Đề ôn tập chương 4 Hình học Toán 9 có đáp án Trường THCS Chu Điện

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 64065

    Thể tích của một hình trụ bằng \(972\pi \,c{m^3}.\) Nếu bán kính đáy hình trụ là \(9cm\) thì chiều cao của hình trụ là:

    • A.11cm
    • B.12cm
    • C.13cm
    • D.14cm
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 64066

    Đường ống nối hai bể cá trong một thủy cung ở miền nam nước Pháp có dạng một hình trụ với độ dài \(30 m\). Dung tích của đường ống nói trên là \(1800000\) lít. Tính diện tích đáy của đường ống.

    • A.60 m2
    • B.50 m2
    • C.40 m2
    • D.30 m2
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 64067

    Người ta nhúng hoàn toàn một tượng đá nhỉ vào một lọ thủy tinh có nước dạng hình trụ. DIện tích đáy của lọ thủy tinh là \(12,8 cm\)2. Nước trong lọ dâng lên thêm \(8,5 mm\). Hỏi thể tích của tượng đá là bao nhiêu ?

    • A.\(11,88c{m^3}.\) 
    • B.\(10,88c{m^3}.\) 
    • C.\(10,77c{m^3}.\) 
    • D.\(11,77c{m^3}.\) 
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 64068

    Cho hình chữ nhật ABCD (AB = 2a, BC = a). Quay hình chữ nhật đó quanh AB thì được được hình trụ có thể tích V1; quanh BC thì được hình trụ có thể tích V2. Trong các đẳng thức dưới đây, hãy chọn đẳng thức đúng.

    • A.\({V_1} = {V_2}\)
    • B.\({V_1} = 2{V_2}\)
    • C.\({V_2} = 2{V_1}\)
    • D.\({V_2} = 3{V_1}\)
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 64069

    Chiều cao của một hình trụ bằng bán kính đường tròn đáy. Diện tích xung quanh của hình trụ là \(314 cm^2\). Hãy tính bán kính đường tròn đáy (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai).

    • A.7,06 cm
    • B.7,07 cm
    • C.7,08 cm
    • D.7,09 cm
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 64070

    Một hình trụ có bán kính đáy là \(7cm\), diện tích xung quang bằng \(352{\rm{ }}c{m^2}\). Khi đó chiều cao của hình trụ là:

    • A.3,2 cm
    • B.4,6 cm
    • C.1,8 cm
    • D.Một kết quả khác
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 64071

    Một hình trụ có thể tích 147,4 cm2, chiều cao 7,5 cm. Nếu làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai thì bán kính đáy r của hình trụ xấp xỉ là (lấy \(\pi  = 3,14\) ):

    • A.2,2 cm
    • B.2,5 cm
    • C.2,8 cm
    • D.3,2 cm
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 64072

    Một hình trụ có đường kính đáy d là 12,6 cm, diện tích xung quanh bằng 333,5 cm2. Khi đó, chiều cao h của hình trụ xấp xỉ là (lấy \(\pi  = 3,14)\):

    • A.7,9 cm
    • B.8,2 cm
    • C.8,4 cm
    • D.9,2 cm
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 64073

    Khi quay hình chữ nhật ABCD một vòng quanh cạnh CD cố định, ta được một hình trụ. Biết rằng BC = 3 cm; AB = 6 cm. Diện tích xung quanh của một hình trụ bằng:

    • A.\(18\pi \,\,c{m^2}\)
    • B.\(26\pi \,\,c{m^2}\)
    • C.\(36\pi \,\,c{m^2}\)
    • D.\(38\pi \,\,c{m^2}\)
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 64074

    Một hình nón có bán kính đáy bằng 2 cm, chiều cao bằng đường kính một hình cầu. Diện tích toàn phần hình nón bằng diện tích mặt cầu. Tính chiều cao hình nón.

    • A.2cm
    • B. \(\sqrt 3 cm\)
    • C. \(2\sqrt 3 cm\)
    • D.4cm
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 64075

    Cho một hình trụ, một hình nón và một hình cầu có thể tích bằng nhau. Bán kính đáy của hình trụ, bán kính đáy của hình nón và bán kính của hình cầu đều bằng R. Tính các chiều cao  h1 của hình trụ và  h2  của hình nón theo R.

    • A.h1 = 4R; h2 = 4/3R
    • B.h= 4/3R; h= 4R
    • C.h= 1/3R; h= 4R
    • D.h= 4/3R; h= 1/3R
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 64076

    Một hình cầu được đặt khít bên trong một hình trụ, biết đường kính hình cầu là 20 cm. Tính thể tích hình trụ.

    • A.2000(cm3)
    • B.200(cm3)
    • C. \(200\pi (c{m^3})\)
    • D. \(2000\pi (c{m^3})\)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 64077

    Chiều cao của một hình trụ gấp rưỡi bán kính đáy của nó. Tỉ số thể tích của hình trụ này và thể tích hình cầu có bán kính bằng bán kính đáy của hình trụ là:

    • A.9/8
    • B.8/9
    • C.4/3
    • D.3/2
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 64078

    Tính bán kính của một hình cầu biết thể tích của hình cầu bằng 123 cm3 (làm tròn đến số thập phân thứ nhất). Lấy  \(\pi =3,14\)

    • A.29,4cm
    • B.3cm
    • C.3,1cm
    • D.3,08cm
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 64079

    Tính thể tích của một hình nón cụt có các bán kính đáy bằng 4 cm và  7cm, chiều cao bằng 11 cm.

