Đề ôn tập Chương 1,2-Sinh thái Sinh 12 năm 2021-Trường THPT Hà Nội

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 167792

    Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh:

    (1) Môi trường chưa có sinh vật.

    (2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực).

    (3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong.

    (4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.

    Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là:

    • A.(1), (4), (3), (2).
    • B.(1), (3), (4), (2).
    • C.(1), (2), (4), (3).
    • D.(1), (2), (3), (4).
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 167794

    Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:

    (1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

    (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi cửa môi trường.

    (3) Song song với quá trình biến đổi tuần tự quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

    (4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.

    Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:

    • A.(1) và (2).
    • B.(1) và (4).
    • C.(3) và (4).
    • D.(2) và (3).
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 167796

    Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của thảm thực vật trải qua các giai đoạn:

    (1) Quần xã đinh cực.

    (2) Quần xã cây gỗ lá rộng.

    (3) Quần xã cây thân thảo.

    (4) Quần xã cây bụi.

    (5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.

    Trình tự đúng của các giai đoạn là:

    • A.5 - 3 - 2 - 4 - 1
    • B.5 - 3 - 4 - 2 - 1
    • C.5 - 2 - 3 - 4 - 1
    • D.1 - 2 - 3 - 4 - 5
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 167798

     Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?

    • A.Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
    • B.Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
    • C.Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
    • D.Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 167800

    Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự thay đổi ra sao?

    • A.Biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã.
    • B.Thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác.
    • C.Thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật.
    • D.Thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 167802

    Khi nói về diễn thế thứ sinh, phát biểu nào sau đây là đúng?

    • A.Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có quần xã sinh vật.
    • B.Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.
    • C.Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.
    • D.Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 167804

    Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

    • A.Trong diễn thế nguyên sinh, càng về giai đoạn sau thì số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài đều tăng.
    • B.Con người là nguyên nhân chủ yếu bên trong gây ra diễn thế sinh thái.
    • C.Sự biến đổi của quần xã tương ứng với sự biến đổi điều kiện tự nhiên của môi trường.
    • D.Kết thúc diễn thế thứ sinh luôn hình thành quần xã ổn định.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 167806

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái

    • A.Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.
    • B.Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.
    • C.Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh.
    • D.Trong diễn thế sinh thái, các quẩn xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 167808

    Diễn thế nguyên sinh có bao nhiêu đặc điểm sau đây?

    I. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.

    II. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.

    III. Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.

    IV. Kết quả cuối cùng thường sẽ hình thành quần xã cực đỉnh.

    • A.2
    • B.3
    • C.1
    • D.4
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 167810

    Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:

    I. Xuất hiện ở môi trường trống trơn (chưa có quần xã sinh vật từng sống)

    II. Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường

    III. Song song với quá trình biến đổi của quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường

    IV. Kết quả cuối cùng sẽ hình thành một quần xã đỉnh cực

    Trong các thông tin nói trên, diễn thế thứ sinh có bao nhiêu thông tin?

    • A.1
    • B.4
    • C.2
    • D.3
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 167812

    Theo thời gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái.

    II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này.

    III. Độ đa dạng sinh học có xu hướng tăng dần trong quá trình biến đổi này.

    IV. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 167814

    Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:

    (1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

    (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

    (3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

    (4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.

    Có bao nhiêu thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:

    • A.4
    • B.1
    • C.2
    • D.3
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 167816

    Sợi nấm mọc xen kẽ mốc, sau 2 tuần có màu vàng nâu bao trùm lên toàn bộ bề mặt miếng bánh. Quan sát đó mô tả:

    • A.Sự cộng sinh giữa các loài.
    • B.Sự phân huỷ.
    • C.Quá trình diễn thế.
    • D.Sự ức chế - cảm nhiễm.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 167818

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Nếu vì một lí do nào đó mà loài ưu thế bị mất đi thì loài sẽ thay thế là loài chủ chốt.

    (2) Loài ngẫu nhiên có thể thay thế cho một nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một lí do nào đó.

    (3) Nhóm loài ngẫu nhiên là nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã.

    (4) Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một vài quần thể, có thể có số lượng nhiều và có vai trò quan trọng so với các loài khác.

    Số phát biểu có nội dung đúng là:

    • A.4
    • B.2
    • C.1
    • D.3
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 167820

    Bọ xít có vòi chích dịch cây mướp để sinh sống. Bọ xít và cây mướp thuộc mối quan hệ

    • A.hợp tác.
    • B.kí sinh – vật chủ.
    • C.hội sinh.
    • D.cộng sinh.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 167822

    Trong các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?

    I. Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.

    II. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.

    III. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.

    IV. Giun sán sống trong ruột lợn.

    • A.2
    • B.1
    • C.3
    • D.4
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 167824

    Cho các mối quan hệ sau:

    I. Vi khuẩn Rhizobium và rễ cây họ đậu.

    II. Cây phong lan sống bám trên cây thân gỗ.

    III. Chim tu hú đẻ trứng mình vào tổ chim khác.

    IV. Vi khuẩn lam và nấm sống chung tạo địa y.

    Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ cộng sinh?

