Đề ôn tập Chương 3, 4 môn Sinh học 8 năm 2021 Trường THCS Phước Hải

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 55003

    Hệ tuần hoàn bao gồm mấy vòng tuần hoàn?

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 55004

    Hệ bạch huyết bao gồm?

    • A.ống bạch huyết, mạch bạch huyết
    • B.hạch bạch huyết, mao mạch bạch huyết
    • C.ống bạch huyết, hạch bạch huyết, mao mạch bạch huyết
    • D.ống bạch huyết, mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, mao mạch bạch huyết.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 55005

    Trong hệ bạch huyết của người, phân hệ nhỏ thu bạch huyết ở?

    • A.nửa trên bên phải cơ thể.
    • B.nửa dưới bên phải cơ thể.
    • C.nửa trên bên trái và phần dưới cơ thể.
    • D.nửa dưới bên phải và phần trên cơ thể.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 55006

    Trong hệ bạch huyết của người, phân hệ lớn không thu bạch huyết ở?

    • A. nửa trên bên phải cơ thể.
    • B.nửa dưới bên phải cơ thể.
    • C.nửa trên bên trái và phần dưới cơ thể.
    • D.nửa dưới bên phải và phần trên cơ thể.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 55007

    Sau khi luân chuyển trong hệ bạch huyết, dịch bạch huyết sẽ được đổ trực tiếp vào bộ phận nào của hệ tuần hoàn?

    • A.Tĩnh mạch dưới đòn
    • B.Tĩnh mạch cảnh trong
    • C.Tĩnh mạch thận
    • D.Tĩnh mạch đùi
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 55008

    Sự luân chuyển bạch huyết trong hệ bạch huyết (BH) diễn ra theo trình tự như thế nào?

    • A.Mao mạch BH – ống BH – mạch BH – hạch BH – mạch BH – tĩnh mạch
    • B.Mao mạch BH – mạch BH – ống BH – mạch BH – hạch BH – tĩnh mạch
    • C.Mao mạch BH – mạch BH – ống BH – mạch BH – hạch BH – tĩnh mạch
    • D.Mao mạch BH – mạch BH – hạch BH – mạch BH - ống BH – tĩnh mạch
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 55009

    Thành phần nào dưới đây có ở cả máu và dịch bạch huyết?

    • A.Huyết tương
    • B.Tiểu cầu
    • C.Bạch cầu
    • D.Tất cả các đáp án trên
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 55010

    Vai trò đầy đủ của hệ bạch huyết là?

    • A.Sản xuất tế bào máu
    • B.Vận chuyển các chất trong cơ thể
    • C.Thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể
    • D.Bảo vệ cơ thể
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 55011

    Điều nào sau đây không đúng khi nói về tim?

    • A.Tim có 4 ngăn
    • B.Tim hình chóp, đỉnh nằm dưới, đáy hướng lên trên và hơi lệch về phía bên trái.
    • C.Tim có thành tâm nhĩ dày hơn thành tâm thất
    • D.Giữa tâm thất với tâm nhĩ và tâm thất với động mạch có van
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 55012

    Giữa tâm thất với tâm nhĩ và tâm thất với động mạch có van, vai trò của nó là gì?

    • A.Đảm bảo máu lưu thông theo một chiều.
    • B.Ngăn cản sự hòa trộn máu.
    • C.Đẩy máu.
    • D.Không có đáp án nào chính xác.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 55013

    Hệ mạch gồm mấy loại?

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 55014

    Loại mạch nào có lòng trong hẹp nhất?

    • A.Động mạch chủ
    • B.Tĩnh mạch
    • C.Mao mạch
    • D.Động mạch phổi
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 55015

    Loại mạch nào có chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào về tim, vận tốc và áp lực nhỏ?

    • A.Động mạch
    • B.Tĩnh mạch
    • C.Mao mạch
    • D.Mạch bạch huyết
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 55016

    Loại mạch nào có 3 lớp: mô liên kết, mô cơ trơn, mô biểu bì dày?

    • A.Động mạch
    • B.Tĩnh mạch
    • C.Mao mạch
    • D.Mạch bạch huyết
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 55017

    Tim co chu kì, mỗi chu kì gồm mấy pha?

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 55018

    Chiều đi của máu trong cơ thể?

    • A.Tâm nhĩ => tâm thất => động mạch
    • B.Tâm nhĩ => tâm thất => tĩnh mạch
    • C.Tâm thất => tâm nhĩ => động mạch
    • D.Tâm thất => tâm nhĩ => tĩnh mạch
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 55019

    Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào?

    • A.Vận tốc dòng máu chảy rất chậm.
    • B.Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì.
    • C.Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào.
    • D.Tất cả các đáp án trên
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 55020

    Quá trình hô hấp bao gồm?

    • A.Sự thở và sự trao đổi khí ở phổi
    • B.Sự thở và sự trao đổi khí ở tế bào
    • C.Sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào
    • D.Sự thở, sự trao đổi khí ở tế bào và sự trao đổi khí ở phổi.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 55021

    Cơ quan nào không có ở đường dẫn khí trong hệ hô hấp?

    • A.Hầu
    • B.Thanh quản
    • C.Phổi
    • D.Sụn nhẫn
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 55022

    Các cơ quan thuộc đường dẫn khí là?

    • A.Họng
    • B.Thanh quản
    • C.Phế quản
    • D.Tất cả các đáp án trên
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 55023

    Cơ quan nào có lớp niêm mạc tiết chất nhày, có lớp mao mạch dày đặc?

    • A.Mũi
    • B.Họng
    • C.Thanh quản
    • D.Phổi
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 55024

    Cơ quan nào có chứa tuyến amidan và V.A có chứa các tế bào limpo?

    • A.Mũi
    • B.Họng
    • C.Thanh quản
    • D.Phổi
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 55025

    Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì?

    • A.Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic
    • B.Sử dụng khí cacbônic và loại thải khí ôxi
    • C.Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic
    • D.Sử dụng khí ôxi và loại thải khí nitơ
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 55026

    Cơ thể người có khoảng bao nhiêu phế nang?

    • A.500-600 triệu phế nang
    • B.600-700 triệu phế nang
    • C.700-800 triệu phế nang
    • D.800-900 triệu phế nang
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 55027

    Đơn vị cấu tạo của phổi là?

    • A.Phế nang
    • B.Phế quản
    • C.2 lá phổi
    • D.Đường dẫn khí
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 55028

    Loại sụn nào có chức năng đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn làm ngăn chặn thức ăn chui vào đường hô hấp?

    • A.Sụn nhẫn
    • B.Sụn thanh thiệt
    • C.Sụn giáp trạng
    • D.Tất cả các đáp án trên
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 55029

    Khi hít vào thì?

    • A.Cơ hoành co
    • B.Cơ liên sườn ngoài dãn
    • C.Các xương sườn được hạ xuống
    • D.Cơ hoành dãn
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 55030

    Sự thay đổi thể tích lồng ngực khi hít vào thở ra đó là?

    • A.Khi hít vào thể tích lồng ngực tăng và khi thở ra thể tích lồng ngực giảm
    • B.Khi hít vào thể tích lồng ngực giảm và khi thở ra thể tích lồng ngực tăng
    • C.Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều tăng
    • D.Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều giảm
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 55031

    Vai trò của sự thông khí ở phổi?

    • A.Giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
    • B.Tạo đường cho không khí đi vào.
    • C.Tạo đường cho không khí đi ra
    • D.Vận chuyển không khí trong cơ thể.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 55032

    Trao đổi khí ở phổi là quá trình?

    • A.Trao đổi khí ở phổi là sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu.
    • B.Trao đổi CO2 từ máu vào không khí ở phế nang.
    • C.Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào không khí ở phế nang và của CO2 từ không khí ở phế nang vào máu.
    • D.Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí ở phế nang.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?