Đề ôn tập Chương Cơ học môn Vật Lý 8 Trường THCS Trần Hữu Trang

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 50987

    Hai lực cân bằng là:

     

    • A.Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau.
    • B.Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau, có phương nằm trên hai đường thẳng khác nhau.
    • C.Hai lực cùng đặt vào hai vật khác nhau, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.
    • D.Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 50989

    Dấu hiệu nào sau đây là của chuyển động theo quán tính?

    • A.Vận tốc của vật luôn thay đổi.
    • B.Độ lớn vận tốc của vật không đổi.
    • C.Vật chuyển động theo đường cong.
    • D.Vật tiếp tục đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động thẳng đều.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 50991

    Khi xe ô tô đang chuyển động trên đường đột ngột phanh (thắng gấp). Hành khách trên xe bị xô về phía trước là do

    • A.ma sát 
    • B.quán tính
    • C.trọng lực
    • D.lực đẩy
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 50993

    Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?

     

    • A.Hòn đá lăn từ trên núi xuống.
    • B.Xe máy chạy trên đường.
    • C.Lá rơi từ trên cao xuống.
    • D.Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 50995

    Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:

    • A.Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.
    • B.Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi.
    • C.Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.
    • D.Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 50997

    Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên trái?

    • A.Vì ô tô đột ngột giảm vận tốc.
    • B.Vì ô tô đột ngột tăng vận tốc.
    • C.Vì ô tô đột ngột rẽ sang trái.
    • D.Vì ô tô đột ngột rẽ sang phải.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 50999

    Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có:

    • A.trọng lực
    • B.đàn hồi
    • C.quán tính
    • D.ma sát
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 51001

    Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào?

    • A.Hành khách nghiêng sang phải
    • B.Hành khách nghiêng sang trái
    • C.Hành khách ngả về phía trước
    • D.Hành khách ngả về phía sau
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 51003

    Khi xe đạp, xe máy đang xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn nên hãm phanh (thắng) bánh nào?

    • A.Bánh trước
    • B.Bánh sau
    • C.Đồng thời cả hai bánh
    • D.Bánh trước hoặc bánh sau đều được
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 51005

    Một vật đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v dưới tác dụng của hai lực cân bằng \(\vec F_1\) và \(\vec F_2\) theo chiều của lực \(\vec F_2\). Nếu tăng cường độ của lực \(\vec F_1\) thì vật sẽ chuyển động với vận tốc:

     

    • A.luôn tăng dần
    • B.tăng dần đến giá trị cực đại rồi giảm dần
    • C.luôn giảm dần
    • D.giảm dần đến giá trị bằng không rồi đổi chiều và tăng dần.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 51007

    Có mấy loại lực ma sát?

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 51009

    Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?

    • A.Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường.
    • B.Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường.
    • C.Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.
    • D.Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 51011

    Khi xe đang chuyển động, muốn xe dừng lại, người ta dùng phanh để:

    • A.tăng ma sát trượt
    • B.tăng ma sát lăn
    • C.tăng ma sát nghỉ
    • D.tăng quán tính
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 51013

    Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:

    • A.ma sát trượt 
    • B.ma sát nghỉ
    • C.ma sát lăn
    • D.lực quán tính
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 51014

    Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?

    • A.Viên bi lăn trên cát.
    • B.Bánh xe đạp chạy trên đường.
    • C.Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động.
    • D.Khi viết phấn trên bảng.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 51016

    Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát lăn?

    • A.Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe.
    • B.Ma sát khi đánh diêm.
    • C.Ma sát tay cầm quả bóng.
    • D.Ma sát giữa bánh xe với mặt đường.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 51018

    Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát nghỉ?

    • A.Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà.
    • B.Quả dừa rơi từ trên cao xuống.
    • C.Chuyển động của cành cây khi gió thổi.
    • D.Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 51021

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát?

    • A.Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác.
    • B.Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
    • C.Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt.
    • D.Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 51023

    Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?

    • A.Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc.
    • B.Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc.
    • C.Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc.
    • D.Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 51025

    Hoa đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng 2 cách hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát lớn hơn?

    • A.Lăn vật
    • B.Kéo vật
    • C.Cả 2 cách như nhau
    • D.Không so sánh được
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 51027

    Áp lực là:

    • A.Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
    • B.Lực ép có phương song song với mặt bị ép.
    • C.Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
    • D.Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 51029

    Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?

    • A.Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.
    • B.Trọng lực của tàu.
    • C.Lực ma sát giữa tàu và đường ray.
    • D.Cả 3 lực trên.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 51031

    Đơn vị của áp lực là:

    • A.N/m2
    • B.Pa
    • C.N
    • D.N/cm2
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 51033

    Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:

    • A.phương của lực
    • B.chiều của lực
    • C.điểm đặt của lực
    • D.độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 51035

    Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:

    • A.Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
    • B.Đơn vị của áp suất là N/m2.
    • C.Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép.
    • D.Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 51037

    Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước?

     

    • A.Áp lực như nhau ở cả 6 mặt.
    • B.Mặt trên
    • C.Mặt dưới
    • D.Các mặt bên
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 51038

    Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?

     

    • A.p = F/S
    • B.p = F.S
    • C.p = P/S
    • D.p = d.V
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 51040

    Muốn tăng áp suất thì:

    • A.giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
    • B.giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.
    • C.tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.
    • D.tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 51041

    Một khối sắt đặc hình hộp chữ nhật, có kích thước các cạnh tương ứng là 50 cm x 30cm x 15cm. Hỏi người ta phải đặt khối sắt đó như thế nào để áp suất của nó gây lên mặt sàn là 39 000 N/m2. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3.

     

    • A.36000 N/m2
    • B.37000 N/m2
    • C.38000 N/m2
    • D.39000 N/m2
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 51042

    Cho hình vẽ bên, trường hợp nào áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất? Các trường hợp được tính từ trái qua phải.

    • A.Trường hợp 1
    • B.Trường hợp 2
    • C.Trường hợp 3
    • D.Trường hợp 4

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?