Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 13914
Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài (2n = 8) giảm phân bình thường. Nếu đó là các tế bào chín sinh dục của con cái thì sau giảm phân, số loại giao tử tối đa thu được là:
- A.20
- B.10
- C.5
- D.1
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 13917
Có 3 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân. Số tinh trùng được tạo ra sau giảm phân là:
- A.3
- B.12
- C.6
- D.9
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 13919
Trong giảm phân các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kỳ nào?
- A.Kỳ giữa I và sau I
- B.Kỳ giữa II và sau II
- C.Kỳ giữa I và sau II
- D.Kỳ giữa I và sau II
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 13922
Vào kỳ đầu của quá trình giảm phân I xảy ra hiện tượng nào sau đây?
- A.Các nhiễm sắc thể kép bắt đầu co xoắn
- B.Thoi vô sắc đã được hình thành hoàn chỉnh
- C.Màng nhân trở nên rõ rệt hơn
- D.Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 13925
Kết thúc kỳ sau I của giảm phân, hai nhiễm sắc thể kép cùng cặp tương đồng có hiện tượng gì?
- A.Hai chiếc cùng về một cực tế bào
- B.Một chiếc về 1cực và 1 chiếc ở giữa tế bào
- C.Mỗi chiếc về 1 cực tế bào
- D.Đều nằm ở giữa tế bào
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 13927
Trong giảm phân, cấu trúc của nhiễm sắc thể có thể thay đổi từ hiện tượng nào sau đây?
- A.Nhân đôi.
- B.Tiếp hợp.
- C.Trao đổi chéo.
- D.Co xoắn.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 13930
Có 3 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân. Số tinh trùng được tạo ra sau giảm phân là:
- A.3
- B.12
- C.6
- D.9
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 13932
Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân. Biết số nhiễm sắc thể của loài là 2n=40. Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân là
- A.5
- B.10
- C.15
- D.20
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 13934
Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào chuột đang phân chia thì thấy trong một tế bào có 19 NST, mỗi NST gồm 2 crômatit. Tế bào ấy đang ở
- A.kì trước II của giảm phân.
- B.kì trước của nguyên phân.
- C.kì trước I của giảm phân.
- D.kì cuối II của giảm phân.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 13936
Kết quả của quá trình giảm phân là từ 1 tế bào tạo ra bao nhiêu tế bào?
- A.2 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST.
- B.2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.
- C.4 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST.
- D.4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 13943
Một nhà khoa học đang nghiên cứu giảm phân trong nuôi cấy mô tế bào đã sử dụng một dòng tế bào với một dột biến làm gián đoạn giảm phân. Nhà khoa học cho tế bào phát triển trong khoảng thời gian mà giảm phân sẽ xảy ra. Sau đó bà quan sát thấy số lượng các tế bào trong môi trường nuôi cấy đã tăng gấp đôi và mỗi tế bào cũng có gấp đôi lượng ADN. Chromatit đã tách ra. Dựa trên những quan sát này, giai đoạn nào của phân bào sinh dục bị gián đoạn trong dòng tế bào này?
- A.kỳ sau I
- B.kỳ giữa I
- C.kỳ sau II
- D.kỳ giữa II
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 13958
Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào động vật đang phân chia thì thấy trong một tế bào có 39 NST, mỗi NST gồm 2 crômatit. Tế bào ấy đang ở
- A.kì trước II của giảm phân.
- B.kì trước của nguyên phân.
- C.kì trước I của giảm phân.
- D.kì cuối II của giảm phân.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 13960
Quá trình giảm phân có thể tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp các NST đó là do đâu?
- A.xảy ra nhân đôi ADN.
- B.có thể xảy ra sự trao đổi chéo của các NST kép tương đồng ở kì đầu 1.
- C.ở kì sau diễn ra sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng về hai cực của tế bào.
- D.cả B và C
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 13962
Ý nghĩa khoa học của giảm phân là gì?
- A.Giải thích được sự đa dạng về kiểu gen kiểu hình ở những loài sinh sản hữu tính
- B.Giải thích được cơ sở khoa học của biến dị tổ hợp ở những loài sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
- C.Giải thích được cơ sở khoa học của các hiện tượng di truyền
- D.Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 13964
Cơ chế nào giúp duy trì bộ NST của loài sinh sản hữu tính?
- A.Quá trình nguyên phân và giảm phân
- B.Quá trình giảm phân và thụ tinh
- C.Quá trình nguyên phân và thụ tinh
- D.Quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 13966
Ở loài giao phối, Bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ là khác nhau của loài là nhờ đâu?
- A.quá trình giảm phân.
- B.quá trình nguyên phân
- C.quá trình thụ tinh.
- D.cả A, B và C.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 13969
Mệnh đề nào sau đây không phù hợp với sự hiểu biết về giảm phân?
- A.Các crômatit chị em tách nhau ở kì sau giảm phân II.
- B.Các NST tương đồng tách nhau ở ki sau giảm phân I.
- C.Các NST tự nhân đôi trước khi bắt đầu giảm phân.
- D.Các NST xếp hai hàng ở mặt phẳng xích đạo tế bào.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 13972
Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân:
- A.Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể
- B.Có một lần phân bào
- C.Chỉ xảy ra ở các tế bào xôma
- D.Tế bào con có số nhiễm sắc thể đơn bội
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 13975
Theo lí thuyết giảm phân tạo giao tử ở loài sinh sản hữu tính sẽ tạo ra sự đa dạng hơn so với nguyên phân là vì lí do cơ bản nào sau đây?
