Đề ôn tập Chương 2 môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Duy Tân

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 96968

    Trồng cây trong một hộp kín có khoét 1 lỗ tròn. Sau thời gian ngọn cây mọc vươn về phía ánh sáng. Đây là thí nghiệm chứng minh loại hướng động nào?

    • A.Hướng sáng âm
    • B.Hướng sáng và hướng gió
    • C.Hướng sáng dương
    • D.Hướng sáng
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 96971

    Cây mọc thẳng, khỏe lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?

    • A.Chiếu sáng từ một hướng
    • B.Chiếu sáng từ ba hướng
    • C.Chiếu sáng từ hai hướng
    • D.Chiếu sáng từ nhiều hướng
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 96974

    Kể tên các kiểu hướng động dương ở rễ?

    • A.Hướng đất, hướng nước, hướng sáng
    • B.Hướng đất, hướng sáng, hướng hóa
    • C.Hướng đất, hướng nước, hướng hóa
    • D.Hướng sáng, hướng nước, hướng hóa
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 96976

    Khi không có ánh sáng, cây non mọc như thế nào?

    • A.Mọc vống lên và có màu vàng úa
    • B.Mọc bình thường và có màu vàng úa
    • C.Mọc vống lên và có màu xanh
    • D.Mọc bình thường và có màu xanh
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 96979

    Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây thân gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của dạng hướng động nào?

    • A.Hướng sáng
    • B.Hướng trọng lực âm
    • C.Hướng tiếp xúc
    • D.Cả 3 loại trên
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 96982

    Rễ cây tránh xa các hóa chất độc hại bằng cách nào?

    • A.Hướng hóa dương
    • B.Hướng trọng lực
    • C.Hướng hóa âm
    • D.Hướng nước
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 96985

    Cho các hiện tượng:

    1. Cây luôn vươn về phía ánh sáng

    2. Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn tới nguồn nước, nguồn phân

    3. Cây hoa trinh nữ xếp lá khi mặt trời lặn, xòe lá khi mặt trời mọc

    4. Rễ cây mọc tránh chất độc

    5. Vận động quấn vòng của tua cuốn

    Số hiện tượng không thuộc tính hướng động là:

    • A.3
    • B.4
    • C.2
    • D.1
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 96988

    Thân và rễ của cây cùng có kiểu hướng động nào?

    • A.Hướng sáng dương
    • B.Hướng tiếp xúc
    • C.Hướng trọng lực
    • D.Hướng hóa dương
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 96991

    Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động?

    • A.Hoa
    • B.Thân
    • C.
    • D.Rễ
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 96994

    Kể tên các kiểu hướng động dương của rễ?

    • A.hướng đất, hướng sáng, huớng hoá
    • B.hướng sáng, hướng nước, hướng hoá
    • C.hướng đất, hướng nước, hướng sáng
    • D.hướng đất, hướng nước, huớng hoá
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 96997

    Khi bị va chạm cơ học, lá cây trinh nữ xếp lại. cơ chế của sự vận động cảm ứng này, dựa vào sự thay đổi của thành phần nào?

    • A.Các thần kinh cảm giác liên bào ở thực vật
    • B.Xung động thần kinh thực vật
    • C.Sức trương nước của tế bào
    • D.Cả A,B,C
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 97000

    Sự đóng mở khí khổng thuộc dạng cảm ứng nào?

    • A.Ứng động sinh trưởng
    • B.Ứng động không sinh trưởng
    • C.Hướng hóa
    • D.ứng động tiếp xúc
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 97002

    Ở thực vật, kích tố tham gia rõ nét vào việc kích thích nở hoa là gì?

    • A.Xitokinin
    • B.Giberelin
    • C.Axit abxixic
    • D.Êtylen
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 97005

    Loại hoa nào dưới đây có vận động nở hoa theo ánh sáng?

    • A.Hoa nghệ tây, hoa dạ hương
    • B.Hoa mười giờ, hoa quỳnh
    • C.Họ hoa Cúc và hoa quỳnh
    • D.Hoa nghệ tây, hoa Tuylip
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 97008

    Một hiện tượng ứng động diễn ra ở cây là do đâu?

    • A.Tác nhân kích thích một phía
    • B.Tác nhân kích thích không định hướng
    • C.Tác nhân kích thích định hướng
    • D.Tác nhân kích thích của môi trường
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 97011

    Mô tả nào sau đây về vận động thức ngủ của thực vật là không đúng:

    • A.Là sự vận động của cơ quan theo nhịp ngày đêm
    • B.Là sự vận động của cơ quan theo điều kiện ánh sáng, nhiệt độ của môi trường
    • C.Có thể đánh thức trạng thái ngủ của cây bằng hormone thực vật auxin
    • D.Sử dụng các chất kìm hãm thích hợp có thể kéo dài thời gian ngủ của cây
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 97012

    Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?

    • A.Không liên quan đến sự phân chia tế bào
    • B.Tác nhân kích thích không định hướng
    • C.Có nhiều tác nhân kích thích
    • D.Có sự vận động vô hướng
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 97014

    Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng.

    • A.Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở
    • B.Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
    • C.Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
    • D.Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 97016

    Kể tên các kiểu ứng động của cây?

    • A.Ứng động không sinh trưởng - ứng động để tồn tại
    • B.Ứng động sức trương - hoá ứng động
    • C.Ứng động sinh trưởng - ứng động để tồn tại
    • D.Ứng động sinh trưởng - ứng động không sinh trưởng
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 97018

    Vận động nở hoa ở cây nghệ tây thuộc loại cảm ứng nào sau đây?

    • A.Nhiệt ứng động
    • B.Hóa ứng động
    • C.Ứng động không sinh trưởng
    • D.Ứng động sức trương
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 97020

    Đặc điểm cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới là gì?

    • A.Phản ứng nhanh và chính xác
    • B.Phản ứng chậm nhưng chính xác
    • C.Gây phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng
    • D.Phản ứng nhanh, định khu nhưng chưa chính xác
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 97021

    Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?

    • A.Cơ, tuyến → thụ quan hoặc cơ quan thụ cảm → Hệ thần kinh
    • B.Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → cơ, tuyến → hệ thần kinh
    • C.Hệ thần kinh → thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → cơ, tuyến
    • D.Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → hệ thần kinh → cơ tuyến
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 97022

    Thân mềm và chân khớp có hạch thần kinh phát triển là hạch gì?

    • A.Hạch ngực
    • B.Hạch não
    • C.Hạch bụng
    • D.Hạch lưng
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 97023

    Tốc độ cảm ứng của động vật so với cảm ứng ở thực vật như thế nào?

    • A.Diễn ra chậm hơn nhiều
    • B.Diễn ra nhanh hơn
    • C.Diễn ra ngang bằng
    • D.Diễn ra chậm hơn một chút
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 97024

    Phản xạ của động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích như thế nào?

    • A.Di chuyển đi chỗ khác
    • B.Duỗi thẳng cơ thể
    • C.Co toàn bộ cơ thể
    • D.Co phần cơ thể bị kích thích
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 97025

    Hoạt động của bơm Na+ - K+ để duy trì điện thế nghỉ như thế nào?

    • A.Vận chuyển K+ từ trong ra ngoài màng giúp duy trì nồng độ K+ giáp màng ngoài tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng
    • B.Vận chuyển K+ từ ngoài trả vào trong màng giúp duy trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn cao và không tiêu tốn năng lượng
    • C.Vận chuyển K+ từ ngoài trả vào trong màng giúp duy trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng
    • D.Vận chuyển Na+ từ trong ra ngoài màng giúp nồng độ Na+ ở trong tế bào luôn thấp và tiêu tốn năng lượng
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 97026

    Sự hình thành điện thế nghỉ không phụ thuộc vào yếu tố nào?

    • A.Tính thấm chọn lọc của màng tế bào
    • B.Chức năng của tế bào
    • C.Chênh lệch nồng độ các ion giữa 1 bên màng
    • D.Hoạt động của bơm Na+ - K+ trên màng tế bào
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 97027

    Trị số điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống là bao nhiêu?

