Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 74540
NST là gì?
- A.NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào.
- B.NST là cấu trúc nằm ngoài nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm.
- C.NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm.
- D.NST là cấu trúc nằm ngoài nhân tế bào.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 74541
Trong cặp NST tương đồng, 2 NST có nguồn gốc từ đâu?
- A.Từ bố.
- B.Từ mẹ.
- C.Một từ bố, một từ mẹ.
- D.Cả 3 đáp án trên.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 74542
Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là?
- A.NST.
- B.Axit nucleic.
- C.Nucleotide.
- D.Ncleosome.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 74543
Cấu trúc hiển vi của NST được mô tả ở kỳ nào của phân chia tế bào?
- A.Kỳ đầu.
- B.Kỳ giữa.
- C.Kỳ sau.
- D.Kỳ cuối.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 74544
Thành phần hoá học chủ yếu của NST là?
- A.Protein và sợi nhiễm sắc.
- B.Protein histon và axit nucleic.
- C.Protein và ADN.
- D.Protein anbumin và axit nucleic.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 74545
Một NST có dạng điển hình gồm các thành phần?
- A.Tâm động, cromatit, thể kèm, eo thứ nhất, eo thứ hai, sợi cơ bản, sợi nhiễm sắc.
- B.Tâm động, cromatit, thể kèm, eo thứ nhất, eo thứ hai, sợi cơ bản.
- C.Tâm động, cromatit, thể kèm, eo thứ nhất, eo thứ hai.
- D.Tâm động, cromatit, eo thứ nhất, eo thứ hai, sợi cơ bản, sợi nhiễm sắc.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 74546
Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành?
- A.từng cặp tương đồng (giống nhay về hình thái, kích thước).
- B.từng cặp không tương đồng.
- C.từng chiếc riêng rẽ.
- D.từng nhóm.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 74547
Đặc điểm nào sau đây không phải là tính đặc trưng của bộ NST?
- A.Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng.
- B.Hình thái và kích thước NST.
- C.Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng và trong giao tử.
- D.Sự nhân đôi, phân li, tổ hợp.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 74548
Tâm động là gì?
- A.Tâm động là nơi chia NST thành 2 cánh.
- B.Tâm động là điểm dính NST với sợi tơ trong thoi phân bào.
- C.Tâm động là nơi có kích thước nhỏ nhất của NST.
- D.Tâm động là điểm dính NST với protein histon.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 74549
Vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng là gì?
- A.NST là cấu trúc mang gen quy định tính trạng. Do đó những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST sẽ gây ra biến đổi các tính trạng di truyền.
- B.NST có đặc tính tự nhân đôi do đó các tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
- C.NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN.
- D.Cả A và B.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 74550
Chọn câu đúng trong các câu sau:
1. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, do đó số lượng NST sẽ luôn chẵn gọi là bộ lưỡng bội.
2. Số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hoá của loài.
3. NST là sợ ngắn, bắt màu kiềm tính, thấy được dưới kính hiển vi khi phân bào.
4. Các loài khác nhau luôn có bộ NST lưỡng bội với số lượng không bằng nhau.
5. Trong tế bào sinh dục chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng.
- A.1, 2, 3 và 5.
- B.2, 3 và 5.
- C.3 và 4.
- D.2,3 và 4.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 74551
Loại tế bào nào sau đây không mang cặp NST tương đồng?
- A.Tế bào sinh dưỡng của ong đực.
- B.Trong các tế bào đa bội và trong tế bào của thể song nhị bội.
- C.Tế bào hợp tử.
- D.Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục có 2n.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 74553
Cơ thể lớn lên nhờ quá trình?
- A.phân bào.
- B.hấp thụ chất dinh dưỡng.
- C.trao đối chất và năng lượng.
- D.vận động.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 74555
Tại sao NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ giữa?
- A.Vì lúc này NST dãn xoắn tối đa.
- B.Vì lúc này NST đóng xoắn tối đa.
- C.Vì lúc này ADN nhân đôi xong.
- D.Vì lúc này NST phân li về hai cực của tế bào.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 74558
Hình thái NST qua nguyên phân biến đổi như thế nào?
- A.NST đóng xoắn từ đầu kỳ trung gian và đóng xoắn tối đa đến trước lúc NST phân li và tháo xoắn ở kỳ cuối.
- B.NST đóng xoắn từ đầu kỳ trung gian và tháo xoắn tối đa ở kỳ cuối.
- C.NST đóng xoắn từ đầu kỳ trước và đóng xoắn tối đa vào cuối kỳ giữa, tháo xoắn ở kỳ sau và tháo xoắn tối đa ở kỳ cuối.
