Đề ôn tập Chương 3 Hình học môn Toán 9 năm 2021 Trường THCS Phú Hội

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 63585

    Chọn khẳng định đúng. Góc ở tâm là góc

    • A.Có đỉnh nằm trên đường tròn 
    • B.Có đỉnh trùng với tâm đường tròn
    • C.Có hai cạnh là hai đường kính của đường tròn
    • D.Có đỉnh nằm trên bán kính của đường tròn
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 63586

    Chọn khẳng định đúng. Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là

    • A.Góc ở tâm
    • B.Góc tạo bởi hai bán kính
    • C.Góc bên ngoài đường tròn
    • D.Góc bên trong đường tròn
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 63587

    Chọn khẳng định đúng. Trong một đường tròn, số đo cung nhỏ bằng

    • A.Số đo cung lớn
    • B.Số đo của góc ở tâm chắn cung đó
    • C.Số đo của góc ở tâm chắn cung lớn
    • D.Số đo của cung nửa đường tròn
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 63588

    Cho đường tròn (O) đường kính AB, vẽ góc ở tâm góc\(\widehat {AOC}\)  = 55o. Vẽ dây CD vuông góc với AB và dây DE song song với AB. Tính số đo cung nhỏ BE

    • A.55
    • B.60
    • C.40
    • D.50
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 63589

    Cho đường tròn (O;R). Gọi H là điểm thuộc bán kính OA sao cho OH = \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\) OA. Dây CD vuông góc với OA tại H. Tính số đo cung lớn CD.

    • A.260
    • B.240o
    • C.300
    • D.120o
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 63590

    Cho đường tròn (O;R). Gọi H là trung điểm của bán kính OA. Dây CD vuông góc với OA tại H. Tính số đo cung lớn CD. 

    • A.260
    • B.300
    • C.240
    • D.120
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 63591

    Chọn khẳng định đúng.  Cho đường tròn (O) có dây AB > CD khi đó

    • A.Cung AB lớn hơn cung CD
    • B.Cung AB nhỏ hơn cung CD
    • C.Cung AB bằng cung CD
    • D.Số đo cung AB bằng hai lần số đo cung CD
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 63592

    Chọn khẳng định đúng.  Cho đường tròn (O) có cung MN < cung PQ, khi đó

    • A.MN>PQ
    • B.MN<PQ
    • C.MN=PQ
    • D.PQ=2MN
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 63593

    Cho đường đường tròn (O) đường kính AB và đường tròn (O') đường kính AO. Các điểm C,D thuộc đường tròn (O) sao cho B thuộc  cung CD và cung BC nhỏ bằng cung BD nhỏ. Các dây cung AC và AD cắt đường tròn (O') theo thứ tự E và F. So sánh cung OE và cung OF của đường tròn (O').

    • A.Cung OE > cung OF
    • B.Cung OE < cung OF
    • C.Cung OE = cung OF
    • D.Chưa đủ điều kiện so sánh
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 63594

    Cho đường tròn (O;R), dây cung AB = R\({\sqrt 3 }\). Vẽ đường kính CD ⊥ AB (C thuộc cung lớn AB). Trên cung AC nhỏ lấy điểm M, vẽ dây AN // CM. Độ dài đoạn MN là:

    • A.MN = R\({\sqrt 3 }\)
    • B.MN = R\({\sqrt 2 }\)
    • C.MN = \(\frac{{3R}}{2}\)
    • D.MN = R\(\frac{{\sqrt 5}}{2}\)
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 63595

    Cho tam giác ABC có góc \(\widehat B = {30^0}\) , đường trung tuyến AM, đường cao CH. Vẽ đường tròn ngoại tiếp BHM. Kết luận nào sai khi nói về các cung HB; MB; MH của đường tròn ngoại tiếp tam giác MHB?

    • A.Cung  HB lớn nhất
    • B.Cung  HB nhỏ nhất
    • C.Cung  MH nhỏ nhất
    • D.Cung MB = cung MH
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 63596

    Cho tam giác ABC có \(\widehat B = {60^0}\) , đường trung tuyến AM, đường cao CH. Vẽ đường tròn ngoại tiếp BHM. Kết luận nào đúng khi nói về các cung HB;MB;MH của đường tròn ngoại tiếp tam giác MHB?

    • A.Cung  HB nhỏ nhất 
    • B.Cung  MB lớn nhất
    • C.Cung  MH nhỏ nhất
    • D.Ba cung bằng nhau
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 63597

    Góc nội tiếp nhỏ hơn hoặc bằng 90° có số đo

    • A.Bằng nửa số đo góc ở tâm cùng chắn một cung
    • B.Bằng số đo góc ở tâm cùng chắn một cung
    • C.Bằng số đo cung bị chắn
    • D.Bằng nửa số đo cung lớn
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 63598

    Tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O;R) biết góc góc C = 450 và AB = a. Bán kính đường tròn (O) là

    • A. \( a\sqrt 2 \)
    • B. \( a\sqrt 3\)
    • C. \( \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
    • D. \( \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 63599

    Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O;R), đường cao AH, biết AB = 12cm,AC = 15cm, AH = 6cm.Tính đường kính của đường tròn (O).

    • A.13,5cm
    • B.12cm
    • C.15cm
    • D.30cm
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 63600

    Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O;R),đường cao AH, biết AB = 9cm, AC = 12cm, AH = 4m. Tính bán kính của đường tròn (O).

    • A.13,5cm
    • B.12cm
    • C.18cm
    • D.6cm
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 63601

    Cho tam giác ABC có AB = 5cm;AC = 3cm đường cao AH và nội tiếp trong đường tròn tâm (O), đường kính AD.Khi đó tích AH.AD bằng

    • A.30cm2
    • B.8cm2
    • C.12cm2
    • D.15cm2
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 63602

    Cho tam giác ABC có đường cao AH và nội tiếp trong đường tròn tâm (O), đường kính AD. Khi đó tích AB.AC bằng

    • A.AH.HD 
    • B.AH.AD
    • C.AH.HB 
    • D.AH2
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 63603

    Cho đường tròn (O;R)  có hai đường kính AB và CD vuông góc. Gọi I là điểm trên cung AC sao cho khi vẽ tiếp tuyến qua I và cắt DC kéo dài tại M thì IC = CM. Độ dài OM tính theo bán kính là:

    • A.3R
    • B.2R
    • C. \(\frac{3}{2}R\)
    • D. \(\frac{3}{4}R\)
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 63604

    Cho nửa đường tròn ( O )  đường kính AB. Trên tia đối của tia AB lấy một điểm M. Vẽ tiếp tuyến MC với nửa đường tròn. Gọi H là hình chiếu của C lên AB. Biết MC = a,MB = 3a. Độ dài đường kính AB là?

    • A. \(AB=2a\)
    • B. \( AB = \frac{{10a}}{3}\)
    • C. \( AB = \frac{{8a}}{3}\)
    • D. \(AB=3a\)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 63605

    Cho tam giác nhọn ABC (AB < AC) nội tiếp (O;R). Gọi BD;CE là hai đường cao của tam giác. Gọi d là tiếp tuyến tại A của (O;R)  và M,N lần lượt là hình chiếu của B,C trên d. Tam giác AMB đồng dạng với tam giác

    • A.BCD
    • B.CBD
    • C.CDB
    • D.BDC
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 63606

    Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp (O) có AC = 3cm . Kẻ tiếp tuyến xAy với (O) . Từ C kẻ CM//xy (M thuộc AB)  . Chọn câu đúng.

    • A. \(AM.AB=12cm^2\)
    • B. \(AM.AB=6cm^2\)
    • C. \(AM.AB=9cm^2\)
    • D. \(AM.AB=BC^2\)
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 63607

    Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp (O) . Kẻ tiếp tuyến xAy với (O) . Từ B kẻ BM//xy (M thuộc AC) . Khi đó tích AM.AC bằng

    • A.AB2
    • B.BC2
    • C.AC2
    • D.AM2
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 63608

    Cho đường tròn (O;R) với A là điểm cố định trên đường tròn. Kẻ tiếp tuyến Ax với (O) và lấy M là điểm bất kì thuộc tia Ax. Vẽ tiếp tuyến thứ hai MB với đường tròn (O). Gọi I là trung điểm MA, K là giao điểm của BI với (O). Tam giác IKA đồng dạng với tam giác: 

    • A.IBA 
    • B.IAB
    • C.ABI
    • D.KAB 
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 63609

    Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn có số đo

    • A.Bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn
    • B.Bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn
    • C.Bằng số đo cung lớn bị chắn
    • D.Bằng số đo cung nhỏ bị chắn
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 63610

    Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài tại A. Gọi CD là tiếp tuyến chung ngoài của hai đường tròn (C ∈ (O), D ∈ (O’)). Số đo góc CAD

    • A.750
    • B.80o
    • C.90o
    • D.120o
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 63611

    Cho tam giác ABC cân tại A, nội tiếp trong (O). Trên cung nhỏ AC, lấy điểm D. Gọi S là giao điểm của AD và BC, I là giao điểm của AC và BD. Khẳng định nào sau đây là đúng?

    • A. \( \widehat {{\rm{AS}}C} =2\widehat {DCA}\)
    • B. \( 2\widehat {{\rm{AS}}C} = \widehat {DCA}\)
    • C. \( \widehat {{\rm{AS}}C} = \widehat {DCA}\)
    • D.Các đáp án trên sai
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 63612

    Cho ΔABC nhọn nội tiếp đường tròn (O). Vẽ phân giác trong AD của góc A (D ≠ (O)). Lấy điểm E thuộc cung nhỏ AC. Nối BE cắt AD và AC lần lượt tại I và tại K, nối DE cắt AC tại J. Kết luận nào đúng?

    • A. \( \widehat {BID} =2 \widehat {{\rm{AJ}}E}\)
    • B. \( \widehat {BID} = \widehat {{\rm{AJ}}E}\)
    • C. \( 2\widehat {BID} = \widehat {{\rm{AJ}}E}\)
    • D.Các đáp án trên đều sai
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 63613

    Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp (O) . Các tiếp tuyến tại B,C của (O) cắt nhau tại M. Biết góc BAC = 2góc BMC. Tính góc BAC.

    • A.450
    • B.500
    • C.720
    • D. 1200
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 63614

    Trên đường tròn (O;R) vẽ ba dây liên tiếp bằng nhau AB = BC = CD, mỗi dây có độ dài nhỏ hơn R. Các đường thẳng AB,CD cắt nhau tại I, các tiếp tuyến của (O) tại B và D cắt nhau tại K. Góc BIC bằng góc nào dưới đây?

    • A. \(\widehat {DKC}\)
    • B. \(\widehat {DKB}\)
    • C. \(\widehat {BKC}\)
    • D. \(\widehat {ICB}\)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?