    • A.1
    • B.3
    • C.4
    • D.2
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 167826

    Chấy hút máu trâu. Mối quan hệ giữa chấy và trâu thuộc dạng nào sau đây?

    • A.Hợp tác.
    • B.Kí sinh – vật chủ.
    • C.Hội sinh.
    • D.Cộng sinh.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 167828

    Khi nói về độ đa dạng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?

    • A.Độ đa dạng của quần xã thường được duy trì ổn định, không phụ thuộc điều kiện sống của môi trường.
    • B.Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã giảm dần.
    • C.Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc của quần xã càng dễ bị biến động.
    • D.Độ đa dạng của quần xã càng cao thì lưới thức ăn của quần xã càng phức tạp.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 167830

    Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có một loài có lợi?

    I. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.

    II. Cây tầm gửi sống trên thân gỗ.

    III. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng.

    IV. Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn.

    • A.4
    • B.3
    • C.2
    • D.5
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 167832

    Cho các nhận xét sau đây, có bao nhiêu nhận xét đúng

    I. Quần xã có độ đa dạng loài càng cao thì ổ sinh thái của mỗi loài càng bị thu hẹp

    II. Phần lớn sản lượng sơ cấp trên trái đất được sản xuất bởi hệ sinh thái dưới nước

    III. Ở mỗi quần xã sinh vật chỉ có một loài ưu thế quyết định chiều hướng biến đổi của nó

    IV. Trong diễn thế sinh thái loài xuất hiện sau thường có kích thước và tuổi thọ lớn hơn loài xuất hiện trước đó.

    • A.4
    • B.2
    • C.3
    • D.1
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 167834

    Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây là mối quan hệ kí sinh?

    • A.Cây tầm gửi và cây thân gỗ.
    • B.Cá ép sống bám trên cá lớn.
    • C.Hải quỳ và cua.
    • D.Chim sáo mỏ đỏ và linh dương.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 167836

    Nhưng trong quá trình này, côn trùng đồng thời đẻ một số trứng vào phần bầu nhụy ở một số hoa. Ở những hoa này, trứng côn trùng nở và gây chết noãn trong các bầu nhụy. Nếu có nhiều noãn bị hỏng, thì quả cũng bị hỏng và dẫn đến một số ấu trùng côn trùng cũng bị chết. Đây là một ví dụ về mối quan hệ nào giữa các loài trong quần xã?

    • A.Ức chế cảm nhiễm
    • B.Sinh vật này ăn sinh vật khác.
    • C.Kí sinh.
    • D.Hội sinh.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 167838

    Sau mỗi lần có sự giảm mạnh về số lượng cá thể thì quần thể thường tăng kích thước và khôi phục trạng thái cân bằng. Quần thể của loài sinh vật nào sau đây có khả năng khôi phục kích thước nhanh nhất.

    • A.Quần thể có tốc độ sinh sản nhanh, kích thước cá thể bé, tuổi thọ ngắn
    • B.Quần thể có tốc độ sinh sản nhanh, kích thước cá thể bé
    • C.Quần thể có tốc độ sinh sản nhanh, kích thước cá thể lớn
    • D.Quần thể có tốc độ sinh sản chậm, kích thước cá thể lớn
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 167840

    Quần thể nào sau đây có sự biến động số lượng cá thể không theo chu kì?

    • A.Khi nhiệt độ xuống dưới 8ºC số lượng ếch nhái giảm mạnh.
    • B.Số lượng cá cơm vùng biển Peru biến động khi có dòng nước nóng chảy qua.
    • C.Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào mùa hè.
    • D.Muỗi xuất hiện nhiều vào mùa mưa.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 167842

    Nhân tố chủ yếu quyết định trạng thái cân bằng của quần thể là gì?

    • A.mức độ cạnh tranh của các cá thể trong quần thể.
    • B.kiểu phân bố của cá thể trong quần thể.
    • C.khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
    • D.cấu trúc tuổi của quần thể.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 167844

    Số lượng cá thể của quần thể biến động là do đâu?

    • A.quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh.
    • B.điều kiện môi trường thay đổi có tính chu kì.
    • C.các cá thể trong quần thể luôn cạnh tranh với nhau.
    • D.những thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 167846

    Ở ven biển Pêru, cứ 7 năm có một dòng hải lưu Nino chảy qua làm tăng nhiệt độ, tăng nồng độ muối dẫn tới gây chết các sinh vật phù du gây ra biến động số lượng cá thể của các quần thể. Đây là kiểu biến động:

    • A.theo chu kỳ nhiều năm.
    • B.theo chu kỳ mùa.
    • C.không theo chu kỳ.
    • D.theo chu kỳ tuần trăng.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 167847

    Cho các ví dụ về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:

    I. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 800C.

