Bài kiểm tra
Đề ôn tập Chương 5 môn Hóa học 10 năm 2021 Trường THPT Lê Quý Đôn
1/40
45 : 00
Câu 1: Cho các chất sau: CuO (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), PbS (6), MgCO3 (7), AgNO3 (8), MnO2 (9), FeS (10). Axit HCl không tác dụng được với các chất:
Câu 2: Đơn chất halogen có tính chất cơ bản nào?
Câu 3: HX (X là halogen) có thể được điều chế bằng phản ứng hóa học sau:
NaX + H2SO4 đặc → HX + NaHSO4
NaX có thể là chất nào trong số các chất sau đây?
Câu 4: Theo chiều từ trái sang phải tính axit biến đổi như thế nào trong dãy HF, HCl, HBr, HI?
Câu 5: Tính oxi hóa giảm dần của các halogen F2, Cl2, Br2, I2 là:
Câu 6: Hòa tan 31,6 gam KMnO4 bằng một lượng vừa đủ 400 ml dung dịch HCl thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
Câu 7: Cho các phát biểu sau
(a) Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF thu được kết tủa.
(b) Người ta dùng lọ thủy tinh để đựng dung dịch axit flohiđric.
(c) Clorua vôi là muối tạo bởi một kim loại liên kết với hai loại gốc axit.
(d) Tính oxi hóa của các đơn chất halogen giảm theo thứ tự I2, Br2, Cl2, F2.
Phát biểu đúng là
Câu 8: Cho các chất sau: KOH (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), K2SO4 (6). Axit HCl tác dụng được với các chất:
Câu 9: Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH loãng, nguội, dư. Dung dịch thu được có các chất thuộc dãy nào dưới đây ?
Câu 10: Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư. Dung dịch thu được có các chất thuộc dãy nào dưới đây?
Câu 11: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít Cl2 bằng dung dịch NaOH vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X được m gam rắn khan. Giá trị của m là:
Câu 12: Kim loại R tác dụng với Cl2 (đun nóng) thu được muối X. Mặc khác, kim loại R tác dụng với axit clohidric (HCl) thu được muối Y. Vậy kim loại R là:
Câu 13: Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là
Câu 14: Cho m gam một đơn chất halogen (X2) tác dụng hết với magie thì thu được 19 gam muối. Mặt khác cho m gam X2 tác dụng hết với nhôm thì thu được 17,8 gam muối. Đơn chất halogen X2 là
Câu 15: Dùng thuốc thử nào để phân biệt các dung dịch muối halogenua?
Câu 17: Xác định X, Y biết cho 31,84 gam hỗn hợp NaX, NaY (X, Y là hai halogen ở 2 chu kỳ liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 57,34 gam kết tủa.
Câu 18: Chất A là muối canxi halogenua. Cho dung dịch chứa 0,200 gam A tác dụng với lượng đủ dung dịch bạc nitrat thu được 0,376 gam kết tủa bạc halogenua. Công thức của chất A là:
Câu 19: Hỗn hợp X gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl có khối lượng 82,3 gam. Nhiệt phân hoàn toàn X thu được 13,44 lít O2 (đktc), chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với 0,3 lít dung dịch K2CO3 1M thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp 5 lần lượng KCl trong X. Thành phần phần trăm khối lượng KCl trong X là
Câu 20: Trong một loại nước clo ở 25℃, người ta xác định được nồng độ của clo là 0,06M, còn nồng độ của HCl và HClO đều là 0,03M. Thể tích khí clo (đktc) cần dùng để điều chế 5 lít nước clo trên là
Câu 21: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí Cl2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,5M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nông độ mol ban đầu của dung dịch NaOH là
Câu 22: Dung dịch HCl không tác dụng với cặp chất nào sau đây?
Câu 23: Trong phòng thí nghiệm, các khí có thể thu theo hai phương pháp: dời nước và dời không khí. Trong các hình vẽ mô tả phương pháp thu khí dưới đây, hình vẽ nào mô tả cách thu khí clo đúng nhất?
Câu 24: Brom có lẫn một ít tạp chất là clo. Một trong các hoá chất có thể loại bỏ clo ra khỏi hỗn hợp là:
Câu 25: Chỉ dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch: BaCl2, Zn(NO3)2, Na2CO3, AgNO3, HBr.
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong khí Cl2 dư, thu được 28,5 gam muối. Kim loại M là
Câu 27: Cho 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 22,2 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 60,2 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là
Câu 28: Vì sao các halogen có tính chất hóa học gần giống nhau?
Câu 29: Dãy tăng dần tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm VIIA là
Câu 30: Trong một loại nước clo ở 25℃, người ta xác định được nồng độ của clo là 0,06M, còn nồng độ của HCl và HClO đều là 0,03M. Thể tích khí clo (đktc) cần dùng để điều chế 5 lít nước clo trên là
Câu 31: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí Cl2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,5M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nông độ mol ban đầu của dung dịch NaOH là
Câu 32: Hòa tan hoàn toàn 2,96 gam hỗn hợp X gồm Fe, Zn, Al bằng dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cho 2,96 gam X phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư, thu được 8,64 gam muối. Khối lượng Al trong 2,96 gam X là
Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
Câu 34: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl, thu được 1,344 lit hidro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Câu 35: Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Al trong X là
Câu 36: Để điều chế clo trong công nghiệp ta phải dùng điện phân có màng ngăn cách hai điện cực để
Câu 37: Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể người cần được cung cấp 1,5 mg nguyên tố iot. Nếu nguồn cung cấp chỉ là KI thì khối lượng KI cần dung cho một người trong một ngày là:
Câu 38: Cho các phản ứng sau:
(1) Na + Br2 → NaBr.
(2) Br2 + NaOH → NaBrO + NaBr + H2O.
(3) Br2 + SO2 + H2O → HBr + H2SO4.
(4) Br2 + Cl2 + H2O → HBrO3 + HCl.
(5) Br2 + NaI → NaBr + I2.
(6) H2 + Br2 → HBr.
Số phản ứng mà brom (Br2) chỉ thể hiện tính oxi hoá là:
Câu 39: Phản ứng nào là chính xác nhất?
Câu 40: Cho dung dịch chứa 12,06 gam hỗn hợp gồm NaF và NaCl phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 17,22 gam kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng của NaF trong hỗn hợp ban đầu là