Đề ôn tập Chương 4 môn Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Hiền

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 6225

    Một vòng tròn có thể quay quanh trục đối xứng O. Khi có một lực F tác dụng lên vòn tròn tại điểm K theo hướng được biểu diễn trên hình III.7, thì giá trị của momen lực tính theo trục O của lực này bằng

    • A.F.OK
    • B.F.KL
    • C.F.OL
    • D.F.KM
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 6227

    Một lực F tác dụng vào đầu M của một thanh có trục quay cố định O (Hình III.8). Đoạn thẳng nào là tay đòn của lực?

    • A.OM
    • B.MN
    • C.OI
    • D.ON
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 6229

    Một vật rắn ở trạng thái cân bằng dưới tác dụng của ba lực. Độ lớn của ba lực đó không thể nhận bộ giá trị nào sau đây?

    • A.3 N ; 4 N ; 5 N.
    • B.100 N ; 200 N ; 120 N.
    • C.0,5 N ; 0,7 N ; 1,3 N
    • D.2500 N ; 2500 N ; 2500 N
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 6231

    Tìm phát biểu sai về trọng tâm của một vật rắn.

    • A.Luôn nằm trên phương của dây treo khi vật được treo bằng một sợi dây
    • B.Là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật
    • C.Không dịch chuyển so với vật
    • D.Luôn nằm trên vật
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 6233

    Một thanh AB khối lượng 8 kg, dài 60 cm được treo nằm ngang nhờ hai sợi dây dài 50 cm như ở hình III.10. Lực căng của dây treo và lực nén thanh là (g = 10 m/s2)

    • A.60 N và 40 N
    • B.50 N và 30 N
    • C.40 N và 30 N
    • D.70 N và 50 N
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 6235

    Hình nào biểu diễn đúng quan hệ giữa v và p của một chất điểm?

    • A.
    • B.
    • C.
    • D.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 6237

    Phát biểu nào sau đây không đúng về động lượng?

    • A.Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.
    • B.Động lượng của một vật là một đại lượng vectơ.
    • C.Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng.
    • D.Động lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 6239

    Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc trục Ox với vận tốc 18 km/h. Động lượng của vật bằng:

    • A.9 kg.m/s
    • B.2,5 kg.m/s
    • C.6 kg.m/s
    • D.4,5 kg.m/s
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 6241

    Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi?

    • A.Vật chuyển động tròn đều
    • B.Vật được ném ngang
    • C.Vật đang rơi tự do
    • D.Vật chuyển động thẳng đều
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 6242

    Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F = 0,1 N. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 3 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là

    • A.30 kg.m/s.
    • B.3 kg.m/s.
    • C.0,3 kg.m/s.
    • D.0,03 kg.m/s.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 6244

    Trên hình 23.2 là đồ thị tọa độ – thời gian của một vật có khối lượng 3 kg. Động lượng của vật tại thời điểm t1 = 1s và thời điểm t2 = 5 s lần lượt bằng:

    • A.p1 = 4 kg.m/s và p2 = 0.
    • B.p1 = 0 và p2 = 0.
    • C.p1 = 0 và p2 = - 4 kg.m/s.
    • D.p1 = 4 kg.m/s và p2 = - 4 kg.m/s.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 6246

    Một vật 3 kg rơi tự do rơi xuống đất trong khoảng thời gian 2 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là (lấy g = 9,8 m/s2).

    • A.60 kg.m/s
    • B.61,5 kg.m/s
    • C.57,5 kg.m/s
    • D.58,8 kg.m/s
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 6248

    Một quả bóng khối lượng 250 g bay tới đập vuông góc vào tường với tốc độ v1 = 5 m/s và bật ngược trở lại với tốc độ v2 = 3 m/s. Động lượng của vật đã thay đổi một lượng bằng:

    • A.2 kg.m/s.
    • B.5 kg.m/s.
    • C.1,25 kg.m/s.
    • D.0,75 kg.m/s.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 6250

    Một vật khối lượng 1 kg chuyển động tròn đều với tốc độ 10 m/s. Độ biến thiên động lượng của vật sau 1/4 chu kì kể từ lúc bắt đầu chuyển động bằng:

    • A.20 kg.m/s
    • B.0 kg.m/s
    • C.10√2 kg.m/s
    • D.5√2 kg.m/s
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 6252

    Một quả bóng khối lượng 0,5 kg đang nằm yên thì được đá cho nó chuyển động vói vận tốc 30 m/s. Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng bằng:

    • A.12 N.s
    • B.13 N.s
    • C.15 N.s
    • D.16 N.s
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 6254

    Hệ gồm hai vật 1 và 2 có khối lượng và tốc độ lần lượt là 1 kg; 3 m/s và 1,5 kg; 2 m/s. Biết hai vật chuyển động theo hướng ngược nhau. Tổng động lượng của hệ này là:

    • A.6 kg.m/s
    • B.0 kg.m/s
    • C.3 kg.m/s
    • D.4,5 kg.m/s
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 6256

    Phát biểu nào sau đây là sai? Trong một hệ kín

    • A.các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau.
    • B.các nội lực từng đôi một trực đối.
    • C.không có ngoại lực tác dụng lên các vật trong hệ.
    • D.nội lực và ngoại lực cân bằng nhau.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 6258

    Một viên đạn đang bay với vận tốc 10 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất, chiếm 60% khối lượng của quả lựu đạn và tiếp tục bay theo hướng cũa với vận tốc 25 m/s. Tốc độ và hướng chuyển động của mảnh thứ hai là:

    • A.12,5 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
    • B.12,5 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
    • C.6,25 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
    • D.6,25 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 6260

    Một viên đạn pháo khối lượng m1 = 10 kg bay ngang với vận tốc v1 = 500 m/s dọc theo đường sắt và cắm vào toa xe chở cát có khối lượng m2 = 1 tấn, đang chuyển động cùng chiều với vận tốc v2 = 36 km/h. Vận tốc của toa xe ngay sau khi trúng đạn là

    • A.4,95 m/s
    • B.15 m/s
    • C.14,85 m/s
    • D.4,5 m/s
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 6262

    Một vật m chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc ban đầu gọi p và v lần lượt là độ lớn của động lượng và vận tốc của vật đồ thị của động lượng theo vận tốc có dạng là hình

    • A.Hình 1
    • B.Hình 2
    • C.Hình 3
    • D.Hình 4
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 6264

    Một quả bóng m = 200g bay đến đập vào mặt phẳng ngang với tốc độ 25m/s theo góc tới α = 60°. Bóng bật trở lại với cùng tốc độ v theo góc phản xạ α’ = α như hình bên. Độ biến thiên động lượng của quả bóng do va chạm có độ lớn bằng lượng của quả bóng do va chạm có độ lớn bằng

    • A.2,5√3 kgm/s
    • B.5√3 kgm/s
    • C.5 kgm/s
    • D.10 kgm/s
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 6266

    Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi

    • A.lực vuông góc với gia tốc của vật.
    • B.lực ngược chiều với gia tốc của vật.
    • C.lực hợp với phương của vận tốc với góc α.
    • D.lực cùng phương với phương chuyển động của vật.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 6268

    Đơn vị không phải đơn vị của công suất là

    • A.N.m/s
    • B.W
    • C.J.s
    • D.HP
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 6270

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    • A.Máy có công suất lớn thì hiệu suất của máy đó nhất định cao.
    • B.Máy có hiệu suất cao thì công suất của máy nhất định lớn.
    • C.Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1.
    • D.Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 6272

    Một lực F = 50 N tạo với phương ngang một góc α=30o, kéo một vật và làm chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 6 m là

    • A.260 J
    • B.150 J
    • C.0 J
    • D.300 J
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 6274

    Thả rơi một hòn sỏi khối lượng 50 g từ độ cao 1,2 m xuống một giếng sâu 3 m. Công của trọng lực khi vật rơi chạm đáy giếng là (Lấy g = 10 m/s2)

    • A.60 J
    • B.1,5 J
    • C.210 J
    • D.2,1 J
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 6276

    Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 9,8 m/s2. Trong thời gian 1,2 s kể từ lúc bắt đầu thả vật, trọng lực thực hiện một công bằng

    • A.196 J
    • B.138,3 J
    • C.69,15 J
    • D.34,75J
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 6277

    Một vật 5 kg được đặt trên mặt phẳng ngiêng. Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng bằng 0,2 lần trọng lượng của vật. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 10 m. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực ma sát khi vật trượt từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng bằng