- A.Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng còn giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục, chỉ có tế bào sinh dục mới tham gia vào sinh sản và thụ tinh.
- B.Nguyên phân thực hiện phân bào 1 lần còn giảm phân thực hiện phân bào 2 lần.
- C.Nguyên phân giữ nguyên và ổn định bộ NST lưỡng bội của loài còn giảm phân giảm bộ NST của loài đi một nửa.
- D.Nguyên phân không xảy ra quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo còn giảm phân tạo ra quá tình tiếp hợp và trao đổi chéo.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 13977
Quá trình giảm phân có thể tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp các NST đó là do đâu?
- A.xảy ra nhân đôi ADN.
- B.có thể xảy ra sự trao đổi chéo của các NST kép tương đồng ở kì đầu I.
- C.ở kì sau diễn ra sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng về hai cực của tế bào.
- D.cả B và C.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 13980
Vào kỳ sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào của người có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
- A.46 nhiễm sắc thể đơn
- B.92 nhiễm sắc thể kép
- C.46 crômatit
- D.92 tâm động
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 13983
Có 5 tế bào sinh dục sơ khai của một loài nguyên phân 2 lần liên tiếp. Số tế bào con được tạo ra sau nguyên phân là
- A.5
- B.10
- C.32
- D.20
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 13985
Trong quá trình phân đôi của tế bào vi khuẩn, việc phân phối vật chất di truyền được thực hiện nhờ cơ chế nào?
- A.sự hình thành vách ngăn.
- B.sự co thắt của màng sinh chất.
- C.sự kéo dài của màng tế bào.
- D.sự tự nhân đôi của màng sinh chất
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 13989
Hình thức phân chia tế bào sinh vật nhân sơ là gì?
- A.nguyên phân.
- B.giảm phân.
- C.nhân đôi.
- D.phân đôi.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 13991
Ở người (2n = 46), số NST trong 1 tế bào ở kì sau của nguyên phân là bao nhiêu?
- A.23
- B.46
- C.69
- D.92
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 13995
Trong quá trình nguyên phân, sự phân chia nhân được thực hiện nhờ yếu tố nào?
- A.màng nhân.
- B.nhân con.
- C.trung thể.
- D.thoi vô sắc.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 13997
Số NST trong tế bào ở kỳ sau của quá trình nguyên phân là bao nhiêu?
- A.2n NST đơn.
- B.2n NST kép.
- C.4n NST đơn.
- D.4n NST kép.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 14000
Trong quá trình nguyên phân, thoi vô sắc bắt đầu xuất hiện ở kì nào?
- A.kì trung gian.
- B.kì đầu.
- C.kì giữa.
- D.kì sau.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 14004
Sự kiện nào dưới đây không xảy ra trong các kì nguyên phân?
- A.tái bản ADN.
- B.phân ly các nhiễm sắc tử chị em.
- C.tạo thoi phân bào.
- D.tách đôi trung thể.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 14007
Quá trình nguyên phân liên tiếp từ 1 tế bào diễn ra 5 lần. Tổng số các tế bào con xuất hiện trong quá trình đó là:
- A.62
- B.32
- C.64
- D.31
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 14010
Đặc điểm có ở kỳ giữa I của giảm phân và không có ở kỳ giữa của nguyên phân là gì?
- A.Các nhiễm sắc thể co xoắn tối đa
- B.Nhiễm sắc thể ở trạng thái kép
- C.Hai nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp song song với nhau trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- D.Nhiễm sắc thể sắp xếp 1 hàng trên thoi phân bào
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 14014
Trong chu kỳ tế bào, ADN và NST nhân đôi ở pha nào?
- A.G1
- B.G2
- C.S
- D.nguyên phân
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 14016
Chu kì tế bào của vi khuẩn E. coli diễn ra bao lâu?
- A.20 phút
- B.25 phút
- C.20 giờ
- D.50 phút
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 14019
Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự nào?
- A.G1, G2, S, nguyên phân.
- B.G1, S, G2, nguyên phân
- C.S, G1, G2, nguyên phân.
- D.G2, G1, S, nguyên phân.
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 14024
Sự tăng cường phân chia mất kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể dẫn tới hậu quả gì?
- A.Bệnh đãng trí
- B.Các bệnh, tật di truyền
- C.Bệnh ung thư
- D.Cả A, B và C
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 14031
Bệnh ung thư là ví dụ về hiện tượng gì?
- A.Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể
- B.Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể
- C.Chu kì tế bào diễn ra ổn định
- D.Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hế thống điều hòa rất tinh vi
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 14038
Vì sao ở người lớn tuổi hay bị đãng trí?
- A.Vì tế bào thần kinh không phân bào mà chỉ chết đi
- B.Vì không có tế bào trẻ thay thế
- C.Vì người già hay quên và kém suy nghĩ
- D.Cả A,B,C
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 14044
Ở người, loại tế bào nào không bao giờ phân chia
- A.Tế bào da.
- B.Tế bào gan.
- C.Đại thực bào.
- D.Tế bào thận.
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 14051
Ở người, loại tế bào nào chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia?
- A.Tế bào cơ niêm mạc miệng.
- B.Tế bào gan.
- C.Bạch cầu.
- D.Tế bào thần kinh.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 14058
Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi nào?
- A.Sinh tổng hợp đầy đủ các chất.
- B.NST hoàn thành nhân đôi.
- C.Có tín hiệu phân bào.
- D.Kích thước tế bào đủ lớn.