Đề ôn tập Chương 2 - Âm học môn Vật Lý 7 Trường THCS Trần Hữu Trang

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 39900

    Hãy chọn câu trả lời sai về nguồn âm:

    • A.Nguồn âm là vật phát ra âm thanh.
    • B.Khi gõ dùi vào trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh.
    • C.Khi dùng búa cao su gõ nhẹ vào âm thoa thì âm thoa dao động phát ra âm thanh.
    • D.Khi thổi sáo thì nguồn phát ra âm thanh là các lỗ sáo.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 39901

    Khi người ta dùng dùi gõ vào các thanh đá thuộc bộ đàn đá thì ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là:

    • A.dùi gõ
    • B.các thanh đá
    • C.lớp không khí
    • D.dùi gõ và các thanh đá
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 39902

    Kéo căng sợi dây cao su. Dùng tay bật sợi dây cao su đó, ta nghe thấy âm thanh.

    Nguồn âm là:

    • A.sợi dây cao su
    • B.bàn tay
    • C.không khí
    • D.Cả A và C
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 39903

    Khi bầu trời xung quanh ta có dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Nguồn âm phát ra là:

    • A.các lớp không khí va chạm nhau.
    • B.do nhiều hơi nước trong không khí va chạm nhau.
    • C.lớp không khí ở đó dao động mạnh.
    • D.lớp không khí ở đó bị nén mạnh.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 39904

    Khi luồng gió thổi qua rừng cây, ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh là:

    • A.luồng gió
    • B.luồng gió và lá cây
    • C.lá cây
    • D.thân cây
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 39905

    Lựa chọn phương án đúng?

        Dùng búa gõ xuống mặt bàn. Ta nghe thấy âm thanh phát ra thì:

    • A.Mặt bàn không phải là vật dao động vì ta thấy mặt bàn đứng yên.
    • B.Mặt bàn là vật dao động vì mặt bàn dao động rất nhanh, ta không thấy được.
    • C.Búa là vật dao dộng vì nhờ có búa mới tạo ra âm thanh.
    • D.Tay là nguồn âm vì tay dùng búa gõ xuống bàn làm phát ra âm thanh.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 39906

    Khi ta đang nghe đài thì:

    • A.màng loa của đài bị nén lại
    • B.màng loa của đài bị bẹp lại
    • C.màng loa của đài dao động
    • D.màng loa của đài bị căng ra
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 39907

    Chuyển động như thế nào gọi là dao động?

    • A.Chuyển động theo một đường tròn.
    • B.Chuyển động của vật được ném lên cao.
    • C.Chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần theo hai chiều quanh một vị trí.
    • D.Cả 3 dạng chuyển động trên.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 39908

    Khi gảy vào dây đàn đàn ghita thì người ta nghe được âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là:

    • A.Dây đàn dao động
    • B.Không khí xung quanh dây đàn
    • C.Hộp đàn
    • D.Ngón tay gảy đàn
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 39909

    Ta nghe được tiếng nói của diễn viên trên tivi. Vậy đâu là nguồn âm?

    • A.Người diễn viên phát ra âm.
    • B.Sóng vô tuyến truyền trong không gian dao động phát ra âm.
    • C.Màn hình tivi dao động phát ra âm
    • D.Màng loa trong tivi dao động phát ra âm
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 39910

    Khi gõ vào mặt trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh. Nhưng khi cho con lắc dao động thì không nghe thấy âm thanh. Có người giải thích như sau, chọn câu giải thích đúng?

    • A.Con lắc không phải là nguồn âm.
    • B.Con lắc là nguồn phát ra âm thanh nhưng tần số nhỏ (hạ âm) nên tai người không nghe được.
    • C.Vì dây của con lắc ngắn nên con lắc không có khả năng phát ra âm thanh.
    • D.Con lắc chuyển động nên không phát ra âm thanh.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 39911

    Tần số dao động càng cao thì

    • A.âm nghe càng trầm
    • B.âm nghe càng to
    • C.âm nghe càng vang xa
    • D.âm nghe càng bổng
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 39912

    Một con lắc thực hiện 20 dao động trong 10 giây. Tần số dao động của con lắc này là:

    • A.2Hz
    • B.0,5Hz
    • C.2s
    • D.0,5s
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 39913

    Kết luận nào sau đây là sai?

    • A.Tai của người nghe được hạ âm và siêu âm.
    • B.Hạ âm là những âm thanh có tần số nhỏ hơn 20Hz.
    • C.Máy phát siêu âm là máy phát ra âm thanh có tần số lớn hơn 20000Hz.
    • D.Một số động vật có thể nghe được âm thanh mà tai người không nghe được.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 39914

    Chọn phát biểu đúng về tần số?

