Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 100643
Đâu không phải là biểu hiện của hình thức đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực ở Ấn Độ trong những năm 1918-1939?
- A.Biểu tình hòa bình.
- B.Tẩy chay hàng hóa Anh.
- C.Bãi khóa ở trường học.
- D.Biểu tình có vũ trang tự vệ.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 100644
Mục tiêu lớn nhất của cách mạng Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là
- A.cách mạng ruộng đất.
- B.độc lập dân tộc.
- C.đi lên chủ nghĩa xã hội.
- D.cải cách dân chủ.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 100645
Nét mới trong phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
- A.Ý thức dân tộc ngày càng rõ nét.
- B.Tập trung đòi quyền tự do kinh doanh.
- C.Tập trung khai dân trí để chấn hưng quốc gia.
- D.Tập trung đòi các quyền dân sinh dân chủ.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 100646
Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của phong trào độc lập dân tộc theo khuynh hướng vô sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A.Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
- B.Hệ thống hòa ước Véc-xai- Oa-sinh-tơn được thiết lập.
- C.Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
- D.Sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 100647
Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A.Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến rõ rệt.
- B.Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh.
- C.Giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị.
- D.Xuất hiện khuynh hướng cách mạng mới – khuynh hướng cách mạng vô sản.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 100648
Cơ sở nào đưa đến sự phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A.Sự ra đời của giai cấp tư sản dân tộc.
- B.Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- C.Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga.
- D.Ảnh hưởng của các cuộc cải cách chính trị ở khu vực.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 100649
Phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra như thế nào dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản?
- A.Dưới hình thức bất hợp tác.
- B.Sôi nổi, quyết liệt.
- C.Bí mật, bất hợp pháp.
- D.Hợp pháp.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 100650
Đâu là một trong những chính đảng của giai cấp tư sản ở Đông Nam Á được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A.Đảng Dân tộc ở Campuchia.
- B.Phong trào Thakin ở Malaysia.
- C.Đảng dân tộc ở In-đô-nê-xia.
- D.Đại hội toàn Miến Điện.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 100651
Mục tiêu đấu tranh chính của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
- A.Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.
- B.Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ.
- C.Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến.
- D.Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 100652
Trong năm 1930, những Đảng cộng sản nào đã lần lượt ra đời ở khu vực Đông Nam Á?
- A.Đảng cộng sản Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin.
- B.Đảng cộng sản Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xiêm.
- C.Đảng cộng sản Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a.
- D.Đảng cộng sản Việt Nam, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 100653
Từ quan hệ quốc tế trong những năm 1929-1939 và con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai, trách nhiệm bảo vệ hòa bình an ninh thế giới hiện nay thuộc về
- A.Các cường quốc lớn trên thế giới.
- B.Các tổ chức quốc tế và khu vực.
- C.Toàn nhân loại được định hướng bởi 1 tổ chức quốc tế thống nhất.
- D.Các lực lượng hòa bình dân chủ ở các nước phát triển.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 100654
Điểm giống nhau giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) với chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là gì?
- A.Chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến.
- B.Hậu quả của hai cuộc chiến tranh nặng nề như nhau.
- C.Đều bắt nguồn từ mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa giữa các nước tư bản.
- D.Quy mô của hai cuộc chiến tranh là giống nhau.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 100655
Đâu không phải là điểm giống nhau giữa hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX?
- A.Nguyên nhân sâu sa dẫn tới sự bùng nổ chiến tranh.
- B.Sự thiết lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
- C.Tính chất chiến tranh.
- D.Phong trào giải phóng dân tộc có điều kiện thuận lợi để nổ ra và giành thắng lợi.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 100656
Đâu là điểm mới của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á trong thập niên 20 của thế kỉ XX?
- A.Sự xuất hiện của khuynh hướng dân chủ tư sản.
- B.Sự xuất hiện của khuynh hướng vô sản.
- C.Sự thành lập của các mặt trận nhân dân chống phát xít.
- D.Diễn ra quyết liệt theo con đường đấu tranh vũ trang.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 100657
Sự thăng trầm của nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn 1918-1939 phản ánh quy luật gì?
- A.Quy luật phát triển không đều.
- B.Quy luật hình sin.
- C.Quy luật giá trị.
- D.Quy luật cạnh tranh và quan hệ cung cầu.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 100658
Nước Nga diễn hai cuộc cách mạng vào năm 1917 không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
- A.Chế độ Nga hoàng chưa được lật đổ.
- B.Hai chính quyền song song tồn tại sau cách mạng tháng Hai.
- C.Chính quyền thuộc về tay nhân dân lao động.
- D.Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản tiếp tục tham gia chiến tranh.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 100659
Vì sao trong những năm 1917 đến 1945 đời sống chính trị - xã hội, văn hóa của các quốc gia trên toàn thế giới có sự thay đổi lớn?
- A.Do sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật.
- B.Do sự phát triển của hệ tư tưởng mới.
- C.Do mâu thuẫn trong xã hội phát triển gay gắt.
- D.Do sự phát triển của phong trào công nhân.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 100660
Điểm chung của nhóm nước giải quyết khủng hoảng 1929 – 1933 bằng con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước là gì?
- A.Có hệ thống thuộc địa rộng lớn, nhiều nguồn tài nguyên.
- B.Có thị trường rộng lớn, nhiều vốn đầu tư.
- C.Có ít hoặc không có thuộc địa, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường.
- D.Có mối quan hệ ngoại giao mật thiết với Anh, Pháp.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 100661
Sự kiện nào có tác động mạnh mẽ nhất đến các nước tư bản chủ nghĩa trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)?
- A.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1918 – 1923.
- B.Quốc tế Cộng sản thành lập (1919).
- C.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
- D.Trật tự Vécxai – Oasinhtơn được thiết lập
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 100662
Đâu không phải là nội dung cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn từ năm 1917 đến năm 1945?
- A.Cuộc đối đầu giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
- B.Phong trào cách mạng thế giới bước sang thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917).
- C.Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động.
- D.Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) bùng nổ và để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 100663
Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là
- A.Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu.
- B.Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu.
- C.Nạn thất nghiệp tràn lan.
- D.Sản xuất đình đốn.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 100664
Mục tiêu nổi bật của phong trào cách mạng thế giới dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản trong những năm 30 của thế kỉ XX là gì?
- A.Chống chủ nghĩa đế quốc và chống chiến tranh xâm lược.
- B.Chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- C.Chống chủ nghĩa đế quốc và chính phủ tư sản.
- D.Chống chiến tranh, đói nghèo.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 100665
Sự kiện nào đánh dấu lịch sử thế giới bước sang một thời kì mới - thời hiện đại?
- A.Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
- B.Trật tự Véc-xai- Oasinhtơn được thiết lập.
- C.Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và giành thắng lợi.
- D.Cuộc khủng hoảng kinh tế 1918-1923.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 100666
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?
- A.Hình thành hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.
- B.Hình thành Trật tự hai cực Ianta.
- C.Hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành.
- D.Hệ thống tư bản chủ nghĩa suy yếu.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 100667
Ở giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai, các cường quốc tư bản dân chủ và Liên Xô cùng với Hội Quốc Liên không thể ngăn chặn được các cuộc xâm lược của chủ nghĩa phát xít là do
- A.lực lượng của Khối liên minh phát xít quá mạnh.
- B.những thủ đoạn tuyên truyền mị dân của Đức đã làm mềm lòng các nước đế quốc, lừa bịp được các nước Anh, Pháp, Mĩ và Liên Xô.
- C.không có một đường lối, một hành động chung, thống nhất trước hành động của Liên minh phát xít.
- D.các nước tư bản dân chủ và Liên Xô quá chủ quan, không quan tâm đến sự bành trướng thế lực của chủ nghĩa phát xít.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 100668
Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, mặt trận nào đánh bại phát xít sớm nhất?
- A.Mặt trận Xô - Đức.
- B.Mặt trận Bắc Phi.
- C.Mặt trận Tây Âu.
- D.Mặt trận châu Á - Thái Bình Dương.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 100669
Tháng 6 - 1940, tại Pháp diễn ra sự kiện mà có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Việt Nam là
- A.Đức chiếm đóng 3/4 lãnh thổ nước Pháp.
- B.Lực lượng kháng chiến Pháp hình hành.
- C.Chính phủ tự trị thành lập do Pêtanh đứng đầu làm tay sai cho phát xít Đức.
- D.Đức tiến công và chiếm 3/4 lãnh thổ nước Pháp, Chính phủ Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 100670
Sự kiện nào trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) được coi là thời cơ cho cách mạng tháng Tám?
