Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 73016
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc nào?
- A.Chiều nguyên tử khối tăng dần.
- B.Chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
- C.Tính kim loại tăng dần.
- D.Tính phi kim tăng dần.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 73017
Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết điều gì?
- A.Số thứ tự của nguyên tố.
- B.Số electron lớp ngoài cùng.
- C.Số hiệu nguyên tử
- D.Số lớp electron.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 73018
Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết điều gì?
- A.Số electron lớp ngoài cùng.
- B.Số thứ tự của nguyên tố.
- C.Số hiệu nguyên tử.
- D.Số lớp electron.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 73019
Dãy nào sau đây thể hiện mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần?
- A.Be, Fe, Ca, Cu.
- B.Ca, K, Mg, Al.
- C.Al, Zn, Co, Ca.
- D.Ni, Mg, Li, Cs.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 73020
Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần?
- A.Mg, Na, Si, P.
- B.Ca, P, B, C.
- C.C, N, O, F.
- D.O, N, C, B.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 73021
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A.Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm
- B.Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, sắp xếp theo Z tăng dần
- C.Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử
- D.Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A, 8 nhóm B, 18 cột trong đó nhóm A có 8 cột và nhóm B có 10 cột
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 73022
Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử?
- A.3
- B.5
- C.6
- D.7
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 73023
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn?
- A.3 và 3
- B.4 và 3
- C.4 và 4
- D.3 và 4
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 73024
Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 lần lượt là bao nhiêu?
- A. 8 và 18
- B.18 và 8
- C.8 và 8
- D.18 và 32
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 73025
A là khí không màu mùi hắc, rất độc và nặng hơn không khí.Hãy xác định công thức của hợp chất khí A, biết rằng
+ A là oxit của lưu huỳnh chưa 50% oxi
+ 1 gam khí A chiến thể tích 0,35 lit ở đktc
- A.SO
- B.SO3
- C.SO2
- D.NO2
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 73026
Nguyên tố X có hiệu số nguyên tử là 9. Điều khẳng định nào sau đây không đúng ?
- A.Điện tích hạt nhân của nguyên tử là 9+, nguyên tử có 9 electron.
- B.Nguyên tử X ở gần cuối chu kỳ 2, đầu nhóm VII.
- C.X là 1 phi kim hoạt động mạnh.
- D.X là 1 kim loại hoạt động yếu.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 73027
Cặp chất tác dụng được với dung dịch KOH là gì?
- A.CO, SO2
- B.SO2, SO3
- C.FeO, Fe2O3
- D.NO, NO2
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 73028
Chất khí nào sau đây có thể gây chết người vì ngăn cản sự vận chuyển oxi trong máu ?
- A.CO
- B.CO2
- C.NO2
- D.NO
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 73029
Khi dẫn khí clo vào cốc đựng nước, sau đó cho vào cốc 1 mẩu quỳ tím. Hiện tượng xảy ra là gì?
- A.quỳ tím hóa đỏ.
- B.quỳ tím hóa xanh.
- C.quỳ tím không chuyển màu.
- D.quỳ tím hóa đỏ sau đó mất màu ngay.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 73030
Phản ứng giữa Cl2 và dung dịch NaOH ở điều kiện thường dùng để điều chế chất nào?
- A.thuốc tím.
- B.nước gia - ven.
- C.clorua vôi.
- D. kali clorat.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 73031
Trong thực tế, người ta có thể dùng cacbon để khử oxit kim loại nào trong số các oxit kim loại dưới đây để sản xuất kim loại ?
- A.Al2O3
- B. K2O
- C.CaO
- D.Fe3O4
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 73032
Trong các chất sau chất nào có thể tham gia phản ứng với clo ?
- A.Oxi
- B.Dung dịch KOH.
- C.CuO.
- D.NaCl.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 73033
Khí CO lẫn tạp chất là CO2 và SO2 có thể làm sạch CO bằng cách dẫn mẫu khí trên qua chất nào?
- A.dung dịch H2SO4 đặc.
- B.dung dịch Ca(OH)2.
- C.dung dịch CaSO4.
- D.dung dịch CaCl2.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 73034
Đốt cháy hoàn toàn 3 gam C thành CO2. Cho toàn bộ sản phẩm hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng kết tủa tạo thành là
- A.50 gam.
- B.25 gam.
- C.15 gam.
- D.40 gam.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 73035
Cho 69,6 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, nóng, dư. Thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn thu được là
- A.4,48 lít.
- B.6,72 lít.
- C.17,92 lít.
- D.13,44 lít.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 73036
Thể tích của dung dịch KOH 1M ở điều kiện thường cần dùng để tác dụng hoàn toàn với 1,12 lít khí Cl2 (đktc) là
- A.0,2 lít.
- B.0,3 lít.
- C.0,4 lít.
- D.0,1 lít.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 73037
Một nguyên tố X ở ô thứ 12 trong bảng tuần hoàn. Điện tích hạt nhân nguyên tử X là gì?
- A.12-
- B.12+
- C.-12
- D.+12
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 73038
Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng số liệu nào?
- A. số hiệu nguyên tử
- B.nguyên tử khối
- C.số nơtron
- D.số lớp electron.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 73039
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, sự thay đổi nào sau đây đúng?
- A.tính kim loại tăng dần.
- B.tính phi kim tăng dần.
- C.tính kim loại không đổi.
- D.tính phi kim giảm dần.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 73040
Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là bao nhiêu?
- A.3
- B.5
- C.6
- D.7
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 73041
Phát biểu nào sau đây là sai:
- A.Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.
- B.Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.
- C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.
- D.Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 73042
Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là bao nhiêu?
- A.8 và 18
- B.18 và 8
- C.8 và 8
- D.18 và 32
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 73043
Các nguyên tố Na, Mg, Al,Si, P, S, Cl, Ar thuộc chu kì 3. Lớp electron ngoài cùng có số electron tối đa là bao nhiêu?
- A.3
- B.10
- C.20
- D.8
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 73044
Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc chu kì mấy và nhóm mấy?
- A.Chu kì 3, nhóm IVA
- B.Chu kì 3, nhóm VIA
- C.Chu kì 4, nhóm IVA
- D.Chu kì 4, nhóm IIIA
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 73045
Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất l à 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là
- A.khí hiếm và kim loại
- B.kim loại và kim loại
- C.kim loại và khí hiếm
- D.phi kim và kim loại