Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 71001
Nam châm nào cũng có hai cực:
- A.Cực luôn chỉ hướng Bắc là cực Nam.
- B.Cực luôn chỉ hướng Nam là cực Bắc.
- C.Cực luôn chỉ hướng Bắc là cực Nam hoặc cực Bắc.
- D.Cực luôn chỉ hướng Bắc là cực Bắc.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 71002
Theo quy tắc bàn tay trái, ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của:
- A.dòng điện không đổi chạy qua ống dây.
- B.đường sức từ trong lòng ống dây.
- C. lực điện từ tác dụng lên dây dẫn
- D.đường sức từ bên ngoài ống dây.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 71003
Khung dây của động cơ điện một chiều quay được là do tác dụng của lực nào?
- A.Lực hấp dẫn.
- B.Lực đàn hồi.
- C. Lực từ.
- D.Lực điện từ.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 71004
Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
- A.Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
- B.Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.
- C.Đưa một cực của pin từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
- D.Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 71005
Trong thí nghiệm Ơxtet, điều gì chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ?
- A.Kim nam châm bị lệch khỏi vị trí cân bằng khi có dòng điện chạy qua
- B.Kim nam châm đứng yên vị trí cân bằng khi có dòng điện chạy qua
- C.Kim nam châm không bị lệch khỏi vị trí cân bằng
- D.Nam châm kim tỏa nhiệt khi có dòng điện chạy qua
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 71006
Có một thanh nam châm bị mất màu sơn đánh dấu các từ cực. Đâu là cách để xác định tên từ cực của nam châm đó?
- A.Dựa vào sự tương tác của thanh nam châm
- B.Dựa vào sự định hướng của thanh nam châm trong từ trường của trái đất
- C.Cho hai đầu nam châm cùng cực tác dụng với nhau
- D.Cho nam châm tác dụng với dòng điện
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 71007
Từ trường tồn tại ở đâu?
- A.Chỉ có ở xung quanh nam châm.
- B.Chỉ có ở xung quanh dòng điện.
- C.Ở xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện.
- D.Chỉ có ở xung quanh trái đất.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 71008
Lực do dòng điện chạy qua một dây dẫn tác dụng lên kim nam châm đặt gần nó gọi là
- A. lực điện.
- B.lực từ.
- C.lực đàn hồi.
- D.lực điện từ.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 71009
Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với các đường sức từ thì lực điện từ có hướng như thế nào?
- A.Cùng hướng với dòng điện.
- B.Cùng hướng với đường sức từ.
- C.Không có lực điện từ.
- D.Vuông góc với dây dẫn.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 71010
Hiện tượng tạo ra dòng điện cảm ứng gọi là....................
- A.hiện tượng cảm ứng điện từ.
- B.hiện tượng cảm ứng điện.
- C.hiện tượng cảm ứng từ.
- D.hiện tượng tự cảm.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 71011
Nam châm điện có cấu tạo như thế nào?
- A. Nam châm điện có cấu tạo gồm nhiều ống dây dẫn bên trong có lõi sắt non.
- B. Nam châm điện có cấu tạo gồm một ống dây dẫn bên ngoài có lõi sắt non.
- C. Nam châm điện có cấu tạo gồm vài ống dây dẫn bên trong có lõi sắt non.
- D. Nam châm điện có cấu tạo gồm một ống dây dẫn bên trong có lõi sắt non.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 71012
Làm thế nào để làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật?
- A.tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc giảm số vòng dây.
- B.giảm cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc giảm số vòng dây.
- C.giảm cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng dây.
- D.tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng dây.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 71013
Phát biểu không đúng khi nói về nam châm là
- A.Nam châm luôn có hai từ cực Bắc và Nam.
- B.Nam châm có thể hút được sắt, niken.
- C.Mọi chỗ trên nam châm đều hút sắt mạnh như nhau.
- D.Khi bẻ đôi một nam châm ta được hai nam châm mới.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 71014
Từ trường không tồn tại ở đâu?
- A.Xung quanh một nam châm.
- B.Xung quanh một dây dẫn có dòng điện chạy qua.
- C.Xung quanh điện tích đứng yên.
- D.Mọi nơi trên Trái Đất.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 71015
Hình bên vẽ một ống dây có dòng điện và các kim nam châm. Trong đó có một kim vẽ sai đó là:
- A.Kim số 1.
- B.Kim số 2.
- C.Kim số 3.
- D.Kim số 4.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 71016
Người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện vì
- A.sắt non không bị nhiễm từ khi được đặt trong từ trường của dòng điện.
