Đề ôn tập Chương 4, 5 môn Vật Lý 11 năm 2021 Trường THTP Nguyễn Văn Trỗi

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 87795

    Chọn câu sai? Từ trường tồn tại ở gần

    • A.một nam châm
    • B.một thanh thủy tinh được nhiễm điện do cọ xát
    • C.dây dẫn có dòng điện
    • D.chùm tia điện tử
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 87796

    Từ phổ là

    • A.hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.
    • B.hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.
    • C.hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.
    • D.hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 87797

    Một dây dẫn có dòng điện chạy qua uốn thành vòng tròn. Tại tâm vòng tròn, cảm ứng từ sẽ giảm khi

    • A.cường độ dòng điện tăng lên.
    • B.cường độ dòng điện giảm đi.
    • C.số vòng dây cuốn sít nhau, đồng tâm tăng lên.
    • D.đường kính vòng dây giảm đi.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 87798

    Một hạt proton chuyển động với vận tốc 2.106 m/s vào vùng không gian có từ trường đều B = 0,02 T theo hướng hợp với véc - tơ cảm ứng từ một góc 30°. Biết điện tích của hạt proton là 1,6.10-19 C. Lực Lorenxo tác dụng lên proton là

    • A. 2,4.10-15 N.    
    • B.3.10-15 N.
    • C.3,2.10-15 N. 
    • D.2.6.10-15 N.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 87799

    Một đoạn dây dẫn thẳng dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ. Dòng điện qua dây có có cường độ 0,75 A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-3 N. Xác định cảm ứng từ của từ trường ?

    • A.0,08 T.
    • B.0,06 T.
    • C.0,05 T. 
    • D.0,1 T.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 87800

    Hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn, cách nhau a = 10 cm trong không khí, trong đó lần lượt có hai dòng điện I1 = I2 = 5 A chạy ngược chiều nhau. Cảm ứng từ tại điểm M cách đều hai dây dẫn một đoạn bằng a = 10 cm là

    • A.10-4 T.
    • B.10-5 T.
    • C.2.10-5 T. 
    • D.2.10-4 T.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 87801

    Một ống dây dài 40cm, đường kính 4 cm có 400 vòng dây quấn sát nhau. Ống dây có dòng điện 1 A chạy qua. Sau khi ngắt ống dây ra khỏi nguồn điện, biết từ thông qua ống dây giảm đều từ gía trị ban đầu đến 0 trong khoảng thời gian 0,01. Suất điện động tự cảm trong ống dây là

    • A.0,054 V. 
    • B.0,063 V.
    • C.0,039 V.
    • D.0,051 V.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 87802

    Chọn câu sai về hạt proton:

    • A.Hạt proton bay vào trong từ trường theo phương vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ thì quỹ đạo của proton là quỹ đạo tròn có v tăng dần.
    • B.Hạt proton bay vào trong điện trường theo phương vuông góc với véc - tơ cường độ điện trường thì quỹ đạo của proton là một parabol, độ lớn v tăng dần.
    • C.Hạt proton bay vào trong điện trường theo phương song song với véc - tơ cảm ứng từ thì quỹ đạo của proton không thay đổi.
    • D.Hạt proton bay vào trong điện trường theo phương song song với véc - tơ cường độ điện trường thì proton sẽ chuyển động thẳng nhanh dần.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 87803

    Người ta muốn tạo ra từ trường có cảm ứng từ B = 250.10-5T bên trong một ống dây, mà dòng điện chạy trong mỗi vòng của ống dây chỉ là 2A thì số vòng quấn trên ống phải là bao nhiêu, biết ống dây dài 50cm.

    • A.7490 vòng   
    • B.4790 vòng
    • C.479 vòng
    • D.497 vòng
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 87804

    Một khung dây phẳng có diện tích 10cm2 đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 30o. Độ lớn từ thông qua khung là 3.10-5 Wb. Cảm ứng từ có giá trị

    • A.B = 3.10-2 T 
    • B.B = 4.10-2 T
    • C.B = 5.10-2 T 
    • D.B = 6.10-2 T
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 87805

    Độ lớn cảm ứng từ tại một điểm bên trong lòng ống dây có dòng điện đi qua sẽ tăng hay giảm bao nhiêu lần nếu số vòng dây và chiều dài ống dây đều tăng lên hai lần và cường độ dòng điện qua ống dây giảm bốn lần

    • A.không đổi
    • B.giảm 2 lần
    • C.giảm 4 lần
    • D.tăng 2 lần
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 87806

    Phương của lực Lorenxo

    • A.trùng với phương của véc - tơ cảm ứng từ.
    • B.vuông góc với cả đường sức từ và véc - tơ vận tốc của hạt.
    • C.vuông góc với đường sức từ, nhưng trùng với phương của vận tốc của hạt.
    • D.trùng với phương véc - tơ vận tốc của hạt.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 87807

    Cuộn tự cảm có L = 2 mH khi có dòng điện cường độ 10A đi qua. Năng lượng từ trường tích luỹ trong cuộn tự cảm có giá trị :

    • A.0,05 J.
    • B.0,1 J.
    • C.1 J. 
    • D.4 J.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 87808

    Một thanh dẫn dài 25 cm, chuyển động trong từ trường đều.Cảm ứng từ B = 8.10-3 T. Véc - tơ vận tốc vuông góc với thanh và cũng vuông góc với vectơ cảm ứng từ , cho v = 3 m/s. Suất điện động cảm ứng trong thanh là:

    • A.6.10-3 V
    • B.3.10-3 V
    • C.6.10-4 V
    • D.Một giá trị khác
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 87809

    Dòng điện qua một ống dây không có lõi sắt biến đổi đều theo thời gian, trong 0,01s cường độ dòng điện tăng đều từ 1A đến 2A thì suất điện động tự cảm trong ống dây là 20V. Tính hệ số tự cảm của ống dây và độ biến thiên năng lượng của từ trường trong ống dây:

    • A.0,1H; 0,2J.
    • B.0,2H; 0,3J.
    • C. 0,3H; 0,4J
    • D.0,2H; 0,5J
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 87810

    Câu nào dưới đây nói về chất điện phân là không đúng ?

    • A.Chất điện phân khi có dòng điện chạy qua sẽ giải phóng các chất ở các điện cực.
    • B.Trong dung dịch các phân tử axit, muối, bazơ đều bị phân li thành các ion.
    • C.Một số chất rắn khi nóng chảy cũng là chất điện phân.
    • D.Chất điện phân nhất thiết phải là dung dịch của các chất tan được trong dung môi.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 87811

    Câu nào sau đây nói về dòng điện trong chất điện phân là đúng?

    • A.Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì các ion âm và êlectron đi về phía anôt, còn các ion dương đi về catôt.
    • B.Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì các êlectron đi về phía anôt, các ion dương đi về catôt.
    • C.Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì các ion âm đi về phía anôt, các ion dương đi về catôt.
    • D.Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì các ion âm và êlectron đi về phía catôt, các ion dương đi về anôt.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 87812

    Câu phát biểu nào sai?

    • A.Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron ngược chiều điện trường.
    • B.Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường, của các ion âm ngược chiều điện trường.
    • C.Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường, của các ion âm ngược chiều điện trường.
    • D.Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron phát xạ từ catôt bị nung nóng dưới tác dụng của điện trường.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 87813

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    • A.Dòng điện trong kim loại cũng như trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron, ion dương và ion âm.
    • B.Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron. Dòng điện trong chân không và trong chất khí đều là dòng chuyển động có hướng của các iôn dương và iôn âm.
    • C.Dòng điện trong kim loại và trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron.
    • D.Dòng điện trong kim loại và dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của các ion.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 87814

    Đối với dòng điện trong chân không, khi catôt bị nung nóng đồng thời hiệu điện thế giữa hai đầu anốt và catốt của bằng 0 thì

    • A.giữa anốt và catốt không có các hạt tải điện.
    • B.có các hạt tải điện là electron, iôn dương và iôn âm.
    • C.cường độ dòng điện chạy trong mạch bằng 0.
    • D.cường độ dòng điện chạy trong mạch khác 0.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 87815

    Câu phát biểu nào sai khi nói về tính dẫn điện của chất điện phân?

    • A.Dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật Ôm.
    • B.Độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng.
    • C.Điện trở của chất điện phân giảm khi nhiệt độ tăng.
    • D.Khi acquy được nạp điện, dòng điện qua acquy cũng là dòng điện trong chất điện phân.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 87816

    Phát biểu nào dưới đây là chính xác?

    Người ta gọi silic là chất bán dẫn vì

    • A.Nó không phải là kim loại, cũng không phải là điện môi.
    • B.Hạt tải điện trong đó có thể là êlectron và lỗ trống.
    • C.Điện trở suất của nó rất nhạy cảm với nhiệt độ, tạp chất, và các tác nhân ion hoá khác.
    • D.Cả ba lí do trên.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 87817

    Phát biểu nào sau đây về tranzito là chính xác?

    • A.Một lớp bán dẫn loại p kẹp giữa hai lớp bán dẫn loại n là tranzito n-p-n.
    • B.Một lớp bán dẫn loại n mỏng kẹp giữa hai lớp bán dẫn loại p không thể xem là tranzito.
    • C.Một lớp bán dẫn loại p mỏng kẹp giữa hai lớp bán dẫn loại n luôn có khả năng khuếch đại.
    • D.Trong tranzito n-p-n, bao giờ mật độ hạt tải điện miền êmitơ cũng cao hơn miền bazơ.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 87818

    Phát biểu nào là chính xác ? 

    Dòng điện trong chân không sinh ra do chuyển động của

    • A.Các êlectron phát ra từ catôt.
    • B.Các êlectron mà ta đưa từ bên ngoài vào giữa các điện cực đặt trong chân không
    • C.Các êlectron phát ra từ anôt bị đốt nóng đỏ
    • D.Các ion khí còn dư trong chân không.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 87819

    Người ta kết luận tia catôt là dòng hạt tích điện âm vì:

    • A.Nó có mang năng lượng
    • B.Khi rọi vào vật nào, nó làm cho vật ấy tích điện âm
    • C.Nó bị điện trường làm lệch hướng
    • D.Nó làm huỳnh quang thuỷ tinh
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 87820

    Dòng điện trong chất khí chỉ có thể là dòng chuyển dời có hướng của

    • A.Các êlectron mà ta đưa vào trong chất khí.
    • B.Các ion mà ta đưa từ bên ngoài vào trong chất khí.
    • C.Các êlectron và ion mà ta đưa từ bên ngoài vào trong chất khí.
    • D.Các êlectron và ion được tạo ra trong chất khí hoặc đưa từ bên ngoài vào trong chất khí.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 87821

    Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực của chất khí, hình thành do

    • A.Phân tử khí bị điện trường mạnh làm ion hoá.
    • B.Catôt bị nung nóng phát ra êlectron
    • C.Chất khí bị tác dụng của các tác nhân ion hoá.
    • D.Quá trình nhân số hạt tải điện kiểu thác lũ trong chất khí
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 87822

    Cho phóng điện qua chất khí ở áp suất thấp, giữa hai điện cực cách nhau 20 cm. Quãng đường bay tự do của êlectron là 4 cm. Cho rằng năng lượng mà êlectron nhận được trên quãng đường bay tự do đủ để ion hoá chất khí, hãy tính xem một êlectron đưa vào trong chất khí có thể sinh ra tối đa bao nhiêu hạt tải điện.

    • A.22 hạt
    • B.42 hạt
    • C.32 hạt
    • D.62 hạt
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 87823

    Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của

    • A.Các chất tan trong dung dịch.
    • B.Các ion dương trong dung dịch.
    • C.Các ion dương và ion âm dưới tác dụng của điện trường trong dung dịch.
    • D.Các ion dương và ion âm theo chiều điện trường trong dung dịch
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 87824

    Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng đồng là 

    • A.Không có thay đổi gì ở bình điện phân.
    • B.Anôt bị ăn mòn
    • C.Đồng bám vào catôt.
    • D.Đồng chạy từ anôt sang catôt.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 87825

    Các kim loại đều:

    • A.Dẫn điện tốt, có điện trở suất không thay đổi.
    • B.Dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ
    • C.Dẫn điện tốt như nhau, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ
    • D.Dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ giống nhau.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 87826

    Hạt tải điện trong kim loại là

    • A.các êlectron của nguyên tử.
    • B.êlectron ở lớp trong cùng của nguyên tử.
    • C.các êlectron hoá trị đã bay tự do ra khỏi tinh thể.
    • D.các êlectron hoá trị chuyển động tự do trong mạng tinh thể.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 87827

    Vật liệu nào sau đây không thể làm nam châm?

    • A.Sắt non.
    • B.Đồng ôxít .
    • C.Sắt ôxít.
    • D.Mangan ôxít.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 87828

    Phát biểu nào sau đây là sai? 

    Lực từ là lực tương tác

    • A.Giữa hai nam châm.
    • B.Giữa hai điện tích đứng yên.
    • C.Giữa hai dòng điện.
    • D.Giữa một nam châm và một dòng điện.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 87830

    Từ trường không tương tác với 

    • A.Các điện tích chuyển động.
    • B.Các điện tích đứng yên.
    • C.Nam châm đứng yên.
    • D.Nam châm chuyển động.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 87832

    Phát biểu nào sau đây là sai?

    Lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện

    • A.Vuông góc với phần tử dòng điện.
    • B.Cùng hướng với từ trường.
    • C.Tỉ lệ cường độ dòng điện.
    • D.Tỉ lệ với cảm ứng từ.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 87834

    Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường

    • A.Vuông góc với đường sức từ.
    • B.Nằm theo hướng của đường sức từ.
    • C.Nằm theo hướng của lực từ.
    • D.Không có hướng xác định.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 87836

    Độ lớn cảm ứng từ tại tâm một dòng điện tròn.

    • A.Tỉ lệ với cường độ dòng điện.
    • B.Tỉ lệ với chiều dài đường tròn.
    • C.Tỉ lệ với diện tích hình tròn.
    • D.Tỉ lệ nghịch với diện tích hình tròn.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 87838

    Cảm ứng từ trong lòng ống dây điện hình trụ

    • A.Luôn bằng 0.
    • B.Tỉ lệ với chiều dài ống dây.
    • C.Là đồng đều.
    • D.Tỉ lệ với tiết diện ống dây.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 87840

    Phát biểu nào sau đây là sai?

    Lực Lo-ren-xơ

    • A.Vuông góc với từ trường.
    • B.Vuông góc với vận tốc.
    • C.Không phụ thuộc vào hướng của từ trường.
    • D.Phụ thuộc vào dấu của điện tích.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?