Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 19050
GS. Anh hùng lao động Vũ Khiêu đã nói:
“Nhìn lại những tư tưởng và việc làm của Mạc Đăng Dung ta thấy ông xuất hiện như một bông hoa xuyến tuyết, chọc thủng lớp dày băng giá mùa đông để chào đón mùa xuân của đất nước”.
Nhận xét trên đề cập đến vấn đề gì?
- A.Vai trò của Mạc Đăng Dung và nhà Mạc đối với lịch sử dân tộc.
- B.Cần đánh giá lại vai trò của nhà Lê trong lịch sử dân tộc.
- C.Bày tỏ sự tiếc nuối cho sự thịnh đạt của nhà Lê sơ trước đó.
- D.Sự cố gắng của Mạc Đặng Dung trong gia cảnh nghèo khó.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 19051
Đâu không phải nội dung giải thích đúng cho căn nguyên Nguyễn Kim lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” để nổi dậy?
- A.Sự thành lập triều Lê sơ là chính thống.
- B.Phù hợp với lòng dân.
- C.Ngoại bang không có cớ giúp vua Lê để can thiệp.
- D.Nhà Mạc giết hết vua quan nhà Lê.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 19052
Vào các thế kỉ XV - XVI, trên thế giới có sự kiện gì đáng ghi nhớ góp phần quan trọng vào sự giao lưu quốc tế trong đó có nước ta?
- A.Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
- B.Cuộc cách mạng chất xám ở các nước phương Tây.
- C.Cuộc phát kiến địa lý.
- D.Sự phát triển của kĩ thuật đóng thuyền.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 19053
Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là gì?
- A.Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến.
- B.Chống ách đô hộ của nhà Hán.
- C.Chống ách đô hộ của nhà Đường.
- D.Khởi nghĩa thắng lợi, mở ra giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 19054
Nguyên nhân nào dẫn đến bùng nổ phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống chính quyền đô hộ phương Bắc từ thế kỉ I đến thế ki X?
- A.Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách lấy người Việt trị người Việt.
- B.Chính sách đồng hóa của chính quyền đô hộ gây tâm lí bất bình trong nhân dân.
- C.Chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đấu tranh bất khuất không cam chịu làm nô lệ của nhân dân ta.
- D.Do ảnh hưởng của các phong trào nông dân ở Trung Quốc.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 19055
Thời kì Bắc thuộc lần thứ ba ở nước ta bắt đầu từ khi nào?
- A.Năm 602, nhà Tùy cho quân sang xâm lược nước Vạn Xuân.
- B.Năm 43, nhà Hán sai Mã Viện đem quân sang tái chiếm.
- C.400 năm các triều đại Tiền Lê, Lý, Trần, Đại Việt bị Trung Quốc xâm lược.
- D.Triệu Đà diệt An Dương Vương.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 19056
Nội dung nào sau đây không lí giải đúng cho sự bảo tồn của bản sắc văn hóa Việt trước chính sách “đồng hóa” của các triều đại phong kiến phương Bắc?
- A.Người Việt phát huy được bản lĩnh trí tuệ của mình.
- B.Sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng Tiếng Việt.
- C.Ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của nhân dân ta.
- D.Truyền thống phụ hệ của người Lạc Việt đã vô hiệu hoá phương thức đồng hoá bằng hôn nhân của người Hán.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 19057
Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?
- A.Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông.
- B.Khai hóa văn minh cho nhân dân ta.
- C.Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa.
- D.Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 19058
Nhân tố quan trọng hàng đầu đưa đến sự phát triển mạnh của ngoại thương đường biển ở Phù Nam là
- A.Nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa.
- B.Kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới.
- C.Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.
- D.Sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 19059
Điểm giống trong đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và Champa, Phù Nam là
- A.Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công.
- B.Bắt đầu xuất hiện phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- C.Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài.
- D.Nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 19060
Điểm nổi bật về đời sống kinh tế của vương quốc Phù Nam so với các quốc gia khác trên đất nước Việt Nam là
- A.Kinh tế phồn thịnh, trở thành một vương quốc, giàu mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
- B.Ngoại thương đường biển rất phát triển.
- C.Đã từng làm chủ một khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á.
- D.Thể chế quân chủ đạt đến trình độ điển hình.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 19062
Việc phát minh ra thuật luyện kim không mang ý nghĩa nào sau đây?
- A.Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
- B.Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
- C.Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.
- D.Mở đầu cho sự hình thành nền văn hóa Đông Sơn.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 19064
Khoảng thời gian bắt sử dụng đồ sắt của cư dân trong xã hội nguyên thủy Việt Nam có điểm gì tương đồng với nhiều nước khác trên thế giới cùng thời kì này?
- A.Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 3000 năm.
- B.Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 7000 năm.
- C.Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 5500 năm.
- D.Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 6000 năm.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 19066
Cuộc sống của cư dân Sơn Vi có đặc điểm gì khác so với cư dân Núi Đọ?
- A.sống thành từng bầy với khỏng 20 – 30 người, gồm 3 – 4 thế hệ.
- B.kiếm sống bằng phương thức săn bắt hái lượm.
- C.sống thành các thị tộc, bộ lạc.
- D.biết trồng các loại rau, củ, quả và chăn nuôi các loại thú nhỏ.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 19068
Những nền văn hóa tiêu biểu mở đầu thời đại kim khí và nông nghiệp trồng lúa trên đất nước ta là
- A.Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Phùng Nguyên.
- B.Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai.
- C.Sơn Vi – Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai.
- D.Sơn Vi – Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Đồng Nai.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 19070
Tác phẩm điêu khắc gỗ tiêu biểu nhất ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là
- A.Tượng Phật chùa Tây Phương (Hà Nội).
- B.Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (Bắc Ninh).
- C.Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Hà Nội).
- D.Chùa Một Cột.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 19072
Bài học được rút ra để Việt Nam có thể bắt kịp sự phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới hiện nay là?
- A.Tích cực phát triển Nho giáo.
- B.Khuyến khích học chữ Hán và chữ Nôm.
- C.Đẩy mạnh phát triển khoa học – kĩ thuật.
- D.Chú trọng các nội dung kinh, sử trong giáo dục.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 19074
Ý nào không phản ánh đúng điểm nổi bật của các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc từ thế kỉ I đến thế kỉ X?
- A.Liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
- B.Được đông đảo nhân dân tham gia, hưởng ứng.
- C.Nhiều cuộc khởi nghĩa đã được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ một thời gian.
- D.Mở ra thời kì độc lập lâu dài của dân tộc.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 19076
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử dân tộc
- A.Thể hiện khí phách anh hùng của dân tộc
- B.Thể hiện khí phách dân tộc và vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam.
- C.Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Hán.
- D.Mở ra thời đại mới trong lịch sử dân tộc.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 19078
Ý nào không phản ánh đúng những chính sách về văn hóa – xã hội của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta?
- A.Đạo Phật được coi là quốc giáo.
- B.Truyền bá Nho giáo vào nước ta.
- C.Bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán.
- D.Đưa người Hán vào nước ta ở lẫn với người Việt.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 19080
Sách “Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam” (tr. 20) viết:
- A.Đế quốc Phù Nam hoàn toàn sụp đổ ở thế kỉ VI.
- B.Chân Lạp trở thành đế chế hùng mạnh nhất Đông Nam Á.
- C.Đế quốc Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp tấn công.
- D.Chân Lạp tấn công và xâm chiếm toàn bộ đế quốc Phù Nam.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 19081
Đặc điểm nào sau đây không phải của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn?
- A.Sống thành thị tộc, bộ lạc.
- B.Lấy săn bắt hái lượm làm nguồn sống chính.
- C.Biết mài rộng trên lưỡi rìu đá, làm đồ gốm.
- D.Sử dụng công cụ sắt diễn ra phổ biến.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 19083
Đặc điểm nào sau đây không phải của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn?
- A.Sống thành thị tộc, bộ lạc.
- B.Lấy săn bắt hái lượm làm nguồn sống chính.
- C.Biết mài rộng trên lưỡi rìu đá, làm đồ gốm.
- D.Sử dụng công cụ sắt diễn ra phổ biến.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 19085
Xã hội nguyên thủy trên đất nước Việt Nam phát triển lên giai đoạn công xã thị tộc tương ứng với sự xuất hiện của
- A.người tối cổ.
- B.người tinh khôn.
- C.xã hội có giai cấp và nhà nước.
- D.loài vượn cổ.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 19087
Ý nào sau đây không phải điểm mới của văn học nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII?
- A.Văn học chữ Hán ngày càng đóng vị trí quan trọng.
- B.Văn học dân gian ngày càng phát triển.
- C.Đời sống tinh thần của nhân dân được đề cao hơn.
- D.Văn học bằng chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 19090
Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình phát triển của khoa học – kĩ thuật nước ta từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ?
- A.Số công trình khoa học tăng lên.
- B.Xuất hiện nhiều công trình về sử học, địa lý, quân sự, y dược, nông học,...
- C.Khoa học tự nhiên được quan tâm phát triển.
- D.Một số thành tựu của kĩ thuật phương Tây được du nhập vào nước ta.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 19091
Phát biểu nào sau đây đúng về chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785?
- A.Đây là trận hợp đồng binh chủng đầu tiên trong lịch sử.
- B.Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử nước ta.
- C.Đây là trận phục kích mang tính chất du kích tiêu biểu trong lịch sử.
- D.Đây là chiến thắng thể hiện rõ nghệ thuật “đánh điểm diệt viện”.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 19093
Khi Nguyễn Huệ đem quân tấn công ra Bắc, ông đã nêu khẩu hiệu gì?
- A.“Phù Lê diệt Mạc”.
- B.“Phù Lê diệt Trịnh”.
- C.“Phù Lê diệt Trịnh”.
- D.“Phù Lê diệt Trịnh, Nguyễn”.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 19095
Các làng nghề thủ công có từ thế kỉ XVI đến XVIII cho đến hiện nay đang trong tình trạng như thế nào?
- A.Tất cả các ngành thủ công nghiệp đều được giữ gìn và phát triển.
- B.Nhiều làng nghề vẫn tiếp tục phát triển và nổi tiếng.
- C.Tất cả đã bị phá hủy hoàn toàn theo sự suy tàn của các đô thị.
- D.Phát triển mạnh mẽ, cung cấp đa số mặt hàng cho dân cư.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 19097
Ý nào sau đây không phản ánh đúng nét nổi bật của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
- A.Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến.
- B.Đánh đổ chính quyền đô hộ, lập ra nhà nước của người Việt.
- C.Nhà Đường buộc phải công nhận nền độc lập của nước ta.
- D.Chọn vùng Hà Nội ngày nay làm nơi đóng đô.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 19099
Kế hoạch đánh giặc Nam Hán của Ngô Quyền có nét gì nổi bật?
- A.Dùng kế mai phục hai bên bờ sông sau đó tấn công trực diện vào các con thuyền lớn.
- B.Bố trí trận địa mai phục ở tất cả các đoạn đường chúng có thể đi qua để đánh bại kẻ thù.
- C.Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu, nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng.
- D.Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa, mở đường cho chúng rút về nước.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 19101
Ý nào không phản ánh đúng chuyển biến về kinh tế nước ta thời Bắc thuộc?
- A.Công cụ sản xuất bằng sắt phổ biến, diện tích trồng trọt và năng suất cây trồng tăng.
- B.Việc giao thương với nước ngoài khởi sắc hơn hẳn.
- C.Đường giao thông thủy bộ giữa các vùng, quận được hình thành.
- D.Thủ công nghiệp có bước phát triển mới.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 19103
Ý nào không phản ánh đúng biến chuyển của nông nghiệp nước ta thời Bắc thuộc?
- A.Năng suất lúa tăng hơn trước.
- B.Công cuộc khẩn hoang được đẩy mạnh.
- C.Các công trình thủy lợi được xây dựng.
- D.Một số máy móc được sử dụng trong nông nghiệp.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 19105
Nguyên nhân quan trọng nào quy định văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo và Hinđu giáo?
- A.Thời gian ra đời muộn.
- B.Thời gian ra đời sớm.
- C.Cư dân có trình độ cao.
- D.Sự phát triển của ngoại thương.
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 19107
Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là
- A.ở nhà sàn.
- B.thờ thần Mặt trời.
- C.thời thần Sông.
- D.thờ cúng tổ tiên.
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 19109
Cách ngày nay khoảng 5000 – 6000 năm, con người đã có nhiều tiến triển thúc đẩy nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, ngoại trừ việc
- A.Sử dụng kĩ thuật cưa, khoan đá, phát triển kĩ thuật làm gốm bằng bàn xoay.
- B.Phần lớn thị tộc bước vào giai đoạn nông nghiệp dùng cuốc đá.
- C.Phần lớn thị tộc bước vào giai đoạn nông nghiệp dùng cuốc đá.
- D.Sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim.
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 19111
Biểu hiện nào chứng tỏ sự duy trì của văn học chữ Hán ở Đàng Trong?
- A.Xuất hiện một số nhà thơ và Hội thơ.
- B.Văn học dân gian có sự chuyển biến mạnh mẽ.
- C.Sáng tạo nhiều thể thơ chữ Hán mới.
- D.Chữ Hán được phổ biến trong nhân dân.
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 19113
Văn học chữ Hán mất dần vị thế vốn có của nó xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
- A.sự khủng hoảng của chế độ phong kiến.
- B.chính sách hạn chế Nho giáo của nhà nước.
- C.sự du nhập của chữ Quốc ngữ.
- D.giáo dục Nho học bị suy đồi.
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 19115
Nhà sử học Ngô Thì Sĩ ở thế kỉ XVII có viết: “Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy…là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu”.
- A.Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
- B.Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905.
- C.Khúc Hạo thực hiện cuộc cải cách về nhiều mặt năm 907.
- D.Dương Đình Nghệ đánh bại quân xâm lược Nam Hán năm 931.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 19117
Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì?
- A.Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng.
- B.Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc.
- C.Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc.
- D.Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc.