Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 64825
Cho đường thẳng d có phương trình \( \frac{{m - 1}}{2}x + (1 - 2m)y = 2\) Tìm các giá trị của tham số m để d song song với trục tung.
- A.1
- B.2
- C.3
- D.\(\frac{1}{2}\)
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 64826
Cho đường thẳng d có phương trình (m - 2)x + (3m - 1)y = 6m + 2 Tìm các giá trị của tham số m để d song song với trục tung.
- A.1/3
- B.2
- C.2/3
- D.3
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 64827
Cho đường thẳng d có phương trình (5m - 15)x + 2my = m - 2. Tìm các giá trị của tham số m để d song song với trục hoành.
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 64828
Cho đường thẳng d có phương trình (m - 2)x + (3m - 1)y = 6m - 2. Tìm các giá trị của tham số m để d song song với trục hoành.
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 64829
Trong các cặp số (- 2;1); (0;2); ( - 1;0); (1,5;3); (4; - 3) có bao nhiêu cặp số không là nghiệm của phương trình 3x + 5y = - 3
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 64830
Trong các cặp số (0;2),( - 1; - 8), (1;1), (3; 2), (1; - 6) có bao nhiêu cặp số là nghiệm của phương trình 3x - 2y = 13.
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 64831
Công thức nghiệm tổng quát của phương trình 0x + 4y = - 16
- A. \(\left\{ \begin{array}{l} x \in R\\ y = - 4 \end{array} \right.\)
- B. \(\left\{ \begin{array}{l} x \in R\\ y = 4 \end{array} \right.\)
- C. \(\left\{ \begin{array}{l} y \in R\\ x= -4 \end{array} \right.\)
- D. \(\left\{ \begin{array}{l} y \in R\\ x = 4 \end{array} \right.\)
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 64832
Công thức nghiệm tổng quát của phương trình 3x + 0y = 12
- A. \(\left\{ \begin{array}{l} x \in R\\ y = - 4 \end{array} \right.\)
- B. \(\left\{ \begin{array}{l} x \in R\\ y = 4 \end{array} \right.\)
- C. \(\left\{ \begin{array}{l} y \in R\\ x = - 4 \end{array} \right.\)
- D. \(\left\{ \begin{array}{l} y \in R\\ x = 4 \end{array} \right.\)
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 64833
Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} y = ( - 2 - m)x + 2\\ y = (m + 4)x + 19 \end{array} \right.\). Tìm m để hệ phương trình trên có nghiệm duy nhất?
- A.m = 3
- B.m = -3
- C.m ≠ -3
- D.m ≠ 3
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 64834
Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} y = 2{\rm{x}} + 20\\ y = (2m - 4)x + 10 \end{array} \right.\). Tìm m để hệ phương trình đã cho vô nghiệm
- A.m = 3
- B.m = 1
- C.m = -2
- D.m = -1
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 64835
Không vẽ hình, hỏi hệ phương trình sau có bao nhiêu nghiệm: \(\left\{ \begin{array}{l} - 2{\rm{x}} + 5y = 10\\ 16{\rm{x}} - 40y = 20 \end{array} \right.\)
- A.Vô số nghiệm
- B.0
- C.1
- D.2
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 64836
Không cần vẽ hình, cho biết hệ phương trình sau có bao nhiêu nghiệm? \(\left\{ \begin{array}{l} y = 2{\rm{x}} + 10\\ y = x + 100 \end{array} \right.\)
- A.1
- B.Vô số
- C.0
- D.2
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 64837
Không giải hệ phương trình, dự đoán số nghiệm của hệ \(\left\{ \begin{array}{l} - 2{\rm{x}} + y = - 3\\ 3{\rm{x}} - 2y = 7 \end{array} \right.\)
- A.0
- B.Vô số
- C.1
- D.2
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 64838
Một hệ phương trình bậc nhất hai ẩn:
- A.Luôn có một nghiệm duy nhất
- B.Luôn có vô số nghiệm
- C.Có thể có nghiệm duy nhất
- D.Không thể có vô số nghiệm
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 64839
Tìm nghiệm hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x = - 4\\3y + 6 = 0\end{array} \right.\)
- A.Hệ phương trình đã cho có một nghiệm là x = -2
- B.Hệ phương trình đã cho có hai nghiệm là x = -2 và y = -2
- C.Hệ phương trình đã cho vô nghiệm
- D.Hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất là (x ; y) = (-2 ; -2)
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 64840
Cho hai hệ phương trình
\(\left( I \right)\left\{ \begin{array}{l}x = y - 1\\y = x + 1\end{array} \right.\) và \(\left( {II} \right)\left\{ \begin{array}{l}2x - 3y = 5\\3y + 5 = 2x\end{array} \right.\)
- A.Hệ (I) có vô số nghiệm và hệ (II) vô nghiệm
- B.Hệ (I) vô nghiệm và hệ (II) có vô số nghiệm
- C.Hệ (I) vô nghiệm và hệ (II) vô nghiệm
- D.Hệ (I) có vô số nghiệm và hệ (II) có vô số nghiệm
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 64841
Giải hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{2x}}{3} - \dfrac{{5y}}{3} = 1\\4x - 10y = 6\end{array} \right.\)
- A.Vô nghiệm
- B.Vô số nghiệm
- C.(1;2)
- D.(-3;2)
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 64842
Gọi (a;b) là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x + y\sqrt 3 = 0\\x\sqrt 3 + 2y = 2\end{array} \right.\).Tính a2 + b
- A.6
- B.8
- C.10
- D.12
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 64843
Số nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{x}{2} - \dfrac{y}{3} = 1\\3x - 2y = 6\end{array} \right.\)
- A.0
- B.1
- C.2
- D.Vô số nghiệm
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 64844
Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x + 5y = 1\\6x - 15y = 4\end{array} \right.\) có bao nhiêu nghiệm?
- A.0
- B.1
- C.2
- D.Vô số
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 64845
Tính tích hai nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}3x - 2y = 1\\6x - 2y = 4\end{array} \right.\)
- A.1
- B.2
- C.-1
- D.-2
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 64846
Gọi a, b là hai nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}4x - y = 8\\2x - y = 10\end{array} \right.\). Tính a + b
- A.13
- B.-13
- C.12
- D.-12
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 64847
Dùng phương pháp thế để giải hệ phương trình sau: \(\left\{ \begin{array}{l}4x - y = 2\\x + 3y = 7\end{array} \right.\)
- A.(2;1)
- B.(1;2)
- C.(3;1)
- D.(1;3)
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 64848
Tìm a, b để hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}ax - y = 2\\bx + ay = 1\end{array} \right.\) có nghiệm là (2; -1).
- A. \(\left\{ \begin{array}{l}a = \dfrac{1}{2}\\b = \dfrac{3}{4}\end{array}\right.\)
- B. \(\left\{ \begin{array}{l}b = \dfrac{1}{2}\\a = \dfrac{3}{4}\end{array}\right.\)
- C. \(\left\{ \begin{array}{l}a = \dfrac{-1}{2}\\b = \dfrac{3}{4}\end{array}\right.\)
- D. \(\left\{ \begin{array}{l}a = \dfrac{1}{2}\\b = \dfrac{-3}{4}\end{array}\right.\)
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 64849
Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x + 5y = 8\\2x - 3y = 0\end{array} \right.\) là:
- A.\(\left( {x;y} \right) = \left( {-\dfrac{3}{2};-1} \right)\)
- B.\(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{3}{2};-1} \right)\)
- C.\(\left( {x;y} \right) = \left( {-\dfrac{3}{2};1} \right)\)
- D.\(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{3}{2};1} \right)\)
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 64850
Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}3x + y = 3\\2x - y = 7\end{array} \right.\) là:
- A.\(\left( {x;y} \right) = \left( {-2; 3} \right)\)
- B.\(\left( {x;y} \right) = \left( {-2; - 3} \right)\)
- C.\(\left( {x;y} \right) = \left( {2; - 3} \right)\)
- D.\(\left( {x;y} \right) = \left( {2; 3} \right)\)
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 64851
Hệ \(\left\{ \begin{array}{l}\left( {1 + \sqrt 3 } \right)x + \left( {\sqrt 2 - 1} \right)y = 1\\\left( {1 + \sqrt 2 } \right)x + \left( {1 - \sqrt 3 } \right)y = 1\end{array} \right.\) có nghiệm là (a;b). Tính 3a + 3b.
- A. \(2\sqrt2+1\)
- B. \(2\sqrt2-1\)
- C. \(2\sqrt2-2\)
- D. \(2\sqrt2+2\)
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 64852
Hệ \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{2}{3}x - y = 70\\\dfrac{1}{3}x - \dfrac{2}{3}y = 43\end{array} \right.\) có nghiệm nào dưới đây?
- A.(33; 48)
- B.(33; - 48)
- C.(- 33; - 48)
- D.(- 33; 48)
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 64853
Giải hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}y - \dfrac{x}{2} = 2\\\dfrac{3}{2}x + y = 42\end{array} \right.\)
- A.(4;5)
- B.(12;20)
- C.(5;4)
- D.(20;12)
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 64854
Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}3x - 2y = 10\\2x + 3y = - 2\end{array} \right.\). Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A.a = -b
- B.a = 2b
- C.b = -a
- D.a - b = 0
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 64855
Hệ \(\left\{ \begin{array}{l}4x + 5y = 15\\6x - 4y = 11\end{array} \right.\) có nghiệm (m; n).Tính 2m - n
- A.5
- B.1
- C.2
- D.4
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 64856
Hệ \(\left\{ \begin{array}{l}2x + 18y = - 9\\4x + 18y = - 27\end{array} \right.\) có nghiệm (m, n). Tính m : n.