- B.sắt non bị mất từ tính ngay khi ngắt dòng điện qua ống dây.
- C.sắt non có thể rẽ tiền hơn các vật liệu khác như thép, coban.
- D.sắt non giữ được từ tính khi ngắt dòng điện qua ống dây.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 71017
Dưới tác dụng từ trường của Trái đất:
- A.Kim nam châm chỉ hướng Bắc – Nam.
- B.Hai nam châm đặt gần nhau, chúng sẽ hút nhau.
- C.Hai nam châm đặt gần nhau, chúng sẽ đẩy nhau.
- D.Nam châm luôn hút được sắt.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 71018
Nếu dây dẫn có phương song song với đường sức từ thì
- A.lực điện từ có giá trị cực đại so với các phương khác.
- B.lực điện từ có giá trị bằng 0.
- C.lực điện từ có giá trị phụ thuộc vào chiều của dòng điện trong dây dẫn.
- D.lực điện từ có giá trị phụ thuộc vào độ lớn của dòng điện trong dây dẫn.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 71019
Đường sức từ bên ngoài thanh nam châm là những đường cong được vẽ theo quy ước nào dưới đây ?
- A.Có chiều đi từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm
- B.Có độ mau thưa tùy ý
- C.Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm
- D.Có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 71020
Nhờ đâu mà cánh cửa tủ lạnh không có khóa, then cài, mà đóng vẫn chặt?
- A.Dòng điện khác chiều hút miếng sắt làm cho cánh tủ ép chặt vào thành tủ.
- B.Dòng điện 2 chiều làm cho cánh tủ ép chặt vào thành tủ.
- C.Nam châm hút miếng nhựa làm cho cánh tủ ép chặt vào thành tủ.
- D.Nam châm hút miếng sắt làm cho cánh tủ ép chặt vào thành tủ.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 71021
Cách làm nào có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
- A.Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
- B.Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.
- C.Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
- D.Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 71022
Một nam châm điện gồm:
- A.cuộn dây không có lõi.
- B.cuộn dây có lõi là một thanh thép.
- C.cuộn dây có lõi là một thanh sắt non.
- D.cuộn dây có lõi là một thanh nam châm.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 71023
Đưa hai cực của 2 thanh nam châm lại gần nhau, hiện tượng xảy ra là:
- A.cùng cực thì đẩy nhau
- B.đẩy nhau và hút nhau
- C.khác cực thì đẩy nhau
- D.không có hiện tượng gì xảy ra
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 71024
Áp dụng qui tắc bàn tay trái để xác định lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua (hình vẽ) có chiều từ
- A. trên xuống dưới.
- B.dưới lên trên.
- C.phải sang trái.
- D.trái sang phải.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 71025
Treo một kim nam châm thử gần ống dây (hình vẽ). Hiện tượng gì sẽ xảy ra với kim nam châm khi ta đóng khoá K?
- A.Bị ống dây hút.
- B.Bị ống dây đẩy.
- C.Vẫn đứng yên.
- D.Lúc đầu bị ống dây đẩy ra, sau đó quay 180o, cuối cùng bị ống dây hút.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 71026
Phát biểu quy tắc bàn tay trái nào là đúng?
- A.Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ ra khỏi lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
- B.Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 1500 chỉ chiều của lực điện từ.
- C.Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 600 chỉ chiều của lực điện từ.
- D.Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 71027
Xác định chiều dòng điện, các cực của nam châm trong hình vẽ sau:
- A.Nam châm đầu trên là cực N, dưới là cực S
- B.Nam châm đầu trên là cực S, dưới là cực N
- C.Nam châm đầu trên là cực N, dưới là cực S
- D.Nam châm đầu trên là cực S, dưới là cực N
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 71028
Ta nói rằng tại một điểm A trong không gian có từ trường khi:
- A.Một vặt nhẹ để gần A bị hút về phía A.
- B.Một thanh đồng để gần A bị đẩy ra xa A.
- C.Một kim nam châm đặt tại A bị quay lệch khỏi hướng Nam – Bắc.
- D.Một kim nam châm đặt tại A bị nóng lên.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 71029
Theo qui tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa chỉ:
- A.Chiều của đường sức từ.
- B.Chiều của lực điện từ.
- C.Chiều của dòng điện.
- D.Chiều của cực Nam – Bắc địa lý.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 71030
Các đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua có chiều:
- A.từ cực Nam đến cực Bắc ở ngoài ống dây.
- B.từ cực Bắc đến cực Nam ở trong ống dây.
- C.từ cực Bắc đến cực Nam ở ngoài ống dây.
- D.từ cực Nam đến cực Bắc địa lý.