    II. Số lượng thỏ và mèo rừng Canađa biến động theo chu kì 9 – 10 năm.

    III. Ở đồng rêu phương Bắc, số lượng cáo và chuột lemmut biến động theo chu kì 3 – 4 năm.

    IV. Số lượng ếch nhái ở Miền Bắc giảm mạnh khi có đợt rét đầu mùa đông đến.

    Có bao nhiêu ví dụ về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật mà nguyên nhân gây biến động là nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể?

    • A.4
    • B.2
    • C.1
    • D.3
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 167848

    Hình 4 mô tả sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ (quần thể con mồi) và quần thể mèo rừng Canađa (quần thể sinh vật ăn thịt). Phân tích hình 4, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ là biến động không theo chu kì còn của quần thể mèo rừng Canađa là biến động theo chu kì.

    II. Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể mèo rừng Canađa phụ thuộc vào sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể thỏ.

    III. Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể thỏ tỉ lệ thuận với sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể mèo rừng Canađa.

    IV. Kích thước quần thể thỏ luôn lớn hơn kích thước quần thể mèo rừng Canađa.

    • A.3
    • B.1
    • C.2
    • D.4
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 167849

    Cho các đặc điểm sau:

    I. Có vùng phân bố hẹp, kích thước quần thể nhỏ.

    II. Biến dị di truyền cao, khả năng di cư cao.

    III. Sức sinh sản cao, số lượng con non nhiều.

    IV. Tiềm năng sinh học thấp.

    Trong điều kiện khí hậu toàn cầu biến đổi rất nhanh do hiệu ứng nhà kính, loài dễ bị diệt vong có bao nhiêu đặc tính trên?

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 167850

    Có bao nhiêu nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể trong số các nguyên nhân sau:

    I. Do thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh.

    II. Do sự thay đổi tập quán kiếm mồi của sinh vật.

    III. Do thay đổi của nhân tố sinh thái hữu sinh.

    IV. Do sự lớn lên của các cá thể trong quần thể.

    • A.1
    • B.2
    • C.4
    • D.3
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 167851

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tăng trưởng của quần thề sinh vật?

    • A.Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong
    • B.Khi môi trường không giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
    • C.Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.
    • D.Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 167852

    Nếu kích thước quần thể giảm xuống mức tối thiểu thì quần thể ra sao?

    • A.Sự cạnh tranh về nơi ở giữa các cá thể giảm xuống nên số lượng cá thể của quần thể tăng nhanh chóng
    • B.Mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài khốc liệt hơn
    • C.Số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hôi gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm lượng cá thể của quần thể tăng nhanh chóng
    • D.Sự hỗ trợ giữa các cá thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 167853

    Những quần thể gần đạt đến kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm

    • A.cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn.
    • B.cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
    • C.cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, vòng đời ngắn.
    • D.cá thể có kích thước nhỏ, sử dụng nhiều thức ăn.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 167854

    Quần thể nào dưới đây thường có kích thước quần thể lớn nhất.

    • A.Quần thể voi rừng
    • B.Quần thể chuột thảo nguyên.
    • C.Quần thể ngựa vằn.
    • D.Quần thể trâu rừng.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 167855

    Kích thước quần thể sinh vật thể hiện ở điều gì?

    • A.Khoảng không gian sống mà quần thể chiếm cứ để phục vụ cho các hoạt động sống của mình.
    • B.Độ đa dạng của vốn gen mà quần thể có được do sự tích lũy thông tin di truyền qua một khoảng thời gian dài.
    • C.Số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể của quần thể sinh vật.
    • D.Tương quan về tỷ lệ cá thể của quần thể với các loài khác có mặt trong cùng một sinh cảnh.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 167856

    Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?

    • A.Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
    • B.Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
    • C.Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.
    • D.Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 167857

    Để xác định số lượng loài cá và độ đa dạng loài của quần xã sinh vật trong ao, người ta sử dụng phương phắp bắt thả lại theo Seber, 1982. Lần thứ nhất bắt được 20 con cá trắm và 19 con cá mè. Lần thứ hai bắt được 24 con cá trắm và 15 con cá mè, trong đó có 17 con cá trắm và 12 con cá mè đã được đánh dấu từ lần 1. Giả sử quần xã chỉ có hai loài cá trên, số cá thể khi tính toán được làm tròn đến mức đơn vị (cá thể). Tổng số cá thể của hai loài là:

    • A.50
    • B.53
    • C.56
    • D.54
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 167858

    Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do đâu?

    • A.số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi trường.
    • B.sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt.
    • C.nguồn sống của môi trường không đủ cho sự phát triển của quần thể.
    • D.kích thước của quần thể còn nhỏ dẫn đến tiềm năng sinh học của quần thể không đủ lớn.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?