Đề ôn tập Chương 4 môn Vật Lý 11 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Hiền

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 88141

    Chọn câu trả lời đúng. Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất?

    • A.Phần giữa của thanh.
    • B.Chỉ có cực Bắc.
    • C.Cả từ hai cực.
    • D.Mọi chỗ đều hút sắt như nhau.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 88143

    Một phần tử dòng điện có chiều dài L, cường độ I đặt vuông góc với các đường sức của từ trường đều. Khi đó lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ lớn là F. Công thức nào sau đây là đúng?

    • A.B = F/ I.L
    • B.F = B / I.L
    • C.I = B/F.L
    • D.l = B/ L
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 88144

    Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường:

    • A.Cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó
    • B.Cùng hướng với lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tại điểm đó
    • C.Có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tạo điểm đó
    • D.Có độ lớn tỉ lệ với cường độ của phần tử dòng điện đặt tại điểm đó
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 88146

    Điều nào sau đây là không đúng? Cảm ứng từ tại mỗi điểm trong từ trường

    • A.Tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó
    • B.Cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó
    • C.Đặc trưng cho khả năng tác dụng lực từ tại điểm đó là mạnh hay yếu
    • D.Có phương vuông góc với trục của kim nam châm thử nằm cân bằng tại điểm đó
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 88148

    Một phần tử dòng điện đặt vào trong một từ trường đều, lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ lớn nhỏ nhất khi:

    • A.phần tử dòng điện nằm vuông góc với các đường sức từ
    • B.phần tử dòng điện nằm song song với các đường sức từ
    • C.phần tử dòng điện hợp với từ trường góc 45o
    • D.phần tử dòng điện hợp với từ trường góc 60o
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 88150

    Đặt hai phần tử dòng điện có cùng chiều dài, vuông góc với các đường sức từ của một điện trường đều, biết cường độ dòng điện trong phần tử thứ nhất lớn gấp hai lần cường độ dòng điện trong phần tử thứ 2. Tỉ số giữa độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện thứ nhất so với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện thứ hai là:

    • A.1:2
    • B.1:4
    • C.2:1
    • D.4:1
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 88152

    Một dòng điện có cường độ 2A nằm vuông góc với các đường sức của một điện trường đều. Cho biết lực từ tác dụng lên 20cm, của đoạn dây ấy là 0,04N. Độ lớn của cảm ứng từ là:

    • A.10-1T
    • B.10-2T
    • C.10-3T
    • D.1,0T
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 88154

    Một dây dẫn mang dòng điện có cường độ 6A nằm vuông góc với đường sức của một từ trường đều. Cảm ứng từ có độ lớn bằng 0,02T. Lực từ tác dụng lên 30cm chiều dài của dây dẫn có độ lớn bằng:

    • A.0,36mN
    • B.0,36N
    • C.36N
    • D.36mN
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 88156

    Một dây dẫn mang dòng điện có cường độ 8A đặt trong một từ trường đều, cảm ứng từ có độ lớn bằng 0,5T. Biết dòng điện hợp với các đường sức của từ trường góc 60o. Độ lớn của lực từ tác dụng lên 20cm chiều dài của dây dẫn là:

    • A.0,4√3N
    • B.0,4N
    • C.0,8N
    • D.0,8 / √3N
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 88158

    Một khung dây dẫn phẳng có dạng là một tam giác vuông MNP (vuông tại M); góc MNP bằng 30o. Đặt khung dây vào trong từ trường đều. Các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng của khung dây, có chiều đi vào trong mặt phẳng hình vẽ. Dòng điện trong khung đi theo chiều từ M đến N rồi đến P. Biết lực từ tác dụng lên cạnh MN có độ lớn là 0,3N. Lực từ tác dụng lên cạnh NP có độ lớn và có góc hợp với lực từ tác dụng lên cạnh MN lần lượt là

    • A.0,2√3N và 150o
    • B.0,2√3N và 120o
    • C.0,6N và 130o
    • D.0,6√3N và 120o
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 88160

    Một đoạn dây dẫn thẳng dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ. Dòng điện qua dây có có cường độ 0,75 A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-3 N. Xác định cảm ứng từ của từ trường ?

