Đề ôn tập Chương 3 môn Vật Lý 12 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Hiền

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 136261

    Một đường dây có điện trở R = 2 Ω, dẫn một dòng điện xoay chiều một pha từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Điện áp hiệu dụng ở nguồn điện lúc phát ra là 5000 V, công suất cần truyền tải là 500 kW. Hệ số công suất của mạch điện là 0,8. Có bao nhiêu phần trăm công suất bị mất trên đường dây do tỏa nhiệt?

    • A. 6,25%
    • B.10%
    • C.3,25%
    • D.8%
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 136263

    Điện năng ở một trạm điện được truyền đi dưới điện áp 2 kV, hiệu suất trong quá trình truyền tải là 80%. Biết công suất truyền đi là không đổi. Muốn hiệu suất trong quá trình truyền tải tăng đến 95% thì ta phải:

    • A.giảm điện áp xuống còn 1 kV
    • B.tăng điện áp lên đến 8 kV
    • C.giảm điện áp xuống còn 0,5 kV
    • D.tăng điện áp lên đến 4 kV
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 136266

    Một máy biến áp lý tưởng có tỉ số giữa số vòng dây của cuộn sơ cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp bằng 10. Mắc một bóng đèn sợi đốt loại 24 V – 24 W vào hai đầu cuộn thứ cấp thì đèn sáng bình thường. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong cuộn sơ cấp bằng:

    • A.0,7 A. 
    • B.0,5 A. 
    • C.0,1 A. 
    • D.0,2 A. 
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 136269

    Một người định quấn một máy hạ áp từ điện áp U1 = 220 V xuống U2 = 90 V với lõi không phân nhánh, xem máy biến áp là lí tưởng, khi máy làm việc thì suất điện động hiệu dụng xuất hiện trên mỗi vòng dây là 2 Vôn/vòng. Người đó quấn đúng hoàn toàn cuộn thứ cấp nhưng lại quấn ngược chiều những vòng cuối của cuộn sơ cấp. Khi thử máy với điện áp U1 = 220 V thì điện áp hai đầu cuộn thứ cấp đo được là 110 V. Số vòng dây bị quấn ngược là:

    • A.20 vòng.
    • B.15 vòng.
    • C.30 vòng.
    • D.10 vòng.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 136271

    Một máy tăng áp có tỉ số vòng dây giữa hai cuộn dây là 2. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz. Tần số dòng điện hai đầu cuộn thứ cấp bằng:

    • A.50 Hz
    • B.25 Hz.
    • C.100 Hz. 
    • D.50√2 Hz.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 136274

    Một máy biến áp có số vòng dây của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp. Máy biến áp này có tác dụng:

    • A.tăng cường độ dòng điện, giảm điện áp.
    • B.giảm cường độ dòng điện, tăng điện áp.
    • C.tăng cường độ dòng điện, tăng điện áp.
    • D.giảm cường độ dòng điện, giảm điện áp.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 136277

    Trong truyền tải điện năng đi xa bằng máy biến áp. Biết cường độ dòng điện luôn cùng pha so với điện áp hai đầu nơi truyền đi. Nếu điện áp ở nơi phát tăng 20 lần thì công suất hao phí trên đường dây giảm:

    • A.200 lần 
    • B.40 lần
    • C.400 lần
    • D.20 lần
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 136280

    Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp lí tưởng điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi. Nếu tăng số vòng dây của cuộn thứ cấp thêm 20% thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở tăng thêm 40 V so với lúc đầu. Điện áp hiệu dụng ban đầu của cuộn thứ cấp để hở là:

    • A.220 V
    • B.200 V
    • C.60 V
    • D.48 V
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 136283

    Một học sinh quấn một máy biến áp với dự định số vòng dây của cuộn thứ cấp bằng 0,8 lần số vòng dây của cuộn sơ cấp. Do sơ suất nên cuộn thứ cấp bị thiếu một số vòng dây.

    Muốn xác định số vòng dây thiếu để quấn tiếp thêm vào cuộn thứ cấp cho đủ, học sinh này đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, rồi dùng vôn kế xác định tỉ số điện áp ở cuộn thứ cấp để hở và cuộn sơ cấp. Lúc đầu tỉ số điện áp bằng 0,4. Sau khi quấn thêm vào cuộn thứ cấp 25 vòng dây thì tỉ số điện áp bằng 0,5.

    Bỏ qua mọi hao phí trong máy biến áp. Để được máy biến áp đúng như dự định, học sinh này phải tiếp tục quấn thêm vào cuộn thứ cấp:

    • A.84 vòng dây.
    • B.40 vòng dây.
    • C.100 vòng dây.
    • D.75 vòng dây.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 136286

    Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng, cuộn thứ cấp của máy được nối với biến trở R bằng dây dẫn có điện trở không đổi R0. Gọi cường độ dòng điện qua cuộn sơ cấp là I, điện áp hiệu dụng ở hai đầu biến trở là U. Khi giá trị R tăng thì:

    • A.I tăng, U tăng
    • B.I giảm, U tăng
    • C.I giảm, U giảm
    • D.I tăng, U giảm
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 136289

    Một máy biến áp lý tưởng có số vòng của hai cuộn dây là N1 và N2. Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây N1 một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây N2 là 3U. Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây N2 một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng là 6U thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây N1 là:

    • A.2U
    • B.3U
    • C.4U
    • D.9U
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 136291

    Một học sinh quấn một máy biến áp với dự định số vòng dây của cuộn sơ cấp gấp hai lần số vòng dây của cuộn thứ cấp. Do sơ suất nên cuộn thứ cấp bị thiếu một số vòng dây.

       Muốn xác định số vòng dây thiếu để quấn tiếp thêm vào cuộn thứ cấp cho đủ, học sinh này đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, rồi dùng vôn kế xác định tỉ số điện áp ở cuộn thứ cấp để hở và cuộn sơ cấp. Lúc đầu tỉ số điện áp bằng 0,33. Sau khi quấn thêm vào cuộn thứ cấp 25 vòng dây thì tỉ số điện áp bằng 0,38.

    - Bỏ qua mọi hao phí trong máy biến áp. Để được máy biến áp đúng như dự định, học sinh này phải tiếp tục quấn thêm vào cuộn thứ cấp:

    • A.45 vòng dây.
    • B.60 vòng dây.
    • C.85 vòng dây.
    • D.10 vòng dây.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 136294

    Điện năng ở một trạm phát điện khi được truyền đi dưới điện áp 20 kV (ở đầu đường dây tải) thì hiệu suất của quá trình truyền tải điện là 80%. Coi công suất truyền đi là không đổi. Khi tăng điện áp đường dây lên đến 50 kV thì hiệu suất truyền tải điện là:

    • A.92,4%.
    • B.98,6%.
    • C.96,8%.
    • D.94,2%.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 136297

    Trong quá trình truyền tải điện năng, biện pháp giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là:

    • A.giảm công suất truyền tải
    • B.tăng điện áp trước khi truyền tải
    • C.tăng chiều dài đường dây
    • D.giảm tiết diện dây
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 136300

    Một máy phát điện xoay chiều một pha có roto gồm 4 cặp cực từ, muốn tần số của dòng điện xoay chiều mà máy phát ra là 50 Hz thì roto phải quay với tốc độ:

    • A.500 vòng/ phút
    • B.750 vòng/phút
    • C.1500 vòng/phút
    • D.3000 vòng/phút
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 136303

    Trong mạch điện xoay chiều ba pha, tải mắc hình sao có dây trung hòa, khi một pha tiêu thụ điện bị hở thì cường độ dòng điện trong hai pha còn lại:

    • A.Đều tăng lên
    • B.Đều giảm xuống
    • C.Không thay đổi
    • D.Đều bằng 0
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 136305

    Một máy phát điện xoay chiều tạo nên suất điện động e = 220√2 cos100πt (V). Tốc độ quay của roto là 1500 vòng/ phút. Số cặp cực của roto là:

    • A.2
    • B.4
    • C.5
    • D.6
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 136307

    Một động cơ không đồng bộ ba pha đang hoạt động có tải. Biết roto quay với tần số là f và chu kì của dòng điện là T. So sánh T và f ta thấy:

    • A.T = 1/f
    • B.T < 1/f
    • C.T > 1/f
    • D.T > 1/(2f)
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 136309

    Một máy phát điện xoay chiều một pha có điện trở không đáng kể. Nối 2 cực của máy với cuộn dây thuần cảm. Khi roto quay với tốc độ n vòng/s thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm là I. Hỏi khi roto quay với tốc độ 3n vòng/s thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm bao nhiêu?

    • A.l
    • B.2l
    • C.3l
    • D.l/3
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 136311

    Trong máy phát điện xoay chiều 3 pha:

    • A.Stato là phần cảm, rôto là phần ứng.
    • B.Phần nào quay là phần ứng.
    • C.Stato là phần ứng, rôto là phần cảm.
    • D.Phần nào đứng yên là phần tạo ra từ trường.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 136313

    Một máy phát điện xoay chiều 1 pha có rôto gồm 4 cặp cực từ, muốn tần số dòng điện xoay chiều mà máyphát ra là 50 Hz thì rôto phải quay với tốc độ là bao nhiêu?

    • A.3000 vòng/phút
    • B.1500 vòng/phút
    • C.750 vòng/ phút
    • D.500 vòng/phút.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 136315

    Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto gồm 10 cặp cực (10 cực nam và 10 cực bắc). Rô to quay với tốc độ 300 vòng/phút. Suất điện động do máy sinh ra có tần số bằng:

    • A.5 Hz
    • B.30 Hz.
    • C.300 Hz
    • D.50 Hz.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 136317

    Rô to của một máy phát điện xoay chiều một pha có 4 cực từ và quay với tốc độ n vòng/phút. Hai cực phần ứng của máy mắc với một tụ điện có điện dung C = 10 µF. Điện trở trong của máy không đáng kể.

    Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của cường độ dòng điện hiệu dụng I qua tụ theo tốc độ quay của rô to khi tốc độ quay của rô to biến thiên liên tục từ n1 = 150 vòng/phút đến n2 = 1500 vòng/phút.

    Biết rằng với tốc độ quay 1500 vòng/phút thì suất điện động hiệu dụng giữa hai cực máy phát tương ứng là E. Giá trị E là:

    • A.400V
    • B.100V
    • C.200V
    • D.300V
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 136319

    Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần ứng gồm bốn cuộn dây giống nhau mắc nối tiếp. Suất điện động xoay chiều do máy phát sinh ra có tần số 50 Hz và giá trị hiệu dụng 100√2 V.Từ thông cực đại qua mỗi vòng của phần ứng là 5/π mWB. Số vòng dây trong mỗi cuộn dây là:

    • A.100 vòng.
    • B.200 vòng.
    • C.300 vòng.
    • D.400 vòng.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 136321

    Suất điện động cảm ứng do máy phát điện xoay chiều một pha tạo ra có biểu thức e = 220√2 cos(100πt + π4)V. Giá trị cực đại của suất điện động này là:

    • A.220√2
    • B.110√2
    • C.200√2
    • D.100√2
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 136323

    Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 2/π H, tụ điện có điện dung C = 10-4/π F, điện trở R = 100 Ω. Bỏ qua điện trở thuần của các cuộn dây máy phát. Biết rô to máy phát có hai cặp cực.

    - Khi rô to quay đều với tốc độ n = 1500 vòng/ phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch là (A√2)/2.

    - Khi thay đổi tốc độ quay của rô to đến giá trị n0 thì điện áp hiệu dụng trên tụ điện có giá trị cực đại là UCmax, giá trị của n0 là UCmax lần lượt là:

    • A.750√2 vòng/phút; 100 V.
    • B.750√2 vòng/phút; 50√3 V.
    • C.6000 vòng/phút; 50 V.
    • D.1500 vòng/phút; 50√2 V.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 136325

    Trong mạng điện 3 pha tải đối xứng, khi cường độ dòng điện qua một pha là cực đại I0 thì dòng điện qua hai pha kia sẽ có cường độ:

    • A.bằng I0/3, ngược chiều với dòng trên.
    • B.bằng I0/2, cùng chiều với dòng trên.
    • C.bằng I0/3, cùng chiều với dòng trên.
    • D.bằngI0/2, ngược chiều với dòng trên.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 136327

    Trong máy phát điện xoay chiều 3 pha:

    • A.Stato là phần cảm, rôto là phần ứng.
    • B.Phần nào quay là phần ứng.
    • C.Stato là phần ứng, rôto là phần cảm.
    • D.Phần nào đứng yên là phần tạo ra từ trường.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 136328

    Một khung dây quay đều trong từ trường đều quanh trục nằm trong mặt phẳng của khung và vương góc với các đường sức từ. Nếu giảm chu kì quay đi 2 lần và giảm độ lớn cảm ứng của từ trường đi 3 lần thì suất điện động hiệu dụng trong khung sẽ:

    • A.Tăng 3 lần
    • B.Tăng 1,5 lần
    • C.Giảm 6 lần
    • D.Giảm 1,5 lần
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 136329

    Nối hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp vào mạng điện xoay chiều có tần số f1 thì cảm kháng là 15 Ω và dung kháng là 60 Ω. Nếu mạng điện có tần số f2 = 50 Hz thì dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. Tần số f1 là:

    • A.25 Hz
    • B.100 Hz
    • C.50 Hz
    • D.125 Hz
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 136330

    Cho đoạn mạch điện gồm R1 = 40Ω mắc nối tiếp với tụ điện và cuộn dây thuần cảm. Biết ZL ≠ ZC. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 200 V. Mắc thêm vào đoạn mạch trên một điện trở R2 thì công suất tiêu thụ mạch đạt cực đại bằng 200 W. Cho biết giá trị R2 và cách mắc?

    • A.R2 = 60Ω và mắc song song với  R1.
    • B.R2 = 60Ω và mắc nối tiếp với  R1.
    • C.R2 = 160Ω và mắc song song với  R1.
    • D.R2 = 160Ω và mắc nối tiếp với  R1.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 136331

    Rôto của một máy phát điện xoay chiều một pha là nam châm có bốn cặp cực (4 cực từ Nam và 4 cực từ Bắc). Khi rôto quay với tốc độ 900 vòng/phút thì suất điện động do máy tạo ra có tần số là:

    • A.60 Hz
    • B.100 Hz
    • C.120 Hz
    • D.50 Hz
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 136332

    Biểu thức cường độ dòng điện trong đoạn mạch xoay chiều là i = 2cos100πt (A). Tần số của dòng điện là bao nhiêu?

    • A.100 Hz.
    • B.50 Hz.
    • C.100 rad/s
    • D.50 rad/s
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 136333

    Cường độ dòng điện tức thời chạy qua một đoạn mạch xoay chiều là i = 2sin(100πt) A. Tại thời điểm t1 nào đó, dòng điện đang giảm và có cường độ bằng 1A. Đến thời điểm t = t1 + 0,005 s, cường độ dòng điện bằng:

    • A.-√3A
    • B.-√2A
    • C.√3A
    • D.√2A
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 136334

    Khi đặt điện áp có biểu thức u = U0.cos(ωt - π/3) V vào hai đầu một đoạn mạch thì cường độ dòng điện chạy trong mạch đó có biểu thức i = I0cos(ωt - π/6) A. Hệ số công suất của mạch là:

    • A.0,5√2
    • B.0,5√3
    • C.0,5
    • D.0,75
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 136335

    Một dòng điện xoay chiều có cường độ tức thời i = 2√2 cos(100πt) , (trong đó i tính bằng A còn t tính bằng s). Phát biểu nào sau đây không đúng?

    • A.Tần số góc của dòng điện là 100π(rad/s)
    • B.Tần số của dòng điện là 50 Hz
    • C.Cường độ hiệu dụng của dòng điện là 2A
    • D.Dòng điện đổi chiều 314 lần trong một giây
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 136336

    Điện áp hai đầu một đoạn mạch có biểu thức u = 60cos120πt (V). Trong 1 s, số lần điện áp u có độ lớn bằng 30 V là:

    • A.240 lần
    • B.120 lần
    • C.20 lần
    • D.30 lần
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 136337

    Khi cắm hai que đo của một vôn kế xoay chiều vào ổ cắm điện trong phòng thí nghiệm, thấy vôn kế chỉ 220 V. Ý nghĩa của con số đó là:

    • A.Điện áp hiệu dụng của mạng điện trong phòng thí nghiệm.
    • B.Biên độ của điện áp của mạng điện trong phòng thí nghiệm.
    • C.Điện áp tức thời của mạng điện tại thời điểm đó.
    • D.Nhiệt lượng tỏa ra trên vôn kế.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 136338

    Chọn phát biểu đúng? Dòng điện xoay chiều có biểu thức: i = 2cos100πt (A) thì có:

    • A.cường độ cực đại là 2A.
    • B.chu kì là 0,01 s.
    • C.tần số 100 Hz.
    • D.cường độ hiệu dụng là 2A√2.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 136339

    Một thiết bị điện xoay chiều có các thông số được ghi trên thiết bị là 220V–5A, vậy:

    • A.điện áp hiệu dụng của thiết bị là 220V.
    • B.điện áp tức thời cực đại của thiết bị là 220V.
    • C.điện áp cực đại của thiết bị là 220V.
    • D.điện áp tức thời của thiết bị là 220V.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?