- A.18
- B.-18
- C.4,5
- D.-4,5
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 64857
Một hình chữ nhật có chu vi 110 m. Biết rằng hai lần chiều dài hơn ba lần chiều rộng là 10 m. Tính diện tích hình chữ nhật.
- A.700m2
- B.600m2
- C.500m2
- D.800m2
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 64858
Bạn Linh đợi mẹ ở cổng trường. Khi gặp mẹ, Linh sực nhớ đến để quên cuốn sách Tài liệu Dạy – Học Toán 9 tập 2 ở trên lớp nên di chuyển từ cổng trường vào lớp trên quãng đường dài 60m, lấy sách rồi quay trở ra cổng trường gặp mẹ. Biết tốc độ khi đi vào nhanh hơn tốc độ khi ra là 0,5 m/giây và thời gian lúc chạy vào ngắn hơn lúc đi ra là 20 giây. Hãy tìm tốc độ lúc đi ra của bạn Linh.
- A.2m/s
- B.0,5m/s
- C.1,5m/s
- D.1m/s
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 64859
Cuối học kì 1, số học sinh giỏi của lớp 9A bằng 20% số học sinh cả lớp. Đến cuối học kì 2, lớp có thêm 2 bạn đạt học sinh giỏi nên số học sinh giỏi bằng \(\dfrac{1}{4}\) số học sinh của lớp. Hỏi lớp 9A có bao nhiêu học sinh ?
- A.35 học sinh
- B.40 học sinh
- C.45 học sinh
- D.50 học sinh
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 64860
Một trường học tổ chức cho 160 người tham gia du lịch sinh thái. Vé cho mỗi giáo viên phụ trách lớp là 30000 đồng và vé cho mỗi học sinh là 20000 đồng. Tổng số tiền mua vé là 3 300000 đồng. Hỏi có bao nhiêu giáo viên và bao nhiêu học sinh tham gia ?
- A.5 giáo viên; 155 học sinh
- B.20 giáo viên; 140 học sinh
- C.15 giáo viên; 145 học sinh
- D.10 giáo viên; 150 học sinh
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 64861
Một chiếc vòng nữ trang được làm từ vàng và đồng với thể tích là 8,4 cm3 và cân nặng 104,44 g. Vàng có khối lượng riêng là 19,3 g/cm3 còn đồng có khối lượng riêng là 9g/cm3. Hỏi thể tích của vàng và đồng được sử dụng ?
- A.Hỏi thể tích của vàng và đồng được sử dụng ?
- B.Vàng: 2,8 cm3; Đồng 5,6 cm3
- C.Vàng: 4,2 cm3; Đồng 4,4 cm3
- D.Vàng: 4 cm3; Đồng 4,4 cm3
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 64862
Bạn An tiêu thụ 12 ca-lo cho mỗi phút bơi và 8 ca-lo cho mỗi phút chạy bộ. Bạn An cần tiêu thụ tổng cộng 300 ca-lo trong 30 phút với hai hoạt động trên. Vậy bạn An cần bao nhiêu thời gian cho mỗi hoạt động ?
- A.10 phút bơi và 20 phút chạy bộ
- B.20 phút bơi và 10 phút chạy bộ
- C.15 phút bơi và 15 phút chạy bộ
- D.25 phút bơi và 5 phút chạy bộ
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 64863
Vì có thành tích học tập tốt, mẹ thưởng cho hai anh em Bình và An lần lượt là 250000 đồng và 150000 đồng. Hai anh em cùng thi đua tiết kiệm, Bình để dành mỗi tuần 20000 đồng, còn An để dành 30000 đồng mỗi tuần. Hỏi sau bao lâu thì tổng số tiền của An có được bằng tổng số tiền của Bình?
- A.10 tuần
- B.9 tuần
- C.7 tuần
- D.6 tuần
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 64864
An và Bình cùng một lúc lên hai chiếc taxi từ hai địa điểm A và B, đi ngược chiều nhau và gặp nhau sau 50 phút. Do đường đông nên vận tốc xe taxi của bạn An chậm hơn vận tốc taxi của bạn Bình là 10 km/h. Tìm vận tốc xe taxi của mỗi bạn. Biết quãng đường A đến B dài 75km và vận tốc các xe là không đổi trong suốt thời gian đi.
- A.Vận tốc xe taxi của An là 50km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 60km/h.
- B.Vận tốc xe taxi của An là 55km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 65km/h.
- C.Vận tốc xe taxi của An là 30km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 40km/h.
- D.Vận tốc xe taxi của An là 40km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 50km/h.