Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 70791
Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn:
- A.tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
- B.tỉ lệ ngịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
- C.không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
- D.giảm khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 70792
Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một dây dẫn. Điện trở của dây dẫn:
- A.càng lớn thì dòng điện qua dây dẫn càng nhỏ.
- B.càng nhỏ thì dòng điện qua dây dẫn càng nhỏ.
- C.tỉ lệ thuận với dòng điện qua dây dẫn.
- D.phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 70793
Điện trở tương đương (Rtđ) của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp được tính bằng công thức nào dưới đây?
- A.Rtđ = R1 + R2
- B.\({R_{td}} = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)
- C. \({R_{td}} = \frac{{{R_1} + {R_2}}}{{{R_1}{R_2}}}\)
- D. \(\frac{1}{{{R_{td}}}} = {R_1} + {R_2}\)
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 70794
Điện trở không thể đo bằng đơn vị nào dưới đây?
- A.Ôm (Ω)
- B.Kilôôm (kΩ)
- C.Ampe (A)
- D.Mêgaôm (MΩ)
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 70795
Cho biết điện trở suất của nhôm là \({2,8.10^{ - 8}}\Omega .m\), của sắt là \({12,0.10^{ - 8}}\Omega .m\). Sự so sánh nào dưới đây là đúng?
- A.Sắt dẫn điện tốt hơn nhôm.
- B.Sắt dẫn điện kém hơn nhôm.
- C.Sắt và nhôm dẫn điện như nhau.
- D.Không thể so sánh được.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 70796
Câu phát biểu nào về biến trở là không đúng?
- A.Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số .
- B.Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi cường độ dòng điện.
- C.Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện.
- D.Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để đổi chiều dòng điện trong mạch.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 70797
Trong đoạn mạch mắc song song, cường độ dòng điện có đặc điểm nào dưới đây?
- A.qua các vật dẫn là như nhau.
- B.qua các vật dẫn không phụ thuộc vào điện trở các vật dẫn.
- C.trong mạch chính bằng cường độ dòng điện qua các mạch rẽ.
- D.trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện qua các mạch rẽ.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 70799
Công của dòng điện là số đo lượng điện năng được chuyển hóa thành
- A.Cơ năng, nhiệt năng.
- B.Hóa năng, quang năng.
- C.Năng lượng sinh học.
- D.Các dạng năng lượng khác.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 70801
Tỉ số giữa phần điện năng được chuyển hóa thành năng lượng có ích và toàn bộ điện năng sử dụng càng lớn thì:
- A.công suất sử dụng điện năng càng cao.
- B.công suất sử dụng điện năng càng thấp.
- C.hiệu suất sử dụng điện năng càng cao.
- D.hiệu suất sử dụng điện năng càng thấp.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 70803
Dòng điện có cường độ 2mA chạy qua một điện trở 3000Ω trong thời gian 10 phút thì nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở này có giá trị nào dưới đây?
- A.Q = 7,2J
- B.Q = 60J
- C.Q = 120J
- D.3600J
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 70805
Cách sử dụng nào dưới đây là tiết kiệm điện năng?
- A.Sử dụng đèn bàn công suất 100W.
- B.Sử dụng mỗi thiết bị điện khi cần thiết.
- C.Cho quạt chạy khi mọi người ra khỏi nhà.
- D.Bật sáng tất cả các đèn trong nhà suốt đêm.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 70807
Vì sao nói dòng điện có mang năng lượng?
- A.cung cấp nhiệt lượng
- B.có khả năng tỏa nhiệt
- C.có khả năng thực hiện công
- D.có khả năng thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 70809
Công thức tính công suất điện là:
- A.P=I2R
- B.P=U/I
- C.P=I/U
- D.P=U/R
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 70811
Một ấm điện loại 220V - 1100W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun nước. Cường độ dòng điện chạy qua dây đốt nóng của ấm khi đó là:
- A.3A
- B.5A
- C.7A
- D.4A
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 70813
Thời gian dùng ấm để đun nước của ấm loại 220V - 1100W mỗi ngày là 0,5 giờ. Tính điện năng năng mà ấm tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày) theo đơn vị kW.h sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun nước.
- A.12,5(kW.h)
- B.14,5(kW.h)
- C.16,5(kW.h)
- D.18,5(kW.h)
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 70815
Đơn vị nào không phải là của công dòng điện?
