Đề ôn tập Chương 1-Sinh thái học môn Sinh 12 năm 2021 - Trường THPT Bắc Hà

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 167979

    Một quần thể giao phối đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do độ đa dạng di truyển ở mức thấp. Để tăng độ đa dạng di truyền cho quần thể một cách nhanh nhất người ta sử dụng cách nào trong các cách dưới đây?

    • A.Kiểm soát quần thể cạnh tranh và vật ăn thịt gây nguy hiểm cho quần thể nói trên
    • B.Thiết lập một khu bảo tồn để bảo vệ môi trường sống của quần thể nói trên
    • C.Du nhập thêm một lượng cá thể mới đã bị loại từ quần thể khác
    • D.Bắt tất cả số cá thể còn lại trong quần thể cho sinh sản bắt buộc rồi thả ra môi trường tự nhiên
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 167980

    Điều nào sau đây cho thấy rõ nhất một quần thể đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng?

    • A.Quần thể bị chia cắt thành nhiều quần thể nhỏ
    • B.Kích thước quần thể dao động xung quanh 500 cá thể
    • C.Loài này rất hiếm
    • D.Độ đa dạng di truyền của quần thể đang ngày một suy giảm
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 167981

    Loài chuột cát ở đài nguyên có giới hạn chịu nhiệt từ \( - 50^\circ C \to 30^\circ C\) và có khoảng thuận lợi từ \(0^\circ C \to 20^\circ C\). Ví dụ đã cho nói đến quy luật sinh thái nào?

    • A.Tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường
    • B.Quy luật giới hạn sinh thái
    • C.Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái
    • D.Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 167982

    Tại một hồ nuôi cá người ta thấy có 2 loài cá chuyên ăn động vật nổi, một loài sống ở nơi thoáng đãng, một loài thì luôn sống nhờ các vật trôi nổi trong nước, chúng cạnh tranh gay gắt. Người ta tiến hành thả vào hồ một ít rong với mục đích chính là:

    • A.Giảm sự cạnh tranh giữa 2 loài
    • B.Tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp của rong
    • C.Rong làm nguồn thức ăn cho cá
    • D.Giúp giữ độ pH của nước trong hồ ổn định
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 167983

    Quần thể ruồi nhà thường xuất hiện nhiều vào mùa hè trong năm, còn vào thời gian khác thì hầu như giảm hẳn. Quần thể này:

    • A.Biến động số lượng theo chu kì năm
    • B.Không phải biến động số lượng
    • C.Biến động số lượng theo chu kì mùa
    • D.Biến động số lượng không theo chu kì
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 167984

    Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng theo chu kì là gì?

    • A.Do mỗi năm lại có sự thay đổi của các loại dịch bệnh tấn công sinh vật
    • B.Do những thay đổi có tính chu kì của môi trường
    • C.Do những thay đổi có tính chu kì xảy ra hàng năm
    • D.Do hoạt động của thiên tai
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 167985

    Nhóm nào sau đây chỉ có động vật hằng nhiệt?

    • A.Chim bói cá, cá voi, cá thu, thằn lằn
    • B.Cá voi, cá sấu, hải cẩu, chim cánh cụt
    • C.San hô, cá sấu, cá mập, chim cánh cụt
    • D.Chim bói cá, cá voi, chim hải âu, chim cánh cụt
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 167986

    Kiểu phân bố nào phổ biến nhất trong tự nhiên?

    • A.Phân bố ngẫu nhiên 
    • B.Phân bố theo nhóm
    • C.Phân bố đồng đều
    • D.Phân bố theo độ tuổi
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 167987

    Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không chính xác?

    • A.Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
    • B.Loài ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn loài sống ở vùng cửa sông
    • C.Loài có vùng phân bố càng rộng thì có giới hạn sinh thái càng hẹp
    • D.Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 167988

    Sự biến động số lượng cá thể luôn dẫn tới thay đổi của yếu tố nào?

    • A.Ổ sinh thái của loài
    • B.Giới hạn sinh thái của các cá thể trong quần thể
    • C.Kích thước của môi trường sống
    • D.Kích thước quần thể
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 167989

    Hình vẽ trên biểu thị sự biến động số lượng cá thể của quần thể mèo rừng và thỏ là loại biến động:

    • A.Không theo chu kì
    • B.Theo chu kì mùa
    • C.Theo chu kì nhiều năm
    • D.Theo chu kỳ tuần trăng
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 167990

    Nhận định nào sau đây đúng về các mối quan hệ trong quần thể?

    • A.Cạnh tranh là động lực của tiến hóa
    • B.Cạnh tranh làm giảm sự đa dạng sinh học do làm chết nhiều loài sinh vật
    • C.Mối quan hệ cạnh tranh chỉ xảy ra đối với những loài khác nhau, không có sự cạnh tranh trong cùng một loài
    • D.Cạnh tranh là hiện tượng hiếm gặp, do sinh vật luôn có xu hướng quần tụ với nhau
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 167991

    Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?

    • A.Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới
    • B.Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô… Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều
    • C.Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm
    • D.Ở Việt Nam, vào mùa xuân khi hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 167992

    Lớp động vật nào sau đây có thân nhiệt phụ thuộc nhiều nhất vào nhiệt độ môi trường?

    • A.Bò sát
    • B.Chim
    • C.Cá xương
    • D.Thú
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 167993

    Cho hình sau:

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    • A.Biến động số lượng của hai loại này không theo chu kì
    • B.Sự tăng và giảm số lượng cá thể chó sói và nai sừng tấm không phụ thuộc vào nhau
    • C.Sự biến động số lượng quần thể nai sừng tấm diễn ra mạnh trong giai đoạn 1990-1996
    • D.Sự gia tăng số lượng nai sừng tấm trong những năm 1965-1975 là một trong những nguyên nhân cho sự gia tăng số lượng chó sói ở giai đoạn 1975-1980
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 167994

    Hãy sắp xếp lại thứ tự theo kích thước quần thể lớn dần của các loài sau đây: Chó sói, chuột cống, bọ dừa, nhái bén, voi, thỏ?

    • A.Bọ dừa, nhái bén, chuột cống, thỏ, chó sói, voi
    • B.Voi, thỏ, chó sói, chuột cống, nhái bén, bọ dừa
    • C.Nhái bén, chuột cống, bọ dừa, chó sói, thỏ, voi
    • D.Voi, chó sói, thỏ, chuột cống, nhái bén, bọ dừa
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 167995

    Hình sau thể hiện mối quan hệ nào?

    • A.Quan hệ hỗ trợ cùng loại
    • B.Quan hệ cạnh tranh cùng loài
    • C.Quan hệ ức chế cảm nhiễm
    • D.Hiện tượng tỉa thưa
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 167996

    Nói về quần thể, phát biểu nào sau đây là đúng?

    • A.Mức độ sinh sản của quần thể đạt giá trị lớn nhất khi mật độ cá thể ở mức trung bình
    • B.Mức độ sinh sản của quần thể tăng cao khi mật độ cá thể tăng cao
    • C.Trong tự nhiên, các quần thể dễ dàng đạt kích thước tối đa.
    • D.Mức độ sinh sản không phụ thuộc vào mật độ quần thể
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 167997

    Ý nào sau đây không đúng về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?

    • A.Cạnh tranh cùng loài lâu dần sẽ dẫn đến phân hóa ổ sinh thái
    • B.Cạnh tranh cùng loài là một trong những động lực thúc đẩy cho sự tiến hóa
    • C.Cạnh tranh đôi khi chỉ xảy ra ở một giới trong loài
    • D.Cạnh tranh thường xảy ra ở động vật, ít xảy ra ở thực vật
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 167998

    Nói về kích thước quần thể, ý nào sau đây không đúng?

    • A.Kích thước quần thể có 2 cực trị
    • B.Kích thước tối đa của quần thể đạt được khi cân bằng sức chứa với môi trường
    • C.Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể mà ở đó đủ để quần thể tồn tại
    • D.Kích thước tối đa mang đặc tính của loài
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 167999

    Quan sát biểu đồ hai loài chim di cư đến sống trên cùng một đảo, ban đầu người ta ghi nhận được ổ sinh thái của 2 loài theo hình (a), sau một thời gian sinh sống người ta ghi nhận được ổ sinh thái của 2 loài theo hình (b).

    Cho các nhận xét sau:

       (1) Trong giai đoạn đầu, hai loài này có thể đã sử dụng cùng một loại thức ăn.

       (2) Sau một thời gian sống chung, ổ sinh thái của mỗi loài đều bị thu hẹp.

       (3) Trong giai đoạn đầu, kích thước quần thể mỗi loài có thể đã bị giảm sút.