    • A.Tần số là số dao động vật thực hiện được trong một khoảng thời gian nào đó.
    • B.Đơn vị tần số là giây (s).
    • C.Tần số là đại lượng không có đơn vị.
    • D.Tần số là số dao động thực hiện được trong 1 giây.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 39915

    Khi điều chỉnh dây đàn thì tần số phát ra sẽ thay đổi. Dây đàn càng căng thì âm phát ra càng

    • A.to
    • B.bổng
    • C.thấp
    • D.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 39916

    Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất trong số các dao động sau đây?

    • A.Vật trong 5 giây có 500 dao động và phát ra âm thanh.
    • B.Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 200Hz.
    • C.Trong 1 giây vật dao động được 70 dao động.
    • D.Trong một phút vật dao động được 1000 dao động.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 39917

    Một vật dao động với tần số 50Hz, vậy số dao động của vật trong 5 giây sẽ là:

    • A.10
    • B.55
    • C.250
    • D.45
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 39918

    So sánh tần số dao động của các nốt nhạc RÊ và MI, của các nốt nhạc RÊ và FA:

    • A.Tần số của nốt nhạc RÊ nhỏ hơn MI, RÊ bằng FA.
    • B.Tần số của nốt nhạc RÊ nhỏ hơn MI, RÊ lớn hơn FA.
    • C.Tần số của nốt nhạc RÊ lớn hơn MI, RÊ nhỏ hơn FA.
    • D.Tần số của nốt nhạc RÊ nhỏ hơn MI, RÊ nhỏ hơn FA.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 39919

    Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz. Thời gian để vật thực hiện được 200 dao động là

    • A.2,5s
    • B.4s
    • C.5s
    • D.0,25s
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 39920

    Âm phát ra nhỏ hơn khi nào?

    • A.Khi biên độ dao động lớn hơn
    • B.Khi biên độ dao động nhỏ hơn
    • C.Khi tần số dao động lớn hơn
    • D.Khi tần số dao động nhỏ hơn
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 39921

    Âm phát ra càng to khi

    • A.nguồn âm có kích thước càng lớn.
    • B.nguồn âm dao động càng mạnh.
    • C.nguồn âm dao động càng nhanh.
    • D.nguồn âm có khối lượng càng lớn.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 39922

    Ngưỡng đau có thể làm điếc tai là:

    • A.110 dB
    • B.100 dB
    • C.130 dB
    • D.150 dB
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 39923

    Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi?

    • A.Biên độ và tần số dao động của âm.
    • B.Tần số dao động của âm.
    • C.Vận tốc truyền âm.
    • D.Biên độ dao động của âm.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 39924

    Biên độ dao động của vật là:

    • A.số dao động vật thực hiện được trong 1 giây.
    • B.khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được.
    • C.đại lượng đặc trưng cho mức độ cao, thấp của âm.
    • D.độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 39925

    Hãy chọn câu trả lời đúng nhất khi quan sát dao động một dây đàn?

    • A.Dây đàn càng dài, âm phát ra càng cao.
    • B.Dây đàn càng to, âm phát ra càng cao.
    • C.Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng to.
    • D.dây đàn càng căng, âm phát ra càng to.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 39926

    Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là:

    • A.40 dB
    • B.50 dB
    • C.60 dB
    • D.70 dB
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 39927

    Có 4 con lắc đơn giống nhau, lần lượt kéo con lắc lệch 300, 400, 450, 600 so với vị trí cân bằng rồi thả nhẹ. Biên độ dao động của con lắc nào là lớn nhất?

    • A.Con lắc lệch 300
    • B.Con lắc lệch 400
    • C.Con lắc lệch 450
    • D.Con lắc lệch 600
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 39928

    Khi biên độ dao động càng lớn thì:

    • A.âm phát ra càng to
    • B.âm phát ra càng nhỏ
    • C.âm càng bổng
    • D.âm càng trầm
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 39929

    Dùng búa cao su gõ nhẹ vào một âm thoa thì nghe được âm do âm thoa dao động và phát ra âm thanh. Hãy chọn câu kết luận đúng sau:

    • A.Gõ càng mạnh âm thanh phát ra càng to.
    • B.Gõ càng nhiều âm thanh phát ra càng to.
    • C.Gõ càng mạnh âm thanh phát ra càng cao.
    • D.Âm thanh phát ra càng to khi âm thoa càng lớn.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?