- A.Jun ( J ).
- B.Kilôoat giờ ( kW.h ).
- C.Số đếm của công tơ.
- D.Oát ( W ).
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 70816
Nếu tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn lên ba lần thì điện trở dây dẫn
- A.tăng lên 3 lần.
- B.tăng lên 9 lần.
- C.giảm đi 3 lần.
- D.vẫn không thay đổi.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 70818
Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết ......của dụng cụ đó.
- A.điện thế định mức.
- B.hiệu điện thế định mức.
- C.cường độ định mức.
- D.hiệu điện thế cực đại
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 70820
Bếp điện khi hoạt động thì toàn bộ.........chuyển hóa thành...........
- A.nhiệt năng; điện năng.
- B.điện năng; hóa năng.
- C.điện năng; nhiệt năng.
- D.điện năng; quang năng.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 70822
Viết công thức tính điện trở của dây dẫn.
- A.R=ρl/S
- B.R=ρl.S
- C.R=1/ρlS
- D.R=ρ/lS
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 70824
Công thức: R=ρl/S là công thức tính điện trở dây dẫn. R tên vì và có đơn vị là gì?
- A.R là điện trở ; đơn vị là H
- B.R là điện trở ; đơn vị là m
- C.R là điện trở ; đơn vị là Ω
- D.R là điện trở ; đơn vị là N
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 70826
Tính điện trở của một sợi dây đồng có điện trở suất của đồng là \(\rho = {1,7.10^{ - 8}}\Omega m\). Biết chiều dài 500m và tiết diện 0,34mm2.
- A.25Ω
- B.15Ω
- C.35Ω
- D.5Ω
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 70828
Trong mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
- A.bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở thành phần.
- B.bằng hiệu các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở thành phần.
- C.bằng các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở thành phần.
- D.nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở thành phần.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 70830
Hai đọan dây bằng nhôm, cùng tiết diện có chiều dài và điện trở tương ứng là l1, R1 và l2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?
- A.\({{\rm{R}}_{\rm{1}}}{{\rm{R}}_{\rm{2}}}{\rm{ = }}{{\rm{l}}_{\rm{1}}}{\rm{.}}{{\rm{l}}_{\rm{2}}}\).
- B.\(\frac{{{{\rm{R}}_{\rm{1}}}}}{{{{\rm{R}}_{\rm{2}}}}}{\rm{ = }}\frac{{{{\rm{l}}_{\rm{1}}}}}{{{{\rm{l}}_{\rm{2}}}}}\).
- C.\({{\rm{R}}_{\rm{1}}}{\rm{.}}{{\rm{l}}_{\rm{1}}}{\rm{ = }}{{\rm{R}}_{\rm{2}}}{\rm{.}}{{\rm{l}}_{\rm{2}}}\).
- D.\({{\rm{R}}_{\rm{1}}}{\rm{ = }}\frac{{{{\rm{l}}_{\rm{2}}}{\rm{.}}{{\rm{l}}_{\rm{2}}}}}{{{{\rm{R}}_{\rm{2}}}}}\).
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 70832
Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết
- A.thời gian sử dụng điện của gia đình.
- B.công suất điện mà gia đình sử dụng.
- C.điện năng mà gia đình đã sử dụng.
- D.số kilôoat trên giờ (kW/h) mà gia đình đã sử dụng.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 70834
Tìm phát biểu đúng về định luật Jun - Len xơ.
- A.Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
- B.Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
- C.Nhiệt lượng thu vào ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
- D.Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 70836
Hệ thức của định luật Jun - Len xơ:
- A.Q = I2.R.t
- B.Q = I.R.t
- C.Q = I2.R
- D.Q = I2.R/t
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 70838
Q là nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn, đơn vị là gì?
- A.Vôn (V)
- B.Ampe (A)
- C.Jun (J)
- D.Niuton (N)
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 70840
Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:
- A.Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.
- B.Cường độ dòng điện có lúc tăng,có lúc giảm.
- C.Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng.
- D.Cường độ dòng điện tăng tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 70842
Đơn vị nào không là đơn vị điện năng?
- A.Jun (J)
- B.Kilôoat giờ (kW.h)
- C.Niutơn (N)
- D.Số đếm của công tơ điện