       (4) Trong giai đoạn sau, mỗi loài đều có khả năng đạt đến kích thước quần thể tối đa và không bao giờ xảy ra sự cạnh tranh.

    Số nhận xét đúng là:

    • A.3
    • B.1
    • C.4
    • D.2
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 168000

    Một quần thể có nguy cơ bị diệt vong nếu giảm mạnh số cá thể trong nhóm tuổi nào?

    • A.Nhóm tuổi sinh sản
    • B.Nhóm tuổi trước sinh sản
    • C.Nhóm tuổi sau sinh sản và sinh sản
    • D.Nhóm tuổi sau sinh sản
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 168001

    Một hình tháp dân số có đặc điểm: tuổi 15 chiếm 30% dân số; tuổi già dưới 10%, tuổi thọ trung bình thấp. Hình tháp có đặc điểm như trên được gọi là:

    • A.Hình tháp dân số già
    • B.Hình tháp dân số trẻ
    • C.Hình tháp dân số trung bình
    • D.Hình tháp dân số phát triển
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 168002

    Trong ví dụ trên, giữa thỏ tuyết và linh miêu thì có các phát biểu sau:

       1. Số lượng thỏ tuyết khống chế số lượng linh miêu.

       2. Số lượng linh miêu khống chế số lượng thỏ tuyết.

       3. Điều kiện môi trường làm biến đổi số lượng cả hai loại.

       4. Đây là một ví dụ về cân bằng sinh học.

    Số phát biểu đúng là:

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 168003

    Cho các hình vẽ sau và một số nhận định:

       1. Có 3 mối quan hệ có thể dẫn đến sự tiêu diệt loài.

       2. Có 4 mối quan hệ là cạnh tranh cùng loài.

       3. Kiểu quan hệ giữa các cá thể trong hình D còn có thể gặp ở thực vật.

       4. Ở hình G, con có kích thước to hơn là con cái.

       5. Ở cá mập cũng có mối quan hệ như mối quan hệ ở hình H.

    Số nhận định đúng là:

    • A.2
    • B.3
    • C.5
    • D.4
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 168005

    Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học?

    • A.Nhím ban ngày cuộn mình nằm như bất động, ban đêm sục sạo kiếm mồi và tìm bạn
    • B.Vào mùa đông, ở những vùng có băng tuyết, phần lớn cây xanh rụng lá và sống ở trạng thái giả chết
    • C.Cây mọc trong môi trường có ánh sáng khi chiếu từ một phía thường có thân uốn cong, ngọn cây vươn về phía nguồn sáng
    • D.Khi mùa đông đến, chim én rời bỏ nơi giá lạnh, khan hiếm thức ăn đến những nơi ấm áp, có nhiều thức ăn
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 168007

    Ở thực vật, do thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau nên lá của những loài thuộc nhóm cây ưa bóng có đặc điểm về hình thái là:

    • A.Phiến lá mỏng, lá có màu xanh đậm
    • B.Phiến lá mỏng, lá có màu xanh nhạt
    • C.Phiến lá dày, lá có màu xanh đậm
    • D.Phiến lá dày, lá có màu xanh nhạt
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 168009

    Cho các nguyên nhân sau:

       a) Do đột biến gen.

       b) Do ngẫu nhiên.

       c) Do phân cắt khi phân bố.

       d) Do thiên tai, dịch bệnh.

       e) Do sự phát tán hay di chuyển một nhóm cá thể đi lập quần thể mới.

    Nguyên nhân làm xuất hiện biến động di truyền trong một quần thể là:

    • A.c, d, e
    • B.a, b
    • C.a, b, c, d, e
    • D.b, c, d, e
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 168011

    Thảo nguyên có những đặc điểm nào sau đây?

       a) Hệ thực vật chủ yếu là cây gỗ vừa.

       b) Nóng vào mùa hè, lạnh vào mùa đông.

       c) Động vật chủ yếu là các loài chạy nhanh.

       d) Loài ưu thế thường là cỏ.

    Đáp án đúng là:

    • A.b, c, d
    • B.a, b, c, d
    • C.a, c, d
    • D.c, d
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 168013

    Cho các phát biểu sau:

       1. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.

       2. Nơi ở chỉ nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách sống của loài đó.

       3. Ánh sáng, nhiệt độ, nấm là các nhân tố vô sinh.

       4. Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động lại các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.

