Đề ôn tập Chương Hệ Sinh Thái môn Sinh học 9 năm 2021

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 74330

    Quần thể sinh vật là?

    • A.tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
    • B.tập hợp các các thể sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
    • C.tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định.
    • D.những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 74331

    Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật?

    • A.Tập hơp các cá thể chim sẻ sống ở 3 hòn đảo khác nhau.
    • B.Tập hợp cá rô phi đực cùng sống trong một ao.
    • C.Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
    • D.Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè sống chung trong một ao.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 74332

    Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

    • A.Rừng tre phân bố tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình.
    • B.Tập hợp cá rô phi sống trong một cái ao.
    • C.Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con.
    • D.Cá chép, cá mè cùng sống chung trong một bể cá.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 74333

    Đặc trưng cơ bản của quần thể là?

    • A.tỉ lệ giới tính.
    • B.thành phần nhóm tuổi.
    • C.mật đô quần thể.
    • D.tất cả các đáp án trên.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 74334

    Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa?

    • A.làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
    • B.quyết định mức sinh sản của quần thể.
    • C.không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.
    • D.làm cho kích thước quần thể giảm sút.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 74335

    Mật độ quần thể là?

    • A.số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị thể tích.
    • B.số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.
    • C.số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.
    • D.số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 74336

    Phát biểu đúng về mật độ quần thể là?

    • A.Mật độ quần thể luôn cố định.
    • B.Mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động thất thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng hoặc dịch bệnh.
    • C.Mật độ quần thể không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
    • D.Quần thể sinh vật không thể tự điều chỉnh về mức cân bằng.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 74337

    Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi… Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể tăng lên quá cao sẽ dẫn đến?

    • A.nguồn thức ăn trở nên khan hiếm.
    • B.nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết.
    • C.mật độ quần thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng.
    • D.cả A, B, C đều đúng.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 74338

    Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau?

    • A.Vào các tháng mùa mưa trong năm số lượng muỗi giảm đi.
    • B.Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa.
    • C.Số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa, theo năm, phụ thuộc và nguồn thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường.
    • D.Mật độ quần thể tăng mạnh khi nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 74339

    Cho các phát biểu sau:

    1. Ngỗng và vịt có tỉ lệ đực/cái là 40/60.

    2. Quần thể được đặc trưng bởi: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ quần thể.

    3. Số lượng cá thể trong quần thể không bị thay đổi trước các điều kiện của môi trường.

    4. Nhóm tuổi trước sinh sản có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.

    Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là?

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 74340

    Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tháp tuổi?

    • A.Tháp tuổi không phải lúc nào cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
    • B.Tháp dạng phát triển bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
    • C.Tháp tuổi dạng ổn định đáy nhỏ, đỉnh lớn.
    • D.Tháp tuổi dạng giảm sút có đáy hẹp định hẹp.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 74341

    Quần thể người gồm mấy nhóm tuổi?

    • A.Một nhóm tuổi.
    • B.Hai nhóm tuổi.
    • C.Ba nhóm tuổi.
    • D.Bốn nhóm tuổi.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 74342

    Dân số tăng quá nhanh dẫn đến điều gì?

    • A.Thiếu nơi ở.
    • B.Ô nhiễm môi trường.
    • C.Thiếu trường học, bệnh viện.
    • D.Cả A, B, C
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 74343

    Đặc điểm nào chỉ có ở quần thể người mà không có ở các quần thể sinh vật khác?

    • A.Giới tính
    • B.Lứa tuổi
    • C.Mật độ
    • D.Pháp luật
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 74344

    Tháp dân số trẻ là tháp có?

    • A.đáy rộng
    • B.đỉnh nhọn
    • C.tuổi thọ trung bình thấp
    • D.cả A, B, C
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 74345

    Tháp dân số trẻ là tháp có?

    • A.đáy rộng
    • B.đỉnh nhọn
    • C.tuổi thọ trung bình thấp
    • D.cả A, B, C
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 74346

    Tháp dân số già có những đặc điểm gì?