- A.15/8/1945 Nhật Bản đầu hàng không điều kiện.
- B.Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản (6/8/1945 và 9/8/1945).
- C.5/1943 quét sạch quân Đức, Ita-li-a ra khỏi lục địa châu Phi.
- D.9/5/1945, Đức kí văn bản đầu hàng vô điều kiện.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 100672
Sự kiện Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện (15-8-1945) đã có tác động như thế nào đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?
- A.Tạo thời cơ khách quan cho cách mạng tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu.
- B.Tạo tình thế mới để Việt Nam đứng lên đấu tranh chống Nhật.
- C.Tạo điều kiện cho Việt Nam đứng về phe Đồng minh chống phát xít.
- D.Tạo thời cơ để cách mạng tháng Tám đánh bại chế độ phong kiến Bảo Đại.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 100674
Yếu tố nào không tác động đến sự hình thành khối Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
- A.Sự thay đổi thái độ của các chính phủ Anh, Mĩ.
- B.Chiến thắng Xtalingrat của nhân dân Liên Xô.
- C.Sự kiện Liên Xô tham chiến.
- D.Hành động xâm lược của phe phát xít.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 100676
Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát xít?
- A.Do uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác.
- B.Do hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại.
- C.Do Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường.
- D.Do nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 100678
Cơ sở nào quan trọng nhất khiến Anh, Mĩ bắt tay với Liên Xô để thành lập khối đồng minh chống phát xít?
- A.Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi cục diện chiến tranh.
- B.Cả Mĩ, Anh và Liên Xô đều có chung kẻ thù là chủ nghĩa phát xít.
- C.Sự phát triển của phong trào kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng.
- D.Anh và Mĩ muốn lợi dụng Liên Xô để tiêu diệt phát xít Đức.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 100680
Vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là
- A.Là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- B.Liên Xô có vai trò quan trọng tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- C.Liên Xô góp phần nhỏ vào tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- D.Liên Xô là một trong ba cường quốc, là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 100683
Vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là gì?
- A.Góp phần quan trọng.
- B.Quan trọng.
- C.Trụ cột, đóng vai trò quyết định.
- D.Vai trò trực tiếp.
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 100685
Vì sao khi Liên Xô tham chiến tính chất chiến tranh thế giới thứ hai lại thay đổi?
- A.Vì cuộc chiến tranh của Liên Xô là cuộc chiến tranh vệ quốc.
- B.Vì Liên Xô là lực lượng hòa bình, dân chủ.
- C.Vì Liên Xô và Đức có sự đối lập về ý thức hệ.
- D.Vì Liên Xô không phải là lực lượng chủ động gây chiến.
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 100687
Ý nghĩa chủ yếu của chiến thắng Xtalingrat của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai là
- A.Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.
- B.Tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh.
- C.Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng minh.
- D.Làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hitle.
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 100689
Cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi khi
- A.phát xít Đức bị đồng minh đánh bại ở Beclin.
- B.phát xít Đức mở cuộc tấn công chớp nhoáng vào lãnh thổ Liên Xô.
- C.phát xít Nhật bị đánh bại ở châu Á - Thái Bình Dương.
- D.khi Anh, Mĩ mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu.
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 100691
Đâu không phải là nguyên nhân phát xít Đức chọn Ba Lan làm điểm tấn công mở đầu trong Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A.Đâu không phải là nguyên nhân phát xít Đức chọn Ba Lan làm điểm tấn công mở đầu trong Chiến tranh thế giới thứ hai?
- B.Ba Lan là vùng giàu khoáng sản phục vụ đắc lực cho chiến tranh.
- C.Đức muốn nối liền Đông Phổ với lãnh thổ Đại Đức.
- D.Do sự nhân nhượng của Anh, Pháp với Đức ở Ba Lan.
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 100693
Lực lượng nào là trụ cột trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít?
- A.Nhân dân lao động ở các nước phát xít.
- B.Nhân dân và Hồng quân Liên Xô.
- C.Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
- D.Nhân dân các nước thuộc địa.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 100695
Quốc gia nào là lực lượng đi đầu và giữ vai trò chủ chốt trong việc tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu?
- A.Mĩ.
- B.Anh.
- C.Liên Xô.
- D.Ba Lan.