    • A. \(1023\pi (c{m^3})\)
    • B. \(341\pi (c{m^3})\)
    • C. \(93\pi (c{m^3})\)
    • D. \(314\pi (c{m^3})\)
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 64080

    Một hình nó có đường sinh l = 20cm, diện tích xung quanh  \({S_{xq}} = {\rm{ }}753,6{\rm{ }}c{m^2}\) . Khi đó, bán kính đáy của hình nón bằng  (lấy \(\pi  = 3,14\))

    • A.9 cm
    • B.12 cm
    • C.14 cm
    • D.15 cm
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 64081

    Khi quay hình tam giác vuông \(ABC\) một vòng quanh cạnh góc vuông \(AB\) cố định, ta được một hình nón. Biết rằng \(AB = 4cm; AC = 3cm\). Diện tích xung quanh của hình nón đó bằng:

    • A.\(12\pi \,\,c{m^2}\)
    • B.\(15\pi \,\,c{m^2}\)
    • C.\(16\pi \,\,c{m^2}\)
    • D.\(20\pi \,\,c{m^2}\)
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 64082

    Cho hình nón có bán kính đáy R = 3(cm) và chiều cao h = 4(cm). Diện tích xung quanh của hình nón là:

    • A. \(25\pi (c{m^2})\)
    • B. \(12\pi (c{m^2})\)
    • C. \(20\pi (c{m^2})\)
    • D. \(15\pi (c{m^2})\)
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 64083

    Cho hình nón có đường kính đáy d = 10 cm và diện tích xung quanh 65π (cm2) . Tính thể tích khối nón:

    • A. \(100\pi (c{m^3})\)
    • B. \(120\pi (c{m^3})\)
    • C. \(300\pi (c{m^3})\)
    • D. \(200\pi (c{m^3})\)
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 64084

    Cho hình nón có chiều cao h = 10cm và thể tích V = 1000π (cm3). Tính diện tích toàn phần của hình nón:

    • A. \(100\pi (c{m^2})\)
    • B. \((300 + 200\sqrt 3 )\pi (c{m^2})\)
    • C. \(300\pi (c{m^2})\)
    • D. \(250\pi (c{m^2})\)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 64085

    Tính thể tích hình khối dưới đây theo kích thước đã cho

    • A. \(14448\,\,\left( {c{m^3}} \right)\)
    • B. \(14458\,\,\left( {c{m^3}} \right)\)
    • C. \(14449\,\,\left( {c{m^3}} \right)\)
    • D. \(14548\,\,\left( {c{m^3}} \right)\)
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 64086

    Tính thể tích hình khối dưới đây theo kích thước đã cho:

    • A. \(\dfrac{{832\pi }}{2}\,\,\left( {c{m^3}} \right)\)
    • B. \(\dfrac{{833\pi }}{2}\,\,\left( {c{m^3}} \right)\)
    • C. \(\dfrac{{843\pi }}{2}\,\,\left( {c{m^3}} \right)\)
    • D. \(\dfrac{{853\pi }}{2}\,\,\left( {c{m^3}} \right)\)
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 64087

    Từ một khúc gỗ hình trụ cao 15cm, người ta tiện thành một hình nón (như hình vẽ). Biết phần gỗ bỏ đi có thể tích là \(640\pi cm^3\). Tính thể tích của khúc gỗ hình trụ

    • A.960π(cm3)
    • B.320π(cm3)
    • C.640π(cm3)
    • D.690π(cm3
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 64088

    Cho một hình quạt tròn có bán kính 20cm và góc ở tâm là 1440. Người ta uốn hình quạt này thành một hình nón. Tính thể tích của khối nón đó.

    • A. \( 256\pi \sqrt {21} {\mkern 1mu} \left( {c{m^3}} \right)\)
    • B. \( \frac{{24\pi \sqrt {21} }}{3}{\mkern 1mu} \left( {c{m^3}} \right)\)
    • C. \(\frac{{256\pi }}{3}{\mkern 1mu} \left( {c{m^3}} \right)\)
    • D. \( \frac{{256\pi \sqrt {21} }}{3}{\mkern 1mu} \left( {c{m^3}} \right)\)
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 64089

    Cho tam giác ABC đều cạnh a , đường trung tuyến AM. Quay tam giác ABC quanh cạnh AM. Tính diện tích toàn phần của hình nón tạo thành.

