Đề ôn tập Chương 1,2 môn Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Kim Đồng

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 28709

    Một bình chia độ chứa nước ở vạch 50 cm3, sau khi thả một viên bi vào thì mực nước dâng lên 54cm3, vậy thể tích viên bi là:

    • A.4 cm3
    • B.0,4 cm3
    • C.50 cm3
    • D.54 cm3
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 28711

    Mang vác vật 10 kg có cảm giác nặng hơn mang vác vật 5 kg là do nguyên nhân nào sau đây?

    • A.Vì khi mang vật 10 kg, người mang vác bị mặt đất đẩy ít hơn.
    • B.Vì vật 10 kg có thể tích lớn hơn.
    • C.Vì vật 10 kg có khối lượng riêng lớn hơn.
    • D.Vì trọng lượng lớn hơn nên vật 10 kg sẽ đè lên vai mạnh hơn, ta có cảm giác nặng hơn.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 28713

    Hai lực cân bằng có đặc điểm nào dưới đây?

    • A.Cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau.
    • B.Cùng phương, cùng chiều, mạnh khác nhau.
    • C.Cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau.
    • D.Khác phương, khác chiều, mạnh như nhau.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 28714

    Lực nào sau đây là lực đàn hồi?

    • A.Lực nam châm hút đinh sắt.
    • B.Lực dây cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi.
    • C.Lực hút của Trái Đất.
    • D.Lực gió thổi vào buồm làm thuyền chạy.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 28716

    Lực nào sau đây không phải là trọng lực?

    • A.Lực làm cho nước mưa rơi xuống.
    • B.Lực tác dụng lên một vật nặng treo vào lò xo làm cho lò xo dãn ra.
    • C.Lực tác dụng vào viên phấn khi viên phấn được buông ra khỏi tay cầm.
    • D.Lực nam châm tác dụng vào hòn bi sắt.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 28718

    Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?

     

    • A.Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.
    • B.Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
    • C.Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.
    • D.Tất cả đáp án trên.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 28720

    Một con voi nặng 2,5 tấn sẽ có trọng lượng là:

     

    • A.250 N
    • B.25 N
    • C.25000 N
    • D.2500 N
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 28722

    Một vật đặc có khối lượng là 8000g và thể tích là 2 dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là bao nhiêu?

    • A.4 N/m3
    • B.40 N/m3
    • C.4000 N/m3
    • D.40000 N/m3
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 28724

    Cho biết 1 kg nước có thể tích 1 lít còn 1 kg dầu hỏa có thể tích 1,25 lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?

    • A.Khối lượng của 1 lít nước nhỏ hơn khối lượng của 1 lít dầu hỏa.
    • B.Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa.
    • C.Khối lượng riêng của dầu hỏa bằng 5/4 khối lượng riêng của nước.
    • D.Khối lượng của 5 lít nước bằng khối lượng của 4 lít dầu hỏa.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 28726

    Dụng cụ nào sau đây không phải là máy cơ đơn giản?

    • A.Cái búa nhổ đinh
    • B.Cái bấm móng tay
    • C.Cái thước dây
    • D.Cái kìm
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 28728

    Đường đèo qua núi là ví dụ về máy cơ đơn giản nào sau đây?

    • A.Mặt phẳng nghiêng
    • B.Đòn bẩy
    • C.Mặt phẳng nghiêng phối hợp với đòn bẩy
    • D.Không thể là ví dụ về máy cơ đơn giản
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 28730

    Để cẩu hàng ở các cảng người ta thường sử dụng các cần cẩu hoặc palăng nhằm mục đích có lợi về lực. Các dụng cụ đó dựa trên nguyên tắc của:

    • A.Đòn bẩy
    • B.Mặt phẳng nghiêng
    • C.Ròng rọc
    • D.Cả A, B, C đều đúng
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 28732

    Chọn câu trả lời đúng. Khi chèo thuyền bằng mái chèo, khoảng cách từ điểm tay cầm chèo đến điểm buộc mái chèo thường ngắn hơn từ điểm buộc mái chèo đến đầu mái chèo để:

    • A.Người chèo thuyền ít bị mệt khi chèo thuyền.
    • B.Chèo thuyền đi nhanh hơn.
    • C.Người chèo thuyền có thể cầm được tay chèo.
    • D.Để dễ dàng điều khiển mái chèo.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 28734

    Trong thí nghiệm xác định khối lượng riêng của sỏi, người ta dùng cân Robecvan để đo khối lượng của sỏi, khi cân thăng bằng người ta thấy ở một đĩa cân là quả cân 200g còn ở đĩa cân còn lại là sỏi và một quả cân 15g. Khối lượng của sỏi là:

     

    • A.200 g
    • B.215 g 
    • C.15 g
    • D.185 g
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 28736

    Con số 250g được ghi trên hộp mứt Tết chỉ:

    • A.thể tích của hộp mứt
    • B.khối lượng của mứt trong hộp
    • C.sức nặng của hộp mứt
    • D.số lượng mứt trong hộp
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 28738

    Một vật có khối lượng m = 200g được treo thẳng đứng vào đầu dưới của một lò xo, đầu trên của lò xo được treo vào một điểm cố định. Chọn câu trả lời sai:

    • A.Trọng lực P và lực đàn hồi F cùng phương, cùng chiều và cùng cường độ 2N.
    • B.Trọng lượng P và lực đàn hồi F cùng phương, ngược chiều và cùng cường độ 2N.
    • C.Cường độ của lực đàn hồi là 2N.
    • D.Các lực tác dụng vào vật gồm trọng lực P và lực đàn hồi F.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 28740

    Khi đánh tennis, vận động viên đập mặt vợt vào trái banh. Khi đó mặt vợt đã tác dụng lực:

    • A.Chỉ làm biến đổi chuyển động của trái banh.
    • B.Làm biến dạng trái banh và biến đổi chuyển động của nó.
    • C.Chỉ làm biến dạng trái banh.
    • D.Các hiện tượng trên đều sai.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 28741

    Một hộp làm bằng sắt có kích thước là 5cm x 3cm x 2cm. Hỏi nếu thả vật đó vào bình tràn thì lượng nước tràn ra có thể tích là bao nhiêu?

    • A.60 (cm3)
    • B.50 (cm3)
    • C.40 (cm3)
    • D.30 (cm3)
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 28743

    Khi cân một bao sỏi bằng cân Robecvan, một nhóm học sinh đã đặt 2 quả cân 2kg, 1 quả cân 500g và 1 quả cân 200g vào đĩa cân bên phải thì cân vẫn mất thăng bằng. Nhưng khi đặt 1 quả cân 50g vào đĩa cân bên trái có bao sỏi thì cân thăng bằng. Hỏi khối lượng của bao sỏi là bao nhiêu?

    • A.2,35 (kg)
    • B.2,45 (kg)
    • C.2,55 (kg)
    • D.2,65 (kg)
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 28744

    Chọn câu phát biểu sai:

    • A.Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.
    • B.Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
    • C.Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.
    • D.Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 28745

    Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó?

    • A.Để dễ dàng tu sửa cầu.
    • B.Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.
    • C.Để tạo thẩm mỹ.
    • D.Cả 3 lý do trên.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 28746

    Cho ba thanh kim loại đồng, nhôm, sắt có cùng chiều dài ban đầu là 100 cm. Khi tăng thêm 500C thì độ tăng chiều dài của chúng theo thứ tự trên lần lượt là 0,12 cm; 0,086 cm; 0,060 cm. Trong ba chất đồng, nhôm và sắt, cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự từ chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở vì nhiệt ít nhất?

    • A.Nhôm – Đồng – Sắt
    • B.Nhôm – Sắt – Đồng
    • C.Sắt – Nhôm – Đồng
    • D.Đồng – Nhôm – Sắt
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 28748

    Người ta sử dụng hai cây thước khác nhau để đo chiều dài. Một cây thước bằng nhôm và một cây thước làm bằng đồng. Nếu nhiệt độ tăng lên thì dùng hai cây thước để đo thì cây thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn? Biết đồng nở vì nhiệt kém hơn nhôm.

    Chọn câu trả lời đúng nhất. 

    • A.Cả hai cây thước đều cho kết quả chính xác như nhau.
    • B.Cây thước làm bằng nhôm.
    • C.Cây thước làm bằng đồng.
    • D.Các phương án đưa ra đều sai.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 28750

    Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.

    • A.Không có gì thay đổi.
    • B.Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại.
    • C.Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn.
    • D.Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 28752

    Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì

    • A.khối lượng của vật giảm đi.
    • B.thể tích của vật giảm đi.
    • C.trọng lượng của vật giảm đi.
    • D.trọng lượng của vật tăng lên.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 28754

    Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây?

    • A.Làm nóng nút.
    • B.Làm nóng cổ lọ.
    • C.Làm lạnh cổ lọ.
    • D.Làm lạnh đáy lọ.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 28756

    Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:

    • A.Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.
    • B.Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.
    • C.Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.
    • D.Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 28758

    Khi đun nóng một hòn bi bằng sắt thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

    • A.Khối lượng của hòn bi tăng.
    • B.Khối lượng của hòn bi giảm.
    • C.Khối lượng riêng của hòn bi tăng.
    • D.Khối lượng riêng của hòn bi giảm.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 28760

    Chọn phương án đúng.

    Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì

    • A.Chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.
    • B.Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.
    • C.Chỉ có chiều cao tăng.
    • D.Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 28762

    Khi làm lạnh một hòn bi bằng sắt thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

    • A.Khối lượng của hòn bi tăng.
    • B.Khối lượng của hòn bi giảm.
    • C.Khối lượng riêng của hòn bi tăng.
    • D.Khối lượng riêng của hòn bi giảm.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?