    • A.0,08 T
    • B.0,06 T
    • C.0,05 T
    • D. 0,1 T
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 88162

    Treo một thanh đồng có chiều dài l = 1 m và có khối lượng 200 g vào hai sợi dây thẳng đứng cùng chiều dài trong một từ trường đều có B = 0,2 T và có chiều thẳng đứng từ dưới lên trên. Cho dòng điện một chiều qua thanh đồng thì thấy dây treo bị lệch so với phương thẳng một góc θ = 60o. Lấy g = 9,8 m/s2, lực căng của dây bằng:

    • A.1,96 N
    • B.2,06 N
    • C.1,69 N
    • D.2,6 N
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 88164

    Hai thanh ray Xx và Yy nằm ngang, song song và cách nhau l = 20 cm đặt trong từ trường đều có véctơ cảm ứng từ thẳng đứng hướng xuống dưới với B = 0,2 T. Một thanh kim loại đặt trên ray vuông góc với ray. Nối ray với nguồn điện để trong thanh có dòng điện chạy qua. Biết khối lượng của thanh kim loại là 200g. Biết thanh MN trượt sang trái với gia tốc a = 2 m/s2. Độ lớn của cường độ dòng điện trong thanh MN là:

    • A.5 A
    • B.12,5 A
    • C.10 A
    • D.14 A
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 88166

    Một dây dẫn thẳng MN có chiều dài l, khối lượng của một đơn vị chiều dài của dây là D = 0,04 kg/m. Dây được treo bằng hai dây nhẹ theo phương thẳng đứng và đặt trong từ trường đều có véctơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng chứa MN và dây treo với B = 0,04 T. Cho dòng điện I chạy qua dây. Để lực căng của dây treo bằng 0 thì chiều và độ lớn của I là:

    • A.I chạy từ M tới N và I = 9,8 A.
    • B.I chạy từ N tới M và I = 10 A.
    • C.I chạy từ M tới N và I = 7,5 A.
    • D.I chạy từ M tới N và I = 7,5 A.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 88168

    Một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện 20 A, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-3 T. Dây dẫn đặt vuông góc với véctơ cảm ứng từ và chịu lực từ bằng 10-3 N. Chiều dài của đoạn dây dẫn là:

    • A.4 cm.
    • B.3 cm.
    • C.2 cm.
    • D.1 cm.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 88170

    Thanh dây dẫn thẳng MN có chiều dài l = 20 cm, khốí lượng m = 10 g, được treo trên hai sợi dây mảnh sao cho MN nằm ngang. Cả hệ thống được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,25 T và vectơ B hướng lên trên theo phương thẳng đứng. Nếu cho dòng điện I = A chạy qua, người ta thấy thanh MN được nâng lên vị trí cân bằng mới và hai sợi dây treo bây giờ lệch một góc α so với phương thẳng đứng. Cho g = 10 m/s2, góc lệch α là:

    • A.30o
    • B.45o
    • C.60o
    • D.50,5o
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 88171

    Một khung dây hình chữ nhật, kích thước 30 cm x 20 cm, được đặt trong một từ trường đều có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây và có cảm ứng từ là 0,1 T. Cho dòng điện có cường độ 5A chạy qua khung dây dẫn này. Xác định lực từ tổng hợp tác dụng lên khung dây:

    • A.0 N
    • B.0 ,15 N
    • C.1,5 N
    • D.3 N
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 88172

    Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường của dòng điện trong một dây dẫn không phụ thuộc vào:

    • A.cường độ dòng điện
    • B.hình dạng của dây dẫn
    • C.môi trường xung quanh dây dẫn
    • D.tiết diện của dây dẫn
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 88173

    Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường của dòng điện thẳng, rất dài không thay đổi khi điểm đó dịch chuyển:

    • A.song song với dòng điện
    • B.vuông góc với dòng điện
    • C.trên một đường sức từ
    • D.trên một mặt trụ
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 88174

    Trong hình vẽ, mũi tên nào đúng hướng của từ trường tạo ra bởi dòng điện trong ống dây thẳng, dài?