    • A.Tháp có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử thấp. Tuổi thọ trung bình thấp.
    • B.Tháp có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử thấp. Tuổi thọ trung bình cao.
    • C.Tháp có đáy rộng, đỉnh nhọn, cạnh tháp xiên nhiều biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình thấp.
    • D.Tháp có đáy rộng, đỉnh nhọn, cạnh tháp xiên nhiều biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình cao.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 74347

    Vì sao quần thể người có những đặc trưng kinh tế-xã hội mà những quần thể sinh vật khác không có?

    • A.Con người có lao động và tư duy.
    • B.Con người có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể.
    • C.Con người có khả năng cải tạo thiên nhiên.
    • D.Tất cả các đáp án trên đều đúng.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 74348

    Nhận định nào sau đây đúng?

    • A.Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong.
    • B.Tăng dân số tự nhiên là do số người sinh ra ít hơn số người tử vong.
    • C.Tăng dân số tự nhiên là do số người sinh ra bằng số người tử vong.
    • D.Sự tăng giảm dân số không chịu ảnh hưởng của sự di cư.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 74349

    Nhận định nào sau đây sai?

    • A.Phát triển dân số quá nhanh là một nguyên nhân quan trọng đe dọa mất ổn định kinh tế- xã hội ở nhiều quốc gia.
    • B.Dân số được chia làm 3 nhóm tuổi chính.
    • C.Dân số tăng nhanh làm nâng cao điều kiện sống của người dân.
    • D.Hiện tượng gia tăng dân số tự nhiên là do số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 74350

    Đặc điểm nào sau đây vừa có ở quần thể người vừa có ở các quần thể sinh vật khác?

    • A.Mật độ
    • B.Văn hóa
    • C.Giáo dục
    • D.Kinh tế
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 74351

    Tăng dân số quá nhanh có thể dẫn đến những trường hợp nào trong các trường hợp sau: (1) thiếu nơi ở; (2) thiếu lượng thực; (3) ô nhiễm môi trường; (4) nâng cao điều kiện sống cho người dân; (5) tài nguyên ít bị khai thác?

    • A.(1); (2); (3)
    • B.(4); (5)
    • C.(1); (2) 
    • D.(1); (2); (5)
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 74352

    Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau được gọi là?

    • A.quần xã sinh vật.
    • B.hệ sinh thái.
    • C.sinh cảnh.
    • D.hệ thống quần thể.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 74353

    Số lượng các loài trong quần xã được đặc trưng bởi các chỉ số?

    • A.độ đa dạng
    • B.độ nhiều
    • C.độ thường gặp
    • D.cả A, B, C đều đúng
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 74354

    Ví dụ nào sau đây được coi là một quần xã sinh vật?

    • A.Cây sống trong một khu vườn.
    • B.Cá rô phi sống trong một cái ao.
    • C.Rắn hổ mang sống trên 3 hòn đảo khác nhau.
    • D.Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 74355

    Loài đặc trưng là?

    • A.loài có số lượng ít nhất trong quần xã.
    • B.loài có số lượng nhiều trong quần xã.
    • C.loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
    • D.loài có vai trò quan trọng trong quần xã.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 74356

    Loài ưu thế là?

    • A.loài có vai trò quan trọng trong quần xã.
    • B.loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
    • C.loài có mật độ cá thể cao trong quần xã.
    • D.loài có số lượng ít nhất trong quần xã.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 74357

    Cho các hoạt động sau:

    1. Cây rụng lá vào mùa đông.

    2. Chim di cư về phía Nam vào mùa đông.

    3. Cú mèo hoạt động ít hoạt động vào ban ngày, hoạt động nhiều vào ban đêm.

    4. Hoa Quỳnh nở vào buổi tối.

    Trong các hoạt động trên, những hoạt động có chu kỳ mùa là

    • A.1,2
    • B.3, 4
    • C.1, 3
    • D.1, 2, 3, 4
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 74358

    Những nhân tố sinh thái nào ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi?

    • A.Nhân tố sinh thái vô sinh.
    • B.Nhân tố sinh thái hữu sinh.
    • C.Nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh.
    • D.Nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, con người.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 74359

    Hãy chọn phát biểu đúng về các khái niệm hệ sinh thái trong các phát biểu sau?

    • A.Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần loài các sinh vật.
    • B.Loài ưu thế là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
    • C.Loài đặc trưng là loài có vai trò quan trọng trong quần xã.
    • D.Tập hợp cá rô phi trong ao tạo thành một quần xã

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?