- D.NST đóng xoắn tối đa ở cuối kỳ giữa và bắt đầu tháo xoắn ở cuối kỳ giữa.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 74560
Cơ chế nào đã đảm bảo tính ổn định của bộ NST trong quá trình nguyên phân?
- A.Sự tự nhân đôi của NST xảy ra trong nhân ở kỳ trung gian.
- B.Sự phân li đồng đều của các NST đơn trong từng NST kép về hai tế bào con.
- C.Sự phân li đồng đều của các NST kép về hai tế bào con.
- D.Cả A và B.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 74562
NST kép là?
- A.NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST gồm hai cromatit giống nhau, đính với nhau ở tâm động.
- B.Cặp gồm hai NST giống nhau về hình dáng và kích thước, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ.
- C.NST tạo ra từ sự nhân đôi NST, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ.
- D.Cặp gồm hai cromatit giống nhau về hình thái nhưng khác nhau về nguồn gốc.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 74564
Trung thể có chức năng gì trong quá trình nguyên phân?
- A.Tạo ra vách ngăn cách chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.
- B.Tạo thoi phân bào, định hướng cho sự phân bào.
- C.Mang vật chất di truyền, nhờ các cơ chế nhân đôi và phân li làm cho số lượng NST của hai tế bào con giống với tế bào mẹ.
- D.Giúp các NST đính trên các dây tơ và phân li về hai cực trong phân bào.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 74566
NST kép tồn tại ở những kỳ nào của nguyên phân?
- A.Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau.
- B.Kỳ trung gian, kỳ đầu.
- C.Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa.
- D.Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ cuối.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 74568
Hoạt động nhân đôi của NST có cơ sở từ?
- A.Sự nhân đôi của tế bào chất.
- B.Sự nhân đôi của NST đơn.
- C.Sự nhân đôi của sợi nhiễm sắc
- D.Sự nhân đôi của ADN.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 74570
Một tế bào có 2n = 14. Số NST của tế bào ở kỳ sau là?
- A.14
- B.28
- C.7
- D.42
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 74572
Một tế bào soma ở ruồi giấm 2n = 8 trải qua quá trình nguyên phân. Số NST,`số cromatit và số tâm động có trong tế bào vào kỳ sau lần lượt là?
- A.8, 0 và 16.
- B.8, 8 và 8.
- C.16, 0 và 16.
- D.16, 16 và 16.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 74574
Đột biến gen là?
- A.Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số nucleotit.
- B.Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit.
- C.Những biến đổi trên ADN.
- D.Cả 3 đáp án trên.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 74576
Đột biến gen xảy ra vào thời điểm nào?
- A.Khi NST phân li ở kỳ sau của phân bào.
- B.Khi tế bào chất phân chia.
- C.Khi NST dãn xoắn.
- D.Khi ADN nhân đôi.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 74578
Những tác nhân gây đột biến gen?
- A.Do tác nhân vật lí, hoá học của môi trường, do biến đổi các quá trình sinh lí, sinh hoá bên trong tế bào.
- B.Do sự phân li không đồng đều của NST.
- C.Do NST bị tác động cơ học.
- D.Do sự phân li đồng đều của NST.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 74580
Đột biến là loại đột biến?
- A.biến đổi gen trội thành gen lặn.
- B.biến đổi gen lặn thành gen trội.
- C.chỉ biểu hiện thành thể đột biến khi ở trạng thái đồng hợp lặn.
- D.Cả A và C.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 74582
Tại sao đột biến lặn có vai trò quan trọng đối với sự tiến hoá hơn đột biến trội?
- A.Đột biến lặn chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp.
- B.Ít nghiêm trọng, qua giao phối đột biến lặn sẽ lan tràn trong quần thể.
- C.Không di truyền được.
- D.Cả A và B.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 74584
Trong các nhận định sau đây, nhận định nào không đúng?
1. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
2. Đột biến gen là đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.
3. Không phải loại đột biến gen nào cũng di truyền được qua quá trình sinh sản hữu tính.
4. Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình ở cả thể đồng hợp và dị hợp.
5. Đột biến là sự biến đổi vật chất di truyền chỉ ở cấp độ phân tử.
- A.2, 4, 5
- B.4, 5
- C.1, 2, 5
- D.3, 4, 5
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 74585
Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá vì?
- A.Thường ở trạng thái lặn, bị gen trội át.
- B.Xuất hiện phổ biến hơn so với đột biến NST, hậu qủa không nghiêm trọng như đột biến NST.
- C.Đột biến có lợi cho sinh vật.
- D.Cả A và B.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 74587
Đột biến gen giống biển dị tổ hợp ở điểm nào?
- A.Đều thay đổi cấu trúc gen.
- B.Đều cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
- C.Đều di truyền được.
- D.Cả B và C.