       5. Giới hạn sinh thái của sinh vật càng rộng thì sinh vật phân bố càng hẹp.

    Số phát biểu đúng là:

    • A.1
    • B.3
    • C.2
    • D.4
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 168015

    Cho các nhận xét sau, các nhận xét không đúng là:

       1. Mật độ cỏ có thể tăng mãi theo thời gian vì vốn dĩ loài này đã có sức sống cao, có thể tồn tại ở bất cứ điều kiện khắc nghiệt nào.

       2. Trong sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài có họ hàng gần nhau thường dẫn đến phân li ổ sinh thái.

       3. Rét đậm kéo dài ở miền bắc vào mùa đông năm 2008, đã làm chết rất nhiều gia súc là biến động theo chu kì mùa.

       4. Nhân tố hữu sinh là nhân tố không phụ thuộc vào mật độ quần thể.

       5. Có 2 dạng biến động là biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì.

       6. Trong cấu trúc tuổi của quần thể, thì tuổi sinh lý là tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể.

    • A.(1), (3), (4), (6)
    • B.(3), (4), (6)
    • C.2), (4), (5)
    • D.(1), (4), (5), (6)
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 168020

    Phát biểu nào không đúng về kích thước quần thể?

    • A.Kích thước quần thể là tổng số cá thể hoặc sản lượng hay tổng năng lượng của các cá thể trong quần thể
    • B.Kích thước tối đa của quần thể là giới hạn về số lượng mà quần thể có thể đạt được
    • C.Kích thước quần thể là đặc trưng của loài mang tính di truyền
    • D.Quần thể phân bố rộng, nguồn sống dồi dào có kích thước lớn hơn quần thể nơi hẹp, nguồn sống hạn chế
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 168022

    GSTT Group dự định dành tặng cho các bạn thủ khoa trong kì thi thử đại học GSTT tổ chức một chuyến tham quan thảm thực vật vùng núi cao Phanxipang, ngọn núi cao nhất nước ra (tài trợ tiền vé máy bay cho cả các bạn miền Nam). Trước khi có cơ hội tham quan, bằng kiến thức sinh học, một số em đã đưa ra một số nhận xét. Hỏi nhận xét nào sau đây đúng?

    • A.Ở chân núi có số loài thực vật nhiều hơn số loài thực vật ở đỉnh núi, số lượng cá thể của một quần thể nhiều hơn số lượng cá thể của một quần thể cùng loài ở đỉnh núi, các cây ở chân núi cao hơn và số cành cũng nhiều hơn so với cá thể đồng loại và cùng độ tuổi ở đỉnh núi
    • B.Ở chân núi có số loài thực vật nhiều hơn số loài thực vật ở đỉnh núi, nhưng lại có số lượng cá thể của một quần thể ít hơn số lượng cá thể của một quần thể cùng loài ở đỉnh núi, các cây ở chân núi cao hơn và số cành cũng nhiều hơn so với cá thể đồng loại và cùng độ tuổi ở đỉnh núi
    • C.Ở chân núi có số loài thực vật ít hơn số loài thực vật ở đỉnh núi, nhưng lại có số lượng cá thể của một quần thể nhiều hơn số lượng cá thể của một quần thể cùng loài ở đỉnh núi, các cây ở chân núi cao hơn và số cành cũng nhiều hơn so với cá thể đồng loại và cùng độ tuổi ở đỉnh núi
    • D.Ở chân núi có số loài thực vật nhiều hơn số loài thực vật ở đỉnh núi, có số lượng cá thể của một quần thể nhiều hơn số lượng cá thể của một quần thể cùng loài ở đỉnh núi, tuy nhiên các cây ở chân núi thấp hơn và số cành cũng ít hơn so với cá thể đồng loại và cùng độ tuổi ở đỉnh núi
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 168024

    Cho các tập hợp sinh vật sau:

       1. Những con cá cùng sống trong một con sông.

       2. Những con ong vò vẽ cùng làm tổ trên cây.

       3. Những con chuột cùng sống trong một đám lúa.

       4. Những con chim cùng sống trong một khu vườn.

       5. Những cây bạch đàn cùng sống trên một sườn đồi.

       6. Những con cá rô phi đơn tính trong hồ.

       7. Những cây mọc ở ven bờ hồ.

       8. Những con hải âu cùng làm tổ ở một vách núi.

       9. Những con sơn dương đang uống nước ở một con suối.

       10. Ếch và nòng nọc của nó ở trong ao.