    • A. – 95 J
    • B.– 100 J
    • C.– 105 J
    • D.– 98 J
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 6280

    Một vật 5 kg được đặt trên mặt phẳng ngiêng. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 10 m, chiều cao 5 m. Lấy g = 10 m/s2. Công của trọng lực khi vật trượt từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng có độ lớn là

    • A.220 J
    • B.270 J
    • C.250 J
    • D.260 J
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 6282

    Một thang máy khối lượng 1 tấn chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc 2 m/s2. Lấy g = 10 m/s2. Công của động cơ thực hiện trong 5s đầu tiên là

    • A.250 kJ
    • B.50 kJ
    • C.200 kJ
    • D.300 kJ
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 6284

    Một vật khối lượng 1500 kg được cần cẩu nâng đều lên độ cao 20 m trong khoảng thời gian 15 s. Lấy g = 10 m/s2. Công suất trung bình của lực nâng của cần cẩu là

    • A.15000 W
    • B.22500 W
    • C. 20000 W
    • D.1000 W
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 6285

    Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng 1000 kg lên cao 30 m. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó là

    • A.40 s
    • B.20 s
    • C.30 s
    • D.10 s
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 6288

    Một ô tô chạy đều trên đường với vận tốc 72 km/h. Công suất trung bình của động cơ là 60 kW. Công của lực phát động của ô tô khi chạy được quãng đường 6 km là

    • A.1,8.106 J
    • B.15.106 J
    • C.1,5.106 J
    • D.18.106 J
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 6289

    Một thang máy khối lượng 1 tấn có thể chịu tải tối đa 800 kg. Khi chuyển động thanh máy còn chịu một lực cản không đổi bằng 4.103 N. Để đưa thang máy lên cao với vận tốc không đổi 3 m/s thì công suất của động cơ phải bằng (cho g = 9,8 m/s2)

    • A.35520 W
    • B.64920 W
    • C.55560 W
    • D.32460 W
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 6291

    Một động cơ điện cỡ nhỏ được sử dụng để nâng một vật có trọng lượng 2,0 N lên cao 80 cm trong 4,0 s. Hiệu suất của động cơ là 20%. Công suất điện cấp cho động cơ bằng

    • A.0,080 W
    • B.2,0 W
    • C. 0,80 W
    • D.200 W
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 6293

    Một vật có khối lượng m = 500g trượt từ đỉnh B đến chân C của một mặt phẳng nghiêng có chiều dài ℓ = BC = 2m, góc nghiêng β = 30°; g = 9,8m/s2. Công của trọng lực thực hiện khi vật di chuyển từ B đến C bằng

    • A.10 J
    • B.9,8 J
    • C.4,9J
    • D.19,61 J
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 6295

    Đường tròn có đường kính AC = 2R = 1m. Lực F có phương song song với AC, có chiều không đổi từ A đến C và có độ lớn 600N. Công của lực F sinh ra để làm dịch chuyển vật trên nửa đường tròn AC bằng

    • A.600J
    • B.500J
    • C.300J
    • D.100J
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 6297

    Một vật có khối lượng m = 2 kg rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h, lấy g = 10 m/s2. Công suất tức thời của trọng lực tại thời điểm 2 giây kể từ lúc bắt đầu chuyển động là

    • A.400 W
    • B.40 W
    • C.200 W
    • D.20W
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 6299

    Một động cơ điện cung cấp công suất 5 kW cho 1 cần cẩu để nâng vật 1000 kg chuyển động đều lên cao 30m. Lấy g = 10m/s2. Thời gian để thực hiện công việc đó là

    • A.60 s
    • B.6 s
    • C.5 s
    • D.50 s
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 6301

    Tìm câu sai.

    • A.Động lượng và động năng có cùng đơn vị vì chúng đều phụ thuộc khối lượng và vận tốc của vật.
    • B.Động năng là một dạng năng lượng cơ học có quan hệ chặt chẽ với công.
    • C.Khi ngoại lực tác dụng lên vật và sinh công dương thì động năng của vật tăng.
    • D.Định lí động năng đúng trong mọi trường hợp lực tác dụng bất kì và đường đi bất kì.

Bình luận

Thảo luận về Bài viết

Có Thể Bạn Quan Tâm ?