Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 32067
Các khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt, than đá thuộc nhóm khoáng sản nào?
- A.Kim loại màu
- B.Kim loại đen
- C.Phi kim loại
- D.Năng lượng
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 32069
Khoáng sản nào sau đây thuộc nhóm khoáng sản năng lượng?
- A.Than đá, dầu mỏ
- B.Sắt, mangan
- C.Đồng, chì
- D.Muối mỏ, apatit
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 32071
Khoáng sản là gì?
- A.Những tích tụ tự nhiên của khoáng vật.
- B.Khoáng vật và các loại đá có ích.
- C.Các loại đá do nhiều loại khoáng vật khác nhau kết hợp lại.
- D.Các loại nham thạch ở trong lớp vỏ Trái Đất.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 32073
Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia thành mấy nhóm?
- A.3 nhóm
- B.5 nhóm
- C.4 nhóm
- D.2 nhóm
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 32075
Mỏ nội sinh gồm có các mỏ gì?
- A.Đá vôi, hoa cương
- B.Apatit, dầu lửa
- C.Đồng, chì ,sắt
- D.Than đá, cao lanh
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 32077
Loại khoáng sản nào dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất?
- A.Kim loại.
- B.Phi kim loại.
- C.Năng lượng.
- D.Vật liệu xây dựng.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 32079
Trong lớp vỏ Trái Đất, các nguyên tố hoá học thường chiếm một tỉ lệ như thế nào?
- A.nhỏ và khá tập trung.
- B.lớn và khá tập trung
- C. lớn và rất phân tán.
- D.nhỏ và rất phân tán.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 32080
Loại khoáng sản kim loại màu gồm những gì?
- A.than đá, sắt, đồng.
- B.đồng, chì, kẽm.
- C.crôm, titan, mangan.
- D.apatit, đồng, vàng.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 32082
Loại khoáng sản kim loại đen gồm kim loại nào?
- A.sắt, mangan, titan, crôm.
- B.đồng, chì, kẽm, sắt.
- C.mangan, titan, chì, kẽm.
- D.apatit, crôm, titan, thạch anh.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 32084
Muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cương, đá vôi thuộc loại khoáng sản?
- A.kim loại đen.
- B.năng lượng.
- C.phi kim loại.
- D.kim loại màu.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 32086
Chúng ta phải khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản vì sao?
- A.khoáng sản là tài nguyên quí hiếm
- B.khoáng sản có rất ít nhưng nhiều chủng loại
- C.khoáng sản hình thành trong thời gian dài
- D.khoáng sản đang dần bị cạn kiệt
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 32088
Nguyên nhân hình thành các mỏ khoáng sản ngoại sinh là do đâu?
- A.sự phun trào vật chất dưới lòng đất.
- B.quá trình tích tụ vật chất ở các vùng trũng.
- C.quá trình di chuyển của vật chất.
- D.động đất, núi lửa.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 32090
Nguyên nhân một số mỏ khoáng sản được gọi là mỏ nội sinh do đâu?
- A.Được hình thành do macma
- B.Được hình thành do các chất phóng xạ
- C.Được hình thành do các loại đất nằm sâu
- D.Được hình thành do phản ứng hóa học
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 32091
Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là gì?
- A.Khí cacbonic
- B.Khí nito
- C.Hơi nước
- D.Oxi
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 32093
Tầng khí quyển nằm sát mặt đất là gì?
- A.Tầng đối lưu
- B.Tầng ion nhiệt
- C.Tầng cao của khí quyển
- D.Tầng bình lưu
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 32095
Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng bao nhiêu?
- A.12km
- B.14km
- C.16km
- D.18km
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 32097
Khối khí lạnh hình thành ở đâu?
- A.Biển và đại dương.
- B.Đất liền.
- C.Vùng vĩ độ thấp.
- D.Vùng vĩ độ cao
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 32099
Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển ra mấy tầng?
- A.2 tầng
- B.3 tầng
- C. 4 tầng
- D.5 tầng
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 32101
Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt là gì?
- A.đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.
- B.bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.
- C.đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.
- D.bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 32103
Việc đặt tên cho các khối khí dựa vào đâu?
- A.Nhiệt độ của khối khí.
- B.Khí áp và độ ẩm của khối khí.
- C.Vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc.
- D.Độ cao của khối khí.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 32105
Các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở tầng nào?
- A.tầng đối lưu.
- B.tầng bình lưu.
- C.tầng nhiệt.
- D.tầng cao của khí quyển.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 32107
Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100 m, thì nhiệt độ giảm đi bao nhiêu độ C?
- A.0,3oC.
- B.0,4oC.
- C.0,5oC.
- D.0,6oC.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 32109
Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm là gì?
- A.nằm trên tầng đối lưu.
- B.không khí cực loãng.
- C.tập trung phần lớn ô dôn
- D. tất cả các ý trên.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 32111
Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào?
- A.Biển và đại dương.
- B.Đất liền.
- C.Vùng vĩ độ thấp.
- D. Vùng vĩ độ cao.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 32113
Các tầng cao của khí quyển không có đặc điểm nào dưới đây?
- A.Từ 80km trở lên
- B.Không khí cực loãng.
- C.Không có quan hệ với đời sống con người
- D.Có quan hệ mật thiết với đời sống con người
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 32114
Ở chân núi của dãy núi A có nhiệt độ là 270C, biết là dãy núi A cao 3200m. Vậy, ở đỉnh núi của dãy núi A có nhiệt độ là:
- A.7,50C
- B.7,60C
- C.7,70C
- D.7,80C
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 32115
Ở Việt Nam, đỉnh núi phan-xi-pang cao 3.143m và biết nhiệt độ ở chân núi vào ngày nắng nóng nhất là 300C. Hãy tính nhiệt độ ở đỉnh núi?
- A.11,10C
- B.11,50C
- C.120C
- D.12,20C
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 32116
Tại sao ở các dãy núi cao có sự khác nhau về nhiệt độ dưới chân núi và trên đỉnh núi?
- A.Càng lên cao nhiệt độ càng tăng
- B.Càng lên cao nhiệt độ càng giảm
- C.Nhiệt độ tăng mạnh khi xuống dốc
- D.Trên cao nhận được bức xạ nhiều hơn
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 32117
Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải đặt nhiệt kế như thế nào?
- A.Ngoài trời nắng, cách mặt đất 3m
- B.Nơi mát, cách mặt đất 1m
- C.Ngoài trời, sát mặt đất
- D.Trong bóng râm, cách mặt đất 2m.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 32118
Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 3 lần trong ngày vào các thời điểm:
- A.9 giờ, 16 giờ, 24 giờ
- B.6 giờ, 14 giờ, 22 giờ
- C.5 giờ, 13 giờ, 21 giờ
- D.7 giờ, 15 giờ, 23 giờ