    • A.– 50mV
    • B.+ 60mV
    • C. – 70mV
    • D.– 80mV
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 97028

    Trong cơ chế hình thành điện thế nghỉ sự phân bố các ion Natri bên ngoài tế bào (mM) là bao nhiêu?

    • A.5 mM
    • B.10 mM
    • C.15 mM
    • D.150 mM
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 97029

    Điện thế nghỉ của tế bào nón trong mắt ong mật là bao nhiêu?

    • A.– 50mV
    • B.– 60mV
    • C.– 70mV
    • D.– 80mV
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 97030

    Hiện tượng tái phân cực xảy ra do đâu?

    • A.Kênh K+ mở rộng, kênh Na+ bị đóng lại làm K+ từ dịch mô ồ ạt tràn vào dịch nội bào
    • B.Kênh K+ mở rộng, kênh Na+ bị đóng lại làm K+ từ dịch bào ồ ạt tràn vào dịch mô
    • C.Kênh Na+ mở rộng , kênh K+ bị đóng lại làm Na+ từ dịch bào ồ ạt tràn vào dịch mô
    • D.Kênh Na+ mở rộng, kênh K+ bị đóng lại làm Na+ từ dịch mô ồ ạt tràn vào dịch nội bào
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 97031

    Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bào miêlin lại “nhảy cóc”?

    • A.Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh
    • B.Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng
    • C.Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao mielin cách điện.
    • D.Vì sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 97032

    Nêu khái niện xinap?

    • A.Nơi tếp xúc giữa chùm tận cùng của nơron này với nhánh của nơron khác hoặc cơ quan đáp ứng
    • B.Nơi tiếp xúc giữa sợi trục của nơron này với sợi nhánh của nơron khác
    • C.Nơi tiếp xúc giữa các nơron khác nhau
    • D.Nơi tiếp xúc giữa sợi trục của các tế bào thần kinh này với thân của tế bào thần kinh bên cạnh
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 97033

    Quá trình truyền tin qua xinap diễn ra theo trật tự nào?

    • A.Màng trước xinap → chùy xinap → khe xinap → màng sau xinap
    • B.Màng trước xinap → khe xinap → chùy xinap→ màng sau xinap
    • C.Khe xinap → Màng trước xinap → chùy xinap→ màng sau xinap
    • D.Chùy xinap → Màng trước xinap → khe xinap → màng sau xinap
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 97034

    Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là gì?

    • A.Axetylcolin và dopamin
    • B.Axetylcolin và serotonin
    • C.Serotonin và noradrenalin
    • D.Axetylcolin và noradrenalin
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 97035

    Tập tính bẩm sinh không có đặc điểm :

    1. Sinh ra đã có, không cần học hỏi

    2. Mang tính bản năng

    3. Có thể thay đổi theo hoàn cảnh sống

    4. Được quyết định bởi yếu tố di truyền.

    • A.4
    • B.1,2
    • C.3
    • D.3,4
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 97036

    Bóng đen ập xuống lặp lại nhiều lần mà không có nguy hiểm nào, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập nào sau đây?

    • A.quen nhờn
    • B.học khôn
    • C.in vết
    • D.học ngầm
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 97037

    Tập tính hỗn hợp ở động vật là gì?

    • A.Là trường hợp cơ thể phản ứng trước những hoạt động phức tạp
    • B.Là sự phối hợp giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được, hình thành khi điều kiện sống thay đổi
    • C.Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính thứ sinh
    • D.Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính bẩm sinh
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 97038

    Cho các loại tập tính sau đây ở động vật:

    1. Tập tính săn đuổi mồi của hổ

    2. Tập tính làm tổ của ong

    3. Tập tính sinh sản của chim

    4. Tập tính lẩn trốn, tự vệ của hươu nai

    Loại tập tính nào mang tính chất bẩm sinh

    • A.2,3
    • B.1,2,3
    • C.1,2
    • D.2,3,4
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 97039

    Tập tính học được ở động vật có chung đặc điểm nào sau đây?

    • A.Suốt đời không đổi
    • B.Sinh ra đã có
    • C.Được truyền từ đời trước sang đời sau
    • D.Phải học trong đời sống mới có được

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?