    Số tập hợp sinh vật là quần thể là:

    • A.5
    • B.8
    • C.6
    • D.7
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 168026

    “Khi trồng rau xanh, cần phải bón phân đạm để lá phát triển tốt. Trong lúc trồng cây lấy củ thì đạm chỉ cần cho giai đoạn đầu, sau đó cần bón kali”. Đây là ứng dụng quy luật sinh thái cơ bản nào?

    • A.Quy luật giới hạn sinh thái
    • B.Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường
    • C.Quy luật tác động tổng hợp các nhân tố sinh thái
    • D.Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 168028

    Cho các hiện tượng sau:

       1. Hai con sói đang săn một con lợn rừng.

       2. Những con chim hồng hạc đang di cư thành đàn về phương Nam.

       3. Những con sư tử đuổi bắt bầy nai rừng.

       4. Hiện tượng tách bầy của ong mật do vượt mức kích thước tối đa.

       5. Các cây chò trong rừng cử động cuống lá để đón ánh sáng.

       6. Gà ăn ngay trứng của mình sau khi vừa đẻ xong.

       7. Khi gặp kẻ thù, trâu rừng xếp thành vòng tròn, đưa con già yếu và con non vào giữa.

       8. Các cây cùng loài mọc thành đám và liền rễ nhau trong lòng đất.

       9. Hiện tượng tự tỉa cành của thực vật trong rừng.

    Số hiện tượng là quan hệ hỗ trợ là:

    • A.5
    • B.4
    • C.6
    • D.3
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 168030

    Cho các nhiệm vụ sau đây:

       1. Nghiên cứu đặc điểm của các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến đời sống sinh vật.

       2. Nghiên cứu nhịp điệu sống của cơ thể liên quan đến các chu kì ngày và đêm và các chu kì Địa lí của Trái Đất cùng với sự thích nghi vủa sinh vật với môi trường.

       3. Nghiên cứu cơ chế di truyền các tập tính bẩm sinh và thứ sinh.

       4. Nghiên cứu sự hình thành quần thể và sự biến động số lượng cá thể trong quần thể tự nhiên.

       5. Nghiên cứu sự chuyển hóa vật chất và năng lượng qua chuỗi và lưới thức ăn.

       6. Ứng dụng các hiểu biết về sinh thái học vào thực tiễn sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường, giáo dục dân số.

    Số nhiệm vụ thuộc phạm vi của Sinh thái học:

    • A.5
    • B.4
    • C.6
    • D.3
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 168032

    Cho một số đặc điểm về kiểu phân bố đều của các cá thể trong quần thể:

       1. Các cá thể không tập hợp thành từng nhóm.

       2. Xuất hiện phổ biến trong tự nhiên.

       3. Xảy ra khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường.

       4. Xảy ra ở các quần thể chim cánh cụt, dã tràng, hươu, nai.

       5. Làm tăng cường sự hợp tác giữa các cá thể trong quần thể.

       6. Sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

    Số đặc điểm đúng là:

    • A.5
    • B.3
    • C.2
    • D.4
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 168034

    Nội dung nào sau đây sai đối với tăng trưởng với tiềm năng sinh học và tăng trưởng?

       1. Đường cong tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có hình chữ J còn đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S.

       2. Các loài tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có kích thước cơ thể nhỏ, còn loài tăng trưởng thực tế có kích thước cơ thể lớn.

       3. Các loài tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có tuổi thọ cao còn loài tăng trưởng theo thực tế có tuổi thọ thấp.

       4. Các loài tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có sức sinh sản cao còn loài tăng trưởng theo thực tế có sức sinh sản thấp.

       5. Các loài tăng trưởng theo tiềm năng sinh học chịu tác động chủ yếu vởi các nhân tố hữu sinh còn loài tăng trưởng theo thực tế chịu tác động chủ yếu bởi các nhân tố vô sinh.

    Phương án đúng là:

    • A.3, 5
    • B.1, 2, 4
    • C.3
    • D.2, 5
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 168036

    Nếu thiên tai hay sự cố làm tăng vọt tỉ lệ chết của quần thể thì sau đó loại quần thể thường phục hồi nhanh nhất là loại quần thể nào?

    • A.Quần thể có tuổi sinh thái thấp
    • B.Quần thể có tuổi sinh thái cao
    • C.Quần thể có tuổi sinh lí cao
    • D.Quần thể có tuổi sinh lí thấp

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?