Đề ôn tập Chương 3 môn Lịch sử 6 năm 2021

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 33000

    Việc nhân dân lập đền thờ Hai Bà Trưng ở nhiều nơi cho thấy điều gì?

    • A.nhân dân luôn nhớ đến công lao của Hai Bà Trưng trong công cuộc bảo vệ đất nước.
    • B.nhân dân rất căm ghét quân xâm lược Hán.
    • C. nhân dân luôn xây đền thờ thờ những người có công.
    • D. nhân dân không bao giờ quên những giai đoạn khó khăn của đất nước.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 33002

    Sau khi giành lại được độc lập cho đất nước Trưng Vương đã làm gì?

    • A.Xá thuế ba năm cho dân, bãi bỏ luật pháp hà khắc của chính quyền Hán.
    • B.Tiếp tục thu thuế đề có tiền xây dựng đất nước.
    • C.Xá thuế hai năm liền cho dân, luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nẻ của chính quyên đô hộ bị bãi bỏ.
    • D.Tiếp tục sử dụng luật pháp nhà Hán đề thống trị nhân dân.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 33004

    Sau khi lên ngôi, Trưng Vương đóng đô ở đâu?

    • A.Cổ Loa (Hà Nội)
    • B.Mê Linh (Vĩnh Phúc)
    • C.Bạch Hạc (Phú Thọ)
    • D.Cẩm Khê (Ba Vì - Hà Tây)
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 33006

    Vào năm 42, người đã được vua Hán lựa chọn để chỉ huy dạo quân tấn công chiếm lại nước ta là ai?

    • A.Tiên Tư
    • B.Tô Định
    • C.Mã Viện
    • D.Trần Bá Tiên
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 33008

    Sau khi Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, vua Nam Hán không tiến hành đàn áp ngay cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng mà chỉ hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuấn bị xe, thuyền, làm thêm đường xá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân vì:

    • A.Lúc này nhà Hán phải lo đối phó với các cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.
    • B. Lúc này nhà Hán thực hiện chính sách bành trướng lãnh thổ về phía Tây và phía Bắc.
    • C.Sau những tổn thất do cuộc khởi nghĩa năm 40 gây ra, nhà Hắn muốn tranh thủ thời gian để chuẩn bị lực lượng.
    • D. Cả ba câu trên đều đúng.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 33010

    Mã Viện chỉ huy một lực lượng bao nhiêu quân tân công nước ta vào tháng 4 năm 42?

    • A.Mười vạn quân, hai nghìn xe thuyền các loại.
    • B.Hai vạn quân, hai nghìn xe thuyền các loại.
    • C.Ba vạn quân. hai nghìn xe thuyền các loại.
    • D.Bốn vạn quân, hai nghìn xe thuyền các loại.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 33012

    Mã Viện được vua Hán chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược nước ta vì sao?

    • A.Mã Viện là viên tướng lão luyện, khét tiếng gian ác.
    • B.ã Viện là viên tướng nỗi tiếng gian ác, lắm mưu nhiều kể.
    • C.Mã Viện là viên tướng đã từng chinh chiến ở phương Nam.
    • D. Mã Viện là viên tướng lão luyện, gian ác, lắm mưu nhiều kế, từng chỉnh chiến ở phương Nam.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 33014

    Hai Bà Trưng kéo quân đến vùng nào để nghênh chiến với quân nhà Hán?

    • A.Hai Bà Trưng kéo quân đến Hợp Phố để nghênh chiến.
    • B.Hai Bà Trưng kéo quân đến Lục Đầu để nghênh chiến.
    • C.Hai Bà Trưng kéo quân đến Lãng Bạc để nghênh chiến.
    • D.Hai Bà Trưng kéo quân đến Quỷ Môn Quan để nghênh chiến.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 33016

    Thời gian Mã Viện đưa quân tấn công vào nước ta và đầu tiên chúng tấn công ở đâu?

    • A.Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Hợp Phố.
    • B.Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Giao Chỉ.
    • C.Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Quỷ Môn Quan.
    • D.Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Lục Đầu.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 33018

    Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán làm gì?

    • A.vẫn giữ nguyên châu Giao.
    • B.sáp nhập châu Giao vào lãnh thổ châu khác.
    • C.tách riêng đất Âu Lạc ra để cai quản.
    • D.gộp thêm 3 tỉnh Trung Quốc vào châu Giao.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 33021

    Miền đất Âu Lạc trước đây bao gồm những quận nào?

    • A.Giao Châu, Cửu Chân, Nhật Nam.
    • B.Giao Chỉ, Giao Châu, Cửu Chân.
    • C.Giao Chỉ, Giao Châu, Nhật Nam.
    • D.Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 33024

    Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, trực tiếp cai quản các huyện là người nào?

    • A.người Việt
    • B.người Hán.
    • C.cả người Việt và người Hán.
    • D.không còn đơn vị huyện nữa.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 33027

    Chính quyền đô hộ nắm độc quyền cái gì?

    • A.muối
    • B.sắt
    • C.gạo
    • D.ngọc trai
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 33030

    Ở Âu Lạc có loại vải rất nổi tiếng, gọi là vải gì?

    • A.vải Giao Chỉ
    • B. vải Âu Lạc
    • C.vải tơ tằm
    • D. vải lụa
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 33033

    Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển khai thác san hô bằng cách nào?

    • A. lặn xuống biển để mò san hô.
    • B.dùng lưới sắt để khai thác san hô.
    • C.dùng dao để khai thác san hô.
    • D.không khai thác nữa để bảo vệ môi trường.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 33036

    Kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng” của cư dân Văn Lang được nói đến trong sách nào?

    • A.Đại Nam thực lục.
    • B.Đại Việt sử kí toàn thư.
    • C.Nam phương thảo mộc trạng
    • D. Thiên Nam ngữ lục.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 33039

    Cư dân Âu Lạc thế kỉ III khi làm gốm đã có thêm kĩ thuật gì?

    • A.tráng men.
    • B.trang trí hoa văn.
    • C.nung
    • D.tráng men và trang trí hoa văn.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 33042

    Biểu hiện của sự phát triển thương nghiệp thời kì này là gì?

    • A.kĩ thuật làm gốm ngày càng tiến bộ.
    • B.nghề luyện kim như đúc đồng, rèn sắt ngày càng phổ biến.
    • C.xuất hiện nhiều chợ làng và những trung tâm lớn đông dân cư.
    • D. trâu, bò đã đảm nhiệm việc cày, bừa trong nông nghiệp.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 33047

    Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chính sách đưa người Hán sang ở nước ta.

    • A.để dân ta quen dần tiếng Hán.
    • B.để dân ta quen với các phong tục tập quán nhà Hán.
    • C.chúng quyết tâm đồng hóa dân tộc ta.
    • D.nhà Hán đã hết đất cho người Hán ở.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 33050

    Thời nhà Hán, ngoài việc bắt dân ta công nộp những sản vật quý hiếm, chúng còn bắt dân ta cống nộp gì?

    • A.Thợ dệt khéo tay để dệt vải cho chúng.
    • B.Thợ thủ công khéo tay đưa về Trung Quốc xây dựng cung điện, lăng tâm...
    • C.Cống nộp quả vải.
    • D.Cống nộp vàng bạc, châu báu, lâm hải sản quý hiếm.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 33053

    Sự cướp đoạt của nhà Hán đối với dân ta được thể hiện ở điều gì?

    • A.Phải nộp đủ các loại tô thuế.
    • B.Bắt dân ta làm các công việc lao dịch nặng nề.
    • C.Bắt thợ giỏi sang Trung Quốc xây dựng nhà cửa, cung điện, lăng tẩm, đền đài.
    • D.Cả ba ý đều đúng.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 33056

    Sau khi Trưng Vương thất bại, để tăng cường bộ máy thống trị của chúng ở nước ta nhà Hán đã làm gì?

    • A.Biến Âu Lạc thành quận, huyện của Trung Quốc.
    • B.Đưa người Hán sang sống với dân ta.
    • C.Đưa người Hản sang thay người Việt làm Huyện lệnh.
    • D. Bắt dân ta cống nộp cả những thợ thủ công giỏi.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 33059

    Hai thứ thuế bị nhà Hán đánh nặng nhất là gì?

    • A.Thuế rượu và thuế muối.
    • B.Thuế chợ và thuế đò.
    • C.Thuế muối và thuế sắt.
    • D.Thuế ruộng và thuế thân.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 33062

    Sau khi chiếm được nước ta, về tổ chức nhà nước, nhà Hán đã có thay đổi như thế nào?

    • A.Thứ sử là người Hán, trực tiếp cai quản các huyện.
    • B.Thái thú là người Hán, trực tiếp cai quản các huyện. 
    • C.Huyện lệnh là người Hán, trực tiếp cai quản các huyện.
    • D.Cả người Việt và người Hán cùng nắm chức Huyện lệnh.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 33065

    Chính quyền đô hộ bóc lột nhân dân ta hết sức tàn bạo là gì?

    • A.Bắt nhân dân ta phải nộp nhiêu thứ thuế (nhất là thuế muối, thuế sắt).
    • B.Bắt nhân dân ta đi lao dịch.
    • C.Bắt nhân dân ta phải nộp công (các sản vật quý hiểm, cả thợ khéo tay).
    • D.Cả ba câu trên đều đúng.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 33068

    Sau khi đàn áp được chính quyền của Trưng Vương, chính sách cai trị của nhà Hán có thay đổi gì?

    • A.Biến Âu Lạc thành quận, huyện của Trung Quốc. 
    • B.Buộc dân ta phải học chữ Hán, tuân theo pháp luật Hán.
    • C.Thay thế các Lạc tướng người Việt bằng các Huyện lệnh người Hán.  
    • D.Câu B và C đúng. 
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 33071

    Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chính sách đưa người Hán sang nước ta?

    • A.để dân ta quen dần tiếng Hán.
    • B.để dân ta quen với các phong tục tập quán nhà Hán.
    • C.chúng quyết tâm đồng hóa dân tộc ta.
    • D.nhà Hán đã hết đất cho người Hán ở.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 33074

    Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành?

    • A.Quảng Châu (thuộc Trung Quốc).
    • B.Giao Châu (Âu Lậc cũ).
    • C.Giao Chỉ (Âu Lạc).
    • D.Câu A và B đúng. 
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 33077

    Nho giáo được lập ra bởi ai?

    • A.Lão Tử
    • B.Trang Tử
    • C.Khổng Tử
    • D.Hàn Mặc Tử
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 33080

    Giữa thế kỉ III, ở quận Cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của ai?

    • A. Hai Bà Trưng
    • B.Bà Triệu
    • C.Mai Hắc Đế
    • D.Lí Bí

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?