt?
- A.Qtỏa + Qthu = 0
- B.Qtỏa = Qthu
- C.Qtỏa.Qthu = 0
- D.Qtỏa \ Qthu = 0
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 50964
Đổ 5 lít nước ở 20°C vào 3 lít nước ở 45°C. Nhiệt độ khi cân bằng là:
- A.2,94°C
- B.293,75°C
- C.29,36°C
- D.29,4°C
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 50965
Điều nào sau đây đúng với nguyên lý truyền nhiệt:
- A.Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.
- B.Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- C.Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng cao hơn sang vật có nhiệt dung riêng thấp hơn.
- D.Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng thấp hơn sang vật có có nhiệt dung riêng cao hơn.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 50966
Thả một miếng thép 2 kg đang ở nhiệt độ 345°C vào một bình đựng 3 lít nước. Sau khi cân bằng nhiệt độ cuối cùng là 30°C. Bỏ qua sự tỏa nhiệt qua môi trường. Biết nhiệt dung riêng của thép, nước lần lượt là 460 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Nhiệt độ ban đầu của nước là:
- A.7°C
- B.17°C
- C.27°C
- D.37°C
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 50967
Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15 kg được đun nóng tới 100°C vào một cốc nước ở 20°C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 25°C. Coi quả cầu và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước là 800 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Khối lượng của nước là:
- A. 0,47 g
- B.0,471 kg
- C.2 kg
- D.2 g
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 50968
Người ta muốn pha nước tắm với nhiệt độ 38°C. Phải pha thêm bao nhiêu lít nước sôi vào 15 lít nước lạnh ở 24°C?
- A.2,5 lít
- B.3,38 lít
- C.4,2 lít
- D.5 lít
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 50969
Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5 kg vào 500 g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80°C xuống 20°C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K, của nước là 4200 J/kg.K.
- A.8,43°C
- B.7,43°C
- C.6,43°C
- D.5,43°C
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 50970
Trộn ba chất lỏng không có tác dụng hóa học với nhau có khối lượng lần lượt là m1 = 2 kg, m2 = 3 kg, m3 = 4 kg. Biết nhiệt dung riêng và nhiệt độ của chúng lần lượt là c1 = 2000 J/kg.K, t1 = 57°C, c2 = 4000 J/kg.K, t2 = 63°C, c3 = 3000 J/kg.K, t3 = 92°C. Nhiệt độ hỗn hợp khi cân bằng là bao nhiêu?
- A.74,6°C
- B.64,6°C
- C.54,6°C
- D.44,6°C
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 50971
Trộn lẫn rượu vào nước, người ta thu được một hỗn hợp nặng 120,8 g ở nhiệt độ t = 30°C. Tính khối lượng nước và rượu đã pha biết rằng ban đầu rượu có nhiệt độ t1 = 10°C và nước có nhiệt độ t2 = 90°C. Nhiệt dung riêng của rượu và nước lần lượt là c1 = 2500 J/kg.K, c2 = 4200 J/kg.K.
- A.100,2 g
- B.10,8 g
- C.100,6 g
- D.100,8 g
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 50972
Nhiệt năng của một vật là
- A.Tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- B.Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- C.Hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- D.Hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 50973
Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ:
- A.Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ.
- B.Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
- C.Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn.
- D.Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 50974
Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo hướng nào?
- A.Hướng từ dưới lên.
- B.Hướng từ trên xuống.
- C.Hướng sang ngang.
- D.Theo mọi hướng.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 50975
Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật?
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 50976
Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:
- A.Từ cơ năng sang nhiệt năng.
- B.Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
- C.Từ cơ năng sang cơ năng.
- D.Từ nhiệt năng sang cơ năng.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 50977
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?
- A.Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
- B.Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.
- C.Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
- D.Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 50978
Nhiệt lượng là
- A.Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
- B.Phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.
- C.Phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
- D.Phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 50979
Chọn câu sai trong những câu sau:
- A.Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
- B.Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.
- C.Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.
- D.Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 50980
Một vật có nhiệt năng 200J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?
- A. 600 J
- B.200 J
- C.100 J
- D.400 J
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 50981
Dẫn nhiệt là hình thức:
- A.Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật.
- B.Nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
- C.Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác.
- D.Nhiệt năng được bảo toàn.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 50982
Bản chất của sự dẫn nhiệt là gì?
- A.Là sự thay đổi thế năng.
- B.Là sự truyền động năng của các hạt vật chất khi chúng ta va chạm vào nhau.
- C.Là sự thay đổi nhiệt độ.
- D.Là sự thực hiện công.