Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 64145
Chọn khẳng định đúng. Trong một đường tròn, số đo cung lớn bằng
- A.Số đo cung nhỏ
- B.Hiệu giữa 3600 và số đo của cung nhỏ (có chung 2 mút với cung lớn).
- C.Tổng giữa 3600 và số đo của cung nhỏ (có chung 2 mút với cung lớn)
- D.Số đo của cung nửa đường tròn
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 64146
Chọn khẳng định đúng. Trong một đường tròn, số đo cung nhỏ bằng
- A.Số đo của góc ở tâm chắn cung đó
- B.Số đo cung lớn
- C.Số đo của góc ở tâm chắn cung lớn
- D.Số đo của cung nửa đường tròn
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 64147
Chọn khẳng định đúng. Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là
- A.Góc bên ngoài đường tròn
- B.Góc tạo bởi hai bán kính
- C.Góc ở tâm
- D.Góc bên trong đường tròn
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 64148
Chọn khẳng định đúng. Góc ở tâm là góc
- A.Có đỉnh nằm trên đường tròn
- B.Có đỉnh nằm trên bán kính của đường tròn
- C.Có hai cạnh là hai đường kính của đường tròn
- D.Có đỉnh trùng với tâm đường tròn
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 64149
Chọn khẳng định đúng. Cho đường tròn (O) có dây AB > CD khi đó
- A.Cung AB lớn hơn cung CD
- B.Cung AB nhỏ hơn cung CD
- C.Cung AB bằng cung CD
- D.Số đo cung AB bằng hai lần số đo cung CD
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 64150
Cho đường đường tròn (O) đường kính AB và đường tròn (O') đường kính AO. Các điểm C,D thuộc đường tròn (O) sao cho B thuộc cung CD và cung BC nhỏ bằng cung BD nhỏ. Các dây cung AC và AD cắt đường tròn (O') theo thứ tự E và F. So sánh cung OE và cung OF của đường tròn (O')?
- A.Cung OE > cung OF
- B.Cung OE < cung OF
- C.Cung OE = cung OF
- D.Chưa đủ điều kiện so sánh
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 64151
Cho đường tròn ( O ) có hai dây AB,CD song song với nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?
- A.AD>BC
- B.Số đo cung AD bằng số đo cung BC
- C.AD
- D. \(\widehat {AOD} > \widehat {COB}\)
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 64152
Cho đường tròn (O;R) có hai dây cung AB và CD vuông góc với nhau tại I ( C thuộc cung nhỏ AB ). Kẻ đường kính BE của (O). Đẳng thức nào sau đây là sai?
- A. \(I{A^2} + I{C^2} + I{B^2} + I{D^2} = A{D^2} + B{C^2}\)
- B. \(I{A^2} + I{C^2} + I{B^2} + I{D^2} = B{D^2} + A{C^2}\)
- C. \(I{A^2} + I{C^2} + I{B^2} + I{D^2} = B{E^2}\)
- D. \(I{A^2} + I{C^2} + I{B^2} + I{D^2} = A{D^2}\)
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 64153
Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, đường cao AH và nội tiếp đường tròn tâm (O), đường kính AM Số đo góc ACM là:
- A.1000
- B.900
- C.1100
- D.1200
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 64154
Cho đường tròn (O) và điểm I nằm ngoài (O). Từ điểm I kẻ hai dây cung AB và CD ( A nằm giữa I và B,C nằm giữa I và D) sao cho góc CAB = 1200. Chọn câu đúng
- A. \(\widehat {IAC} = \widehat {CDB} = {70^ \circ }\)
- B. \(\widehat {IAC} = \widehat {CDB} = {60^ \circ }\)
- C. \(\widehat {IAC} =60^0; \widehat {CDB} = {70^ \circ }\)
- D. \(\widehat {IAC} =70^0; \widehat {CDB} = {70^ \circ }\)
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 64155
Cho đường tròn (O) và điểm I nằm ngoài (O).Từ điểm I kẻ hai dây cung AB và CD ( A nằm giữa I và B,C nằm giữa I và D). Cặp góc nào sau đây bằng nhau?
- A. \(\widehat {ACI};\widehat {IBD}\)
- B. \(\widehat {CAI};\widehat {IBD}\)
- C. \(\widehat {ACI};\widehat {IDB}\)
- D. \(\widehat {ACI};\widehat {IAC}\)
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 64156
Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn bằng bao nhiêu độ?