    • A. \( \frac{{3\pi {a^2}}}{2}\)
    • B. \( \frac{{3\pi {a^2}}}{4}\)
    • C. \( \frac{{5\pi {a^2}}}{2}\)
    • D. \( \frac{{\pi {a^2}}}{2}\)
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 64090

    Nếu thể tích của một hình cầu là \(113\dfrac{1}{7}\,c{m^3}\)  thì trong các kết quả sau đây, kết quả nào là bán kính của nó (lấy \(\pi  = \dfrac{{22}}{7})?\)

    • A.2cm
    • B.3cm
    • C.5cm
    • D.6cm
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 64091

    Nếu một mặt cầu có diện tích là \(1017,36 cm\)2 thì thể tích hình cầu đó là:

    • A.\(3052,06 cm\)3
    • B.\(3052,08 cm\)3
    • C.\(3052,09 cm\)3
    • D.Một kết quả khác.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 64092

    Khi quay nửa đường tròn, bán kính R = 12,5 cm một vòng quanh đường kính AB cố định, ta được một mặt cầu. Diện tích mặt cầu đó là:

    • A. \(605\pi \,c{m^2}\)
    • B. \(615\pi \,c{m^2}\)
    • C. \(625\pi \,c{m^2}\)
    • D. \(635\pi \,c{m^2}\)
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 64093

    Cho hình cầu có đường kính d = 8 cm. Diện tích mặt cầu là:

    • A. \(16\pi (c{m^2})\)
    • B. \(64\pi (c{m^2})\)
    • C. \(12\pi (c{m^2})\)
    • D. \(64\pi (c{m})\)
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 64094

    Cho mặt cầu có thể tích \(V = 972\pi (c{m^3})\) . Tính đường kính mặt cầu.

    • A.18cm
    • B.12cm
    • C.9cm
    • D.16cm
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 64095

    Cho mặt cầu có số đo diện tích bằng hai lần với số đo thể tích. Tính bán kính mặt cầu.

    • A.3
    • B.6
    • C.9
    • D.3/2
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 64096

    Cho hình cầu có bán kính 5 cm. Một hình nón cũng có bán kính đáy bằng 5 cm và có diện tích toàn phần bằng diện tích mặt cầu. Tính chiều cao của hình nón.

    • A.20
    • B.10
    • C. \(10\sqrt 2 \)
    • D. \(2\sqrt 10 \)
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 64097

    Cho một hình cầu và hình trụ ngoại tiếp nó (đường kính đáy và chiều cao của hình trụ bằng nhau và bằng đường kính của hình cầu). Tính tỉ số giữa diện tích mặt cầu và diện tích toàn phần của hình trụ.

    • A.3/2
    • B.1
    • C.2/3
    • D.2
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 64098

    Cho một hình cầu nội tiếp trong hình trụ. Biết rằng chiều cao của hình trụ bằng ba lần bán kính đáy và bán kính đáy hình trụ bằng bán kính của hình cầu. Tính tỉ số giữa thể tích hình cầu và thể tích hình trụ.

    • A. \(\frac{4}{3}\)
    • B. \(\frac{4}{9}\)
    • C. \(\frac{9}{4}\)
    • D.2
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 64099

    Cho một hình cầu và một hình lập phương ngoại tiếp nó. Nếu diện tích diện tích toàn phần của hình lập phương là 24cmthì diện tích mặt cầu là:

    • A. \(4\pi \)
    • B.4
    • C. \(2\pi \)
    • D.2
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 64100

    Cho tam giác ABC vuông cân tại A có cạnh góc vuông bằng 6cm. Tính diện tích mặt cầu được tạo thành khi quay nửa đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC một vòng quanh cạnh BC

    • A.72 cm2
    • B. \(18\pi \) cm2
    • C. \(36\pi \) cm2
    • D. \(72\pi \) cm2
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 64101

    Cho một tam giác đều ABC có cạnh AB = 12cm, đường cao AH. Khi đó thể tích hình cầu được tạo thành khi quay nửa đường tròn nội tiếp tam giác ABC một vòng quanh AH 

    • A. \(32\sqrt 3 \)
    • B. \(16\pi \sqrt 3 \)
    • C. \(8\pi \sqrt 3 \)
    • D. \(32\pi \sqrt 3 \)
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 64102

    Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 8 cm;AD = 6 cm. Tính diện tích mặt cầu thu được khi quay nửa đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật ABCD quay quanh đường thẳng MN với M là trung điểm AD, N là trung điểm BC 

    • A. \(50\pi (c{m^{^2}})\)
    • B. \(100\pi (c{m^{^2}})\)
    • C. \(100 (c{m^{^2}})\)
    • D. \(25\pi (c{m^{^2}})\)
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 64103

    Đường ống nối hai bể cá trong một thủy cung ở miền nam nước Pháp có dạng một hình trụ, độ dài của đường ống là 30m (hình dưới). Dung tích của đường ống nói trên là 1 800 000 lít. Tính diện tích đáy của đường ống.

    • A. 90 m2
    • B. 60 m2
    • C. 80 m2
    • D. 66 m2
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 64104

    Diện tích xung quanh của một hình trụ có chu vi hình tròn đáy là 13cm và chiều cao là 3cm:

    • A.19 cm2
    • B.139 cm2
    • C.93 cm2
    • D.39 cm2

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?