     

    • A.1
    • B.2
    • C.4
    • D.3
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 88175

    Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không có cường độ I = 10 A. Cảm ứng từ tại một điểm nằm cách dòng điện 2cm có độ lớn là:

    • A.10-6T
    • B.10-4T
    • C.10-5T
    • D.10-7T
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 88176

    Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không. Biết cảm ứng từ tại vị trí cách dòng điện 3cm có độ lớn là 2.10-5T. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là:

    • A.3 A
    • B.1,5 A
    • C.2,5 A
    • D.5 A
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 88177

    Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng dài, đặt trong chân không có cường độ I = 5A. Gọi M là một điểm gần dòng điện, cảm ứng từ tại M có độ lớn là 2.10-5T. Khoảng cách từ M đến dòng điện là

    • A.5 m
    • B.5 cm
    • C.5 mm
    • D.50 m
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 88178

    Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không. Gọi M và N là hai điểm trên đường thẳng ∆ nằm vuông góc với dây dẫn, ở cùng một phía so với dây dẫn và điểm M gần dây dẫn hơn. Biết độ lớn của cảm ứng tại M lớn gấp 1,2 lần độ lớn cảm ứng từ tại N và khoảng cách MN bằng 2cm. Khoảng cách từ M đến dây dẫn bằng:

    • A.10cm
    • B.12cm
    • C.14cm
    • D.15cm
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 88179

    Khảo sát từ trường của một dòng điện thẳng, dài có cường độ không đổi. Gọi M là một điểm gần dòng điện và cách dòng điện một khoảng r. Những điểm mà cảm ứng từ tại đó cùng hướng, cùng độ lớn với cảm ứng từ tại điểm M nằm trên:

    • A.đường tròn qua M, thuộc mặt phẳng vuông góc với dòng điện, tâm nằm trên dây dẫn
    • B.đường thẳng qua M và song song với dòng điện
    • C.mặt trụ qua M, với trục hình trụ trùng với dây dẫn
    • D.hai đường thẳng nằm đối xứng nhau qua dây dẫn, một trong hai đường thẳng đó đi qua M và song song với dây dẫn
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 88180

    Một khung dây dẫn hình tròn, bán kính R (m) đặt trong chân không. Dòng điện chạy trong khung có cường độ I (A). Cảm ứng từ tại tâm O của khung dây được tính bằng công thức:

    • A.\(B = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{R}\)
    • B.\(B = 2\pi {.10^{ - 7}}.\frac{I}{R}\)
    • C.\(B = 2/\pi {.10^{ - 7}}.\frac{I}{R}\)
    • D.\(B = 2\pi {.10^{ - 7}}.\frac{R}{I}\)
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 88181

    Một khung dây dẫn tròn mỏng phẳng gồm 500 vòng dây, bán kính của mỗi vòng dây là 10cm, đặt trong chân không. Dòng điện chạy trong các vòng dây có cường độ I = 10A. Cảm ứng từ tại tâm O của khung dây có độ lớn gần đúng là:

    • A.0,031T
    • B.0,042T
    • C.0,051T
    • D.0,022T
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 88182

    Một ống dây hình trụ, tiết diện đều, không có lõi thép. Số vòng dây trên mỗi mét chiều dài ống là 5000 vòng. Nếu cường độ dòng điện chạy trên mỗi vòng của ống dây là 12A thì cảm ứng từ trong lòng của ống dây có độ lớn bằng:

    • A.75,4μT
    • B.754 mT
    • C.75,4 mT
    • D.0,754T
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 88183

    Một sợi dây dẫn dài 30cm được quấn thành một ống dây sao cho các vòng dây nằm sát nhau, đường kính tiết diện ống dây d = 5cm. Khi cho dòng điện có cường độ 10A chạy qua ống dây thì cảm ứng từ trong lòng ống dây đo được bằng π.10-3T. Chiều dài của sợi dây là:

    • A.11,78m
    • B.23,56m
    • C.17,18m
    • D.25,36m
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 88184

    Một hạt mang điện chuyển động trên một mặt phẳng (P) vuông góc với đường sức của một từ trường đều. Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt mang điện có:

    • A.phương vuông góc với mặt phẳng (P)
    • B.độ lớn tỉ lệ với điện tích của hạt mang điện
    • C.chiều không phụ thuộc vào điện tích của hạt mang điện
    • D.độ lớn tỉ lệ nghịch với tốc độ của hạt mang điện
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 88185

    Một electron được bắn vào trong một từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức của từ trường. Quỹ đạo của electron trong từ trường là:

    • A.một đường tròn
    • B.một đường parabon
    • C.một nửa đường thẳng
    • D.một đường elip
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 88186

    Một hạt mang điện có điện tích q, chuyển động với tốc độ không đổi v trong một từ trường đều, cảm ứng từ có độ lớn B. Cho biết mặt phẳng quỹ đạo vuông góc với các đường sức từ trường. Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt mang điện có độ lớn được tính bằng biểu thức:

    • A.f = |q0|.v/B
    • B.f = |q|/v.B
    • C. f = |q|.v.B
    • D.f = v.B/|q|
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 88187

    Một hạt mang điện chuyển động trong một từ trường đều. Hình vẽ nào trong hình vẽ biểu diễn đúng mối quan hệ giữa véctơ lực Lo-ren-xơ với véctơ vận tốc của hạt mang điện và véctơ cảm ứng từ?

    • A.
    • B.
    • C.
    • D.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 88188

    Khi một electron được bắn vào một từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức của từ trường. Đại lượng của electron không thay đổi theo thời gian là:

    • A.vận tốc
    • B.gia tốc
    • C.động lượng
    • D.động năng.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 88189

    Một electron (điện tích - e = -1,6.10-19C) bay vào trong một từ trường đều theo hướng hợp với hướng của từ trường góc 30o. Cảm ứng từ của từ trường B = 0,8T. Biết lực Lo-ren-xơ tác dụng lên electron có độ lớn f = 48.10-15N. Vận tốc của electron có độ lớn là:

    • A.750000m/s
    • B.375000m/s
    • C.433301m/s
    • D.480000m/s
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 88190

    Trong hình vẽ sau hình nào chỉ đúng hướng của lực Lorenxơ tác dụng lên hạt mang điện dương chuyển động trong từ trường đều:

    • A.
    • B.
    • C.
    • D.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 88191

    Trong hình vẽ sau hình nào chỉ đúng hướng của lực Lorenxơ tác dụng lên electron và hạt mang điện dương chuyển động trong từ trường đều:

    • A.
    • B.
    • C.
    • D.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 88192

    Trong hình vẽ sau hình nào chỉ đúng hướng của lực Lorenxơ tác dụng lên electron và hạt mang điện dương chuyển động trong từ trường đều:

    • A.
    • B.
    • C.
    • D.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 88193

    Một electron bay vào trong từ trường đều B = 1,2 T. Lúc lọt vào từ trường, vận tốc của electron là 107 m/s và véctơ vận tốc hợp với véctơ cảm ứng từ một góc α = 30o. Điện tích của electron là -1,6.10-19 C. Bán kính quỹ đạo (hình lò xo) của electron là:

    • A.2,37.10-5 m
    • B.5,9.10-5 m
    • C.8,5.10-5 m
    • D.8,9.10-5 m
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 88194

    Một ion bay theo quỹ đạo tròn bán kính R trong một mặt phẳng vuông góc với các đường sức của một từ trường đều. Khi độ lớn của vận tốc tăng gấp đôi thì bán kính quỹ đạo là bao nhiêu?

    • A. R/2
    • B.R
    • C.2R
    • D.4R

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?