- A.450
- B.900
- C.600
- D.1200
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 64157
Từ điểm M nằm ngoài (O) kẻ các tiếp tuyến MD; MB và cát tuyến MAC với đường tròn. A nằm giữa M và C. Khi đó MA, MC bằng
- A.MB2
- B.BC2
- C.MD.MA
- D.MB.MC
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 64158
Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB. Trên tia đối của tia AB lấy điểm M. Vẽ tiếp tuyến MC với nửa đường tròn. Gọi H là hình chiếu của C trên AB. Gỉa sử \( \widehat {CBA} = {30^0}\) . Chọn câu sai
- A. \(\widehat {MCA} = {30^0}\)
- B. \(\widehat {ACH} = {30^0}\)
- C. \(\widehat {COA} = {30^0}\)
- D. \(\widehat {CAB} = {60^0}\)
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 64159
So sánh góc (APB) và góc (ABT) trong hình vẽ dưới đây biết BT là tiếp tuyến của đường tròn (O).
- A. \(\widehat {ABT} = \widehat {APB}\)
- B. \(\widehat {ABT} =2 \widehat {APB}\)
- C. \(\widehat {ABT} < \widehat {APB}\)
- D. \(\widehat {ABT} > \widehat {APB}\)
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 64160
Tìm số đo góc (xAB), trong hình vẽ biết góc (AOB) = 1000 và Ax là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại A
- A. \(\widehat {xAB} = {130^0}\)
- B. \(\widehat {xAB} = {50^0}\)
- C. \(\widehat {xAB} = {100^0}\)
- D. \(\widehat {xAB} = {120^0}\)
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 64161
Từ A ở ngoài (O) vẽ tiếp tuyến AB và cát tuyến ACD . Tia phân giác góc BAC cắt BC,BD lần lượt tại M,N. Vẽ dây BF vuông góc với MN tại H và cắt CD tại E. Tam giác BMN là hình gì
- A.ΔBMN cân tại N
- B.ΔBMN cân tại M
- C.ΔBMN cân tại B
- D.ΔBMN đều
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 64162
Cho (O;R) có hai đường kính AB,CD vuông góc với nhau. Gọi M là điểm chính giữa cung BC . Dây AM cắt OC tại E , dây CM cắt đường thẳng AB tại N. Số đo góc MEC bằng
- A.680
- B.700
- C.600
- D.67,50
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 64163
Cho (O;R) có hai đường kính AB,CD vuông góc với nhau. Gọi M là điểm chính giữa cung BC. Dây AM cắt OC tại E , dây CM cắt đường thẳng AB tại N. Tam giác MCE là tam gíac gì?
- A.ΔMEC đều
- B.ΔMEC cân tại E
- C.ΔMEC cân tại M
- D.ΔMEC cân tại C
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 64164
Cho (O;R) và dây AB bất kỳ. Gọi M là điểm chính giữa cung nhỏ AB, E;F à hai điểm bất kỳ trên dây AB . Gọi C,D lần lượt là giao điểm của ME;MF với (O) . Khi đó góc EFD + góc ECD bằng
- A.1800
- B.1500
- C.1350
- D.1200
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 64165
Cho hình vuông ABCD. Trên cạnh BC lấy điểm E, trên tia đối của tia CD lấy điểm F sao cho CE = CF. Gọi M là giao điểm của hai đường thẳng DE và BF. Tìm quỹ tích của điểm M khi E di động trên cạnh BC.
- A.Nửa đường tròn đường kính BD .
- B.Cung BC của đường tròn đường kính BD
- C.Cung BC của đường tròn đường kính BD trừ điểm B,C
- D.Đường tròn đường kính BD
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 64166
Cho nửa đường tròn đường kính AB. Gọi M là điểm chính giữa của cung AB . Trên cung AM lấy điểm N. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MD = MB, trên tia đối của tia NB lấy điểm E sao cho NA = NE, trên tia đối của tia MB lấy điểm C sao cho MC = MA. Các điểm nào dưới đây cùng thuộc một đường tròn ?
- A.A,B,C,M,E
- B.M,B,C,D,N
- C.A,B,C,D,E
- D.A,B,C,D,N
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 64167
Cho tam giác ABC có BC cố định và góc A bằng 500. Gọi D là giao điểm của ba đường phân giác trong của tam giác. Tìm quỹ tích điểm D
- A.Một cung chứa góc 1150 dựng trên đoạn BC
- B.Một cung chứa góc 1150 dựng trên đoạn AC
- C.Hai cung chứa góc 1150 dựng trên đoạn AB
- D.Hai cung chứa góc 1150 dựng trên đoạn BC
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 64168
Cho hình vẽ sau, chọn kết luận đúng:
- A.Điểm E thuộc cung chứa góc 800 dựng trên đoạn AC
- B.Điểm B,D thuộc cung chứa góc 800 dựng trên đoạn AC
- C.Ba điểm B,E,D cùng thuộc cung chứa góc 800 dựng trên đoạn AC
- D.Năm điểm A,B,C,D,E cùng thuộc một đường tròn.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 64169
Cho tứ giác ABCD có số đo các góc A, B, C, D lần lượt như sau. Trường hợp nào thì tứ giác ABCD có thể là tứ giác nội tiếp.
- A. \( {50^0};{60^0};{130^0};{140^0}\)
- B. \( {65^0};{85^0};{115^0};{95^0}\)
- C. \( {82^0};{90^0};{98^0};{100^0}\)
- D.Các câu đều sai
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 64170
Tứ giác ở hình nào dưới đây là tứ giác nội tiếp?
- A.Hình 5
- B.Hình 2
- C.Hình 3
- D.Hình 4
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 64171
Cho tứ giác ABCD nội tiếp. Chọn câu sai:
- A. \( \widehat {BAD} + \widehat {BCD} = {180^0}\)
- B. \( \widehat {ABD} = \widehat {ACD} \)
- C. \(\hat A + \hat B + \hat C + \hat D = {360^0}\)
- D. \( \widehat {ADB} = \widehat {DAC} \)
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 64172
Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O). Chọn khẳng định sai
- A. \( \widehat {BDC} = \widehat {BAC}\)
- B. \( \widehat {ABC} + \widehat {ADC}=180^0\)
- C. \( \widehat {DCB} = \widehat {BAx}\)
- D. \( \widehat {BCA} = \widehat {BAx}\)
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 64173
Tính cạnh của một ngũ giác đều nội tiếp đường tròn bán kính 5cm (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)
- A.5,9cm
- B.5,8cm
- C.5,87cm
- D.6cm
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 64174
Tính cạnh của một ngũ giác đều nội tiếp đường tròn bán kính 4cm (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)
- A.4,702cm
- B.4,7cm
- C.4,6cm
- D.4,72cm
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 64175
Cho lục giác đều ABCDEF cạnh a nội tiếp đường tròn tâm O. Tính bán kính đường tròn O theo a.
- A. \(\sqrt 2 a\)
- B.2a
- C.a
- D. \( \frac{a}{2}\)
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 64176
Cho lục giác đều ABCDEF nội tiếp đường tròn tâm O. Tính số đo góc AOB
- A.600
- B.1200
- C.300
- D.2400
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 64177
Cho tam giác ABC có AB = AC = 3cm, \( \widehat A = {120^0}\). Tính độ dài đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC
- A.12π
- B.9π
- C.6π
- D.3π
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 64178
Cho tam giác ABC vuông tại A, cạnh AB = 5cm, \( \widehat B = {60^0}\) . Đường tròn tâm I , đường kính AB cắt BC ở D . Chọn khẳng định sai?
- A.Độ dài cung nhỏ BD của (I) là \(\frac{π}{6}(cm)\)
- B.AD⊥BC
- C.D thuộc đường tròn đường kính AC
- D.Độ dài cung nhỏ BD của (I) là \(\frac{5π}{6}(cm)\)
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 64179
Cho ba điểm A,B,C thẳng hàng sao cho B nằm giữa A và C . Chọn khẳng định nào sau đây đúng?
- A.Độ dài nửa đường tròn đường kính AC bằng hiệu các độ dài của hai nửa đường tròn đường kính AB và BC
- B.Độ dài nửa đường tròn đường kính AC bằng tổng các độ dài của hai nửa đường tròn đường kính AB và BC .
- C.Độ dài nửa đường tròn đường kính BC bằng tổng các độ dài của hai nửa đường tròn đường kính AB và AC
- D.Độ dài nửa đường tròn đường kính AB bằng tổng các độ dài của hai nửa đường tròn đường kính AC và BC
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 64180
Số đo n0của cung tròn có độ dài 30,8 cm trên đường tròn có bán kính 22cm là ( lấy \(\pi \simeq 3,14\) ) và làm tròn đến độ)
- A.700
- B.800
- C.650
- D.850
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 64181
Cho đường tròn (O,10cm), đường kính AB.. Điểm M thuộc (O) sao cho \( \widehat {BAM} = {45^0}\). Tính diện tích hình quạt AOM .
- A.5π(cm2)
- B.25π(cm2)
- C.50π(cm2)
- D.25π/2(cm2)
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 64182
Một hình tròn có diện tích \(S=144\pi cm^2\) . Bán kính của hình tròn đó là:
- A.15cm
- B.16cm
- C.12cm
- D.14cm
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 64183
Diện tích hình tròn bán kính R = 8cm là
- A.8π(cm2)
- B.64π(cm2)
- C.16π(cm2)
- D.32π2(cm2)
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 64184
Diện tích hình tròn bán kính R = 10cm là
- A.100π(cm2)
- B.10π(cm2)
- C.20π(cm2)
- D.100π2(cm2)