Đề ôn tập Chương 1 Học kì II môn Lịch sử 8 năm 2021

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 58031

    Vị chỉ huy tối cao của nghĩa quân Yên Thế là ai?

    • A.Đề Nắm.
    • B.Đề Thám.
    • C.Đề Thuật
    • D. Đề Chung.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 58032

    Yên Thế thuộc địa phận của tỉnh nào?

    • A.Bắc Giang.
    • B.Bắc Ninh.
    • C.Hưng Yên.
    • D.Thanh Hóa.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 58033

    Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế?

    • A.Công nhân.
    • B.Nông dân.
    • C.Các dân tộc sống ở miền núi.
    • D.Nông dân và công nhân. 
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 58034

    Nét nổi bật của tình hình nước ta nửa cuối thế kỉ XIX là gì?

    • A.Triều đình Huế thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu
    • B.bộ máy chính quyền mục rỗng, nông nghiệp, công thương đình trệ ; tài chính cạn kiệt.
    • C.đời sống nhân dân vô cùng khó khăn
    • D.mâu thuân giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt hơn bao giờ hết.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 58035

    Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến một số quan lại, sĩ phu đưa ra các đề nghị cải cách?

    • A.họ có lòng yêu nước, thương dân
    • B.họ mong muốn nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công của kẻ thù
    • C.họ không có vị trí xứng đáng trong triều đình
    • D.tình hình đất nước ngày một nguy khốn
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 58036

    Số lượng bản điều trần mà Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình năm 1863 đến năm 1871 là bao nhiêu?

    • A.20 bản
    • B.25 bản
    • C.30 bản
    • D.35 bản
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 58037

    Hạn chế cơ bản nhất của các đề nghĩ cải cách cuối thế kỉ XIX là gì?

    • A.Mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc
    • B.Chưa xuất pháp từ cơ sở bên trong.
    • C.Chưa giải quyết được vấn đề cơ bản là mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ
    • D. Vì nhiều nội dung cải cách rập khuôn hoặc mô phỏng của nước ngoài khi mà điều kiện nước ta có khác biểt
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 58038

    Đứng trước cơ hội phản công vào giữa năm 1860, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?  

    • A.Xây dựng đại đồn Chí Hòa trong tư thế “thủ hiểm”.
    • B.Tập trung lực lượng phản công quân Pháp.
    • C.Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
    • D.Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 58039

    Ngày 20 - 11 - 1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?

    • A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.
    • B.Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội.
    • C. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.
    • D.Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 58040

    Lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là

    • A.Quan lại, sĩ phu yêu nước
    • B.Nông dân
    • C.Bình dân thành thị
    • D.Tư sản
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 58041

    Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam?

    • A.Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa.
    • B.Chính sách cấm đạo Gia-tô của nhà Nguyễn.
    • C. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế.
    • D.Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình đối với các nước
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 58042

    Sự thất bại của phong trào Cần Vương (1885-1896) đã chứng tỏ điều gì?

    • A.văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.
    • B.độc lập dân lộc không gắn liền với chế độ phong kiến.
    • C.thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược
    • D.văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh. 
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 58043

    Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất vào ngày tháng năm nào?

    • A.Ngày 10 tháng 3 năm 1874.
    • B. Ngày 15 tháng 3 năm 1874.
    • C.Ngày 3 tháng 5 năm 1874.
    • D.Ngày 13 tháng 5 năm 1874.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 58044

    Người Pháp chấp nhận giảng hòa với Đề Thám vào năm 1894 với điều kiện gì?

    • A. Đề Thám trao trả tên điền chủ Sét- nay
    • B.Người Pháp được cai quản 4 tổng ở Yên Thế
    • C.Đề Thám giao người thực hiện vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội
    • D.Đề Thám trao trả trùm mộ phu Badanh
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 58045

    Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào?

    • A.Cho quân tiếp viện.
    • B.Cầu cứu nhà Thanh.
    • C.Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.
    • D.Thương thuyết với Pháp.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 58046

    Nhận xét nào sau đây không đúng về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?  

    • A.Các cải cách đều chấp nhận sự tồn tại chