Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 136380
Cho dòng điện xoay chiều có cường độ tức thời là i = 40sin(100πt + π/6) (mA) qua điện trở R = 50 Hz. Nhiệt lượng tỏa ra trên R trong 2 s đầu là:
- A.80 J
- B.0,08 J
- C.0,8 J
- D.0,16 J
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 136381
Tác dụng cản trở dòng điện của cuộn cảm đối với dòng điện xoay chiều đúng với trường hợp nào nêu dưới đây?
- A.Đối với dòng điện có tần số càng lớn thì tác dụng cản trở càng lớn.
- B.Đối với dòng điện có tần số càng lớn thì tác dụng cản trở càng nhỏ.
- C.Cuộn cảm có độ tự cảm càng nhỏ thì tác dụng cản trở càng lớn.
- D.Tác dụng cản trở dòng điện không phụ thuộc vào tần số của dòng điện.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 136382
Để tăng dung kháng của một tụ phẳng có điện môi là không khí, ta có thể:
- A.tăng tần số của điện áp đặt vào hai bản tụ điện.
- B.giảm điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện.
- C.đưa bản điện môi vào trong lòng tụ điện.
- D.tăng khoảng cách giữa hai bản tụ điện.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 136383
Đặt điện áp xoay chiều u = 311cos100πt (V) vào 2 đầu của một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 1/π(H). Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm có giá trị bằng:
- A.3,1 A
- B.2,2 A
- C.0,31 A
- D.0,22 A
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 136384
Cường độ dòng điện chạy qua tụ điện có biểu thức i = 2,5√2 cos100πt (A). Biết tụ điện có điện dung C = 250/π (µF). Điện áp giữa hai bản tụ điện có biểu thức là:
- A.\(u = 50\sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{2})(V)\)
- B.\(u = 100\sqrt 2 \sin (100\pi t + \frac{\pi }{2})(V)\)
- C.\(u = 100\sqrt 2 \cos (100\pi t - \frac{\pi }{2})(V)\)
- D.\(u = 200\sqrt 2 \sin (100\pi t - \frac{\pi }{2})(V)\)
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 136385
Một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 1/π (H). Đặt vào hai đầu cuộn cảm một điện áp xoay chiều:
\(u = 100\sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{3})(V)\)
Cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức:
- A.\(i = \sqrt 2 \cos (100\pi t - \frac{\pi }{6})(A)\)
- B.\(i = 2\cos (100\pi t + \frac{\pi }{6})(A)\)
- C.\(i = \sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{6})(A)\)
- D.\(i = \sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{3})(A)\)
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 136386
Một tụ điện có điện dung C = 10-4/(4π) µF được mắc vào một điện áp xoay chiều có biểu thức là u = 200√2 cos(100πt) (V) . Điện trở dây nối không đáng kể. Biểu thức của dòng điện tức thời qua mạch là:
- A.\(i = 0,5\cos (100\pi t + \frac{\pi }{4})(A)\)
- B.\(i = 0,5\sqrt 2 \cos (100\pi t - \frac{\pi }{2})(A)\)
- C.\(i = 0,5\cos (100\pi t + \frac{\pi }{2})(A)\)
- D.\(i = 0,5\sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{2})(A)\)
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 136387
Cho dòng điện xoay chiều i = 2cos100πt (A) qua điện trở R = 50 Ω trong thời gian 1 phút. Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở là:
- A.6000 J
- B.1000 J
- C.8000 J
- D.1200 J
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 136388
Mắc một cuộn cảm vào một điện áp xoay chiều có tần số f, cuộn cảm có cảm kháng là ZL. Nếu giảm độ tự cảm của cuộn cảm đi một nửa và tần số tăng lên 4 lần thì cảm kháng ZL sẽ:
- A.tăng 8 lần
- B.giảm 8 lần
- C.tăng 2 lần
- D.giảm 2 lần
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 136389
Một đoạn mạch điện gồm điện trở R = 50 Ω mắc nối tiếp với cuộn thuần cảm có 0,5/π H. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều:
\(u = 100\sqrt 2 \sin (100\pi t - \frac{\pi }{4})(V)\)
Biểu thức của cường độ dòng điện qua đoạn mạch là:
- A.\(i = 2\sin (100\pi t - \frac{\pi }{2})(A)\)
- B.\(i = 2\sqrt 2 \sin (100\pi t - \frac{\pi }{4})(A)\)
- C.\(i = 2\sqrt 2 \sin (100\pi t)(A)\)
- D.\(i = 2\sin (100\pi t)(A)\)
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 136390
Cho đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảm L với L = 1/2π H. Đặt điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch. Tại thời điểm mà điện áp hai đầu mạch có giá trị u= 100√3 V thì cường độ dòng điện trong mạch là i = 2 A. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm có giá trị là:
- A.100√2 V
- B.100 V
- C.200√2 V
- D.200 V
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 136391
Đặt điện áp u = 120√2 cos(100πt + π/3)(V) vào hai đầu điện trở có R = 50 Ω. Biểu thức cường độ dòng điện chạy qua điện trở là:
- A.\(i = 2,4\cos (100\pi t)(A)\)
- B.\(i = 2,4\sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{3})(A)\)
- C.\(i = 2,4\cos (100\pi t + \frac{\pi }{3})(A)\)
- D.\(i = 1,2\sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{3})(A)\)
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 136392
Trong đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, điện áp giữa hai đầu cuộn dây có biểu thức u = U0cos(ωt + φu)V thì cường độ điện chạy qua đoạn mạch có biểu thức i = I√2 cosωt (A) trong đó I và φu được xác định bởi các hệ thức:
- A.\(I = {U_0}L.\omega ;{\varphi _u} = 0\)
- B.\(I = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 L.\omega }};{\varphi _u} = \frac{\pi }{2}\)
- C.\(I = \frac{{{U_0}}}{{L.\omega }};{\varphi _u} = \frac{\pi }{2}\)
- D.\(I = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 L.\omega }};{\varphi _u} = - \frac{\pi }{2}\)
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 136393
Đặt điện áp u = U0cos(100πt + π/3)(V) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1/(2π) H . Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là 100√2 V thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là 2 A. Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm này là:
- A.\(i = \sqrt 6 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{6})(A)\)
- B.\(i = \sqrt 6 \cos (100\pi t - \frac{\pi }{6})(A)\)
- C.\(i = \sqrt 3 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{6})(A)\)
- D.\(i = \sqrt 3 \cos (100\pi t - \frac{\pi }{6})(A)\)
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 136394
Đặt điện áp xoay chiều u = U√2 cos(ωt) (V) vào hai đầu một điện trở thuần R = 110 Ω thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch có giá trị 2 A. Giá trị của U bằng:
- A.110 (V)
- B.110√2 (V)
- C.220√2 (V)
- D.220 (V)
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 136395
Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện với điện dung C. Đặt vào hai đầu tụ điện một điện áp xoay chiều có biểu thức u = U0cos(ωt + φ) V. Cường độ dòng điện tức thời của mạch có biểu thức là:
- A.\(i = \frac{{{U_0}}}{{C\omega }}\cos (\omega t + \varphi - \frac{\pi }{2})(A)\)
- B.\(i = \frac{{{U_0}}}{{C\omega }}\cos (\omega t + \varphi + \frac{\pi }{2})(A)\)
- C.\(i = {U_0}C\omega \cos (\omega t + \varphi + \frac{\pi }{2})(A)\)
- D.\(i = {U_0}C\omega \cos (\omega t + \varphi - \frac{\pi }{2})(A)\)
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 136396
Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện và cuộn cảm thuần mắc nối tiếp, biết cảm kháng đang lớn hơn dung kháng. Nếu tăng nhẹ tần số dòng điện thì độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và điện áp là:
- A.tăng
- B.giảm
- C.đổi dấu nhưng không đổi về độ lớn
- D.không đổi
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 136397
Cho một đoạn mạch xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp. Vôn kế có điện trở rất lớn mắc giữa hai đầu điện trở thuần chỉ 20 V, giữa hai đầu cuộn cảm thuần chỉ 55 V và giữa hai đầu tụ điện chỉ 40 V. Nếu mắc vôn kế giữa hai đầu đoạn mạch trên thì vôn kế sẽ chỉ:
- A.115 V
- B.45 V
- C.25 V
- D.70 V
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 136398
Một đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở R = 20 Ω. Mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần L. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp u = 40√2 cos100πt (V) thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm UL = 32 V. Độ tự cảm của cuộn dây là:
- A.0,0012 H
- B.0,012 H
- C.0,17 H
- D.0,085 H
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 136399
Đặt vào hai đầu một đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều u = U0cos(ωt + π/6) (V) thì cường độ dòng điện trong mạch là i = I0cos(ωt + π/3) (A). Đọan mạch này có:
- A.\({Z_L} - {Z_C} = R\sqrt 3 \)
- B.\({Z_L} - {Z_C} = - R\sqrt 3 \)
- C.\({Z_C} - {Z_L} = \frac{R}{{\sqrt 3 }}\)
- D.\(\begin{array}{l} {Z_L} - {Z_C} = \frac{R}{{\sqrt 3 }} \end{array}\)
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 136400
Điện áp giữa hai đầu của một đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp sớm pha π/4 so với cường độ dòng điện. Phát biểu nào sau đây đúng đối với đoạn mạch này:
- A.Tần số dòng điện trong đoạn mạch nhỏ hơn giá trị cần để xảy ra cộng hưởng.
- B.Tổng trở của đoạn mạch bằng hai lần điện trở thuần của mạch.
- C.Điện áp giữa hai đầu điện trở thuần sớm pha π/4 so với điện áp giữa hai bản tụ điện.
- D.Điện trở thuần của đoạn mạch bằng hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 136401
Mắc đoạn mạch gồm biến trở R và một cuộn cảm thuần có L = 3,2 mH và một tự có điện dung C=2µF mắc nối tiếp vào điện áp xoay chiều. Để tổng trở của mạch là Z = ZL + ZC thì điện trở R phải có giá trị bằng:
- A.80 Ω
- B.40 Ω
- C.60 Ω
- D.20 Ω
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 136402
Một đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp, được nối với hai cực của nguồn điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi. Thay đổi tần số góc của nguồn điện người ta nhận thấy khi nó có giá trị là ω1 hoặc ω2 (ω1 ≠ ω2) thì cường độ hiệu dụng của dòng điện trong đoạn mạch bằng nhau. Tần số góc của nguồn điện gây ra hiện tượng cộng hưởng trong mạch là:
- A.\(\omega = \frac{{{\omega _1} + {\omega _2}}}{2}\)
- B.\(\omega = \sqrt {{\omega _1}{\omega _2}} \)
- C.\(\omega = \sqrt {{\omega _1} + {\omega _2}} \)
- D.\(\omega = \frac{{{\omega _1}{\omega _2}}}{{{\omega _1} + {\omega _2}}}\)
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 136403
Đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp được mắc vào mạng điện có tần số f1 thì đoạn mạch có cảm kháng là 36 Ω và dung kháng là 144 Ω. Nếu mạng điện có tần số f2 = 120 Hz thì cường độ dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. Giá trị của tần số f1 là:
- A.50 Hz
- B.100 Hz
- C.60 Hz
- D.80 Hz
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 136404
Đặt vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều có biểu thức u = 135√2 cos100πt (V). Cường độ dòng điện chạy trong mạch có biểu thức i = 3cos(100πt – π/4) (A). Điện trở của mạch điện có giá trị bằng:
- A.45 Ω
- B.45√2 Ω
- C.22,5 Ω
- D.22,5√3 Ω
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 136405
Lần lượt mắc điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C vào điện áp xoay chiều u = U0cosωt thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua chúng lần lượt là 4 A; 6 A; 2 A. Nếu mắc nối tiếp các phần tử trên vào điện áp này thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch là:
- A.6 A
- B.2,4 A
- C.4 A
- D.1,2 A
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 136406
Một đoạn mạch gồm R mắc nối tiếp với một cuộn dây. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều u = 200√2cos100πt (V). Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở và giữa hai đầu cuộn dây lần lượt là 60 V và 160 V. Dòng điện chạy qua mạch có cường độ hiệu dụng là 3 A. Điện trở thuần và độ tự cảm của cuộn dây là:
- A.40 Ω và 0,21 H
- B.30 Ω và 0,14 H
- C.30 Ω và 0,28 H
- D.40 Ω và 0,14 H
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 136407
Đặt vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp nột điện áp xoay chiều u = U0cosωt (V) . Kí hiệu UR, UL, UC tương ứng là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C. Nếu UL = 2UC = 2√3UR thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch:
- A.trễ pha π/3 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
- B.sớm pha π/3 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
- C.sớm pha π/4 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
- D.trễ pha π/4 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 136408
Đặt một điện áp xoay chiều u = 100√2 cos(100πt) V vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp. Biết R = 50 Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 1/π H và tụ điện có điện dung C = 2.10-4/π F. Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua đoạn mạch là:
- A.2√2 (A)
- B.1 (A)
- C.√2 (A)
- D.2 (A)
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 136409
Đặt một điện áp xoay chiều tần số f = 50 Hz và giá trị hiệu dụng U = 80 V vào hai đầu đoạn mạch gồm R, L, C mắc nối tiếp. Biết cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 0,6/π H tụ điện có điện dung C = 10-4/π F và công suất tỏa nhiệt trên điện trở R là 80 W. Giá trị của điện trở thuần R là:
- A.20Ω
- B.80Ω
- C.30Ω
- D.40Ω
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 136410
Chọn phát biểu đúng về hệ số công suất:
- A.Có hai cuộn dây mắc nối tiếp, cuộn dây nào có hệ số công suất lớn hơn thì công suất sẽ lớn hơn.
- B.Hệ số công suất của đoạn mạch cosφ = 0,5 chứng tỏ cường độ dòng điện trong mạch trễ pha π/3 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
- C.Hệ số công suất của đoạn mạch cosφ = √3/2 chứng tỏ cường độ dòng điện trong mạch sớm pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
- D.Hệ số công suất của đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp phụ thuộc tần số dòng điện trong mạch.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 136411
Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu một mạch điện gồm một điện trở R = 12 Ω và một cuộn cảm thuần L mắc nối tiếp. Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch là 26 V, hai đầu cuộn cảm thuần là 10 V. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là:
- A.12 W
- B.48 W
- C.24 W
- D.16 W
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 136412
Đặt điện áp u = U0cos(100πt + π/3) (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức i = √6 cos(ωt + π/6)(A) và công suất tiêu thụ của mạch là 150 W. Giá trị U0 là:
- A.100 V
- B.100√3 V
- C.120 V
- D.100√2 V
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 136413
Cho mạch điện có R, L, C mắc nối tiếp. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là u = 50√2cos100πt (V). Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm thuần là UL = 35 V và giữa hai đầu tụ điện là UC =75 V. Hệ số công suất của mạch điện này là:
- A.cosφ = 0,6
- B.cosφ = 0,7
- C.cosφ = 0,8
- D.cosφ = 0,9
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 136414
Một đoạn mạch xoay chiều AB có điện trở R và cuộn cảm thuần ZL mắc nối tiếp. Biết ZL = 3R. Nếu mắc thêm một tụ điện có ZC = R thì hệ số công suất của đoạn mạch AB sẽ:
- A.tăng 2 lần
- B.giảm 2 lần
- C.tăng √2 lần
- D.giảm √2 lần
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 136415
Trạm phát điện truyền đi công suất 550 kW, điện áp nơi phát bằng 10 kV. Muốn độ giảm điện áp trên dây tải không vượt quá 10% điện áp nơi phát thì điện trở của dây tải điện không được vượt quá giá trị:
- A.18 Ω
- B.11 Ω
- C.55 Ω
- D.5,5 Ω
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 136416
Một học sinh quấn một máy biến áp với lõi sắt không phân nhánh, có số vòng dây cuộn thứ cấp gấp hai lần số vòng dây cuộn sơ cấp. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 1,9 U. Khi kiểm tra thì phát hiện trong cuộn thứ cấp có 50 vòng dây bị quấn ngược chiều so với đa số các vòng dây trong đó. Bỏ qua mọi hao phí trong máy biến áp. Tổng số vòng dây đã được quấn trong máy biến áp này là:
- A.1900 vòng
- B.3000 vòng
- C.1950 vòng
- D.2900 vòng
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 136417
Điện năng được tải từ một máy phát điện đến nơi tiêu thụ bằng đường dây có điện trở R = 50 Ω. Biết điện áp giữa hai đầu cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp máy hạ thế lần lượt là U1 = 2000 V, U2 = 200 V. Cường độ dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp máy hạ thế I2 = 200A. Hiệu suất truyền tải điện là:
- A.85%
- B.90%
- C.87%
- D.95%
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 136418
Có hai máy biến áp lí tưởng (bỏ qua mọi hao phí) các cuộn sơ cáp có cùng số vòng dây nhưng các cuộn thứ cấp có số vòng dây khác nhau.
+ Khi đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi vào hai đầu cuộn thứ cấp của máy thứ nhất thì tỉ số giữa điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp và cuộn sơ cấp để hở của máy đó là 1,5.
+ Khi đạt điện áp xoay chiều nói trên vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy thứ hai thì tỉ số đó là 2.
+ Khi cùng thay đổi số vòng dây của cuộn thứ cấp của mỗi máy 50 vòng dây rồi lặp lại thí nghiệm thì tỉ số điện áp nói trên của hai máy là bằng nhau.
- Số vòng dây của cuộn sơ cấp mỗi máy là:
- A.100 vòng
- B.150 vòng
- C.250 vòng
- D.200 vòng
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 136419
Điện năng được truyền đi với công suất P trên một đường dây tải điện với một điện áp ở trạm truyền là U, hiệu suất của quá trình truyền tải là 90%. Nếu giữ nguyên điện áp trạm truyền trải điện nhưng giảm công suất truyền tải đi 2 lần thì hiệu suất truyền tải điện khi đó là:
- A.80%
- B.85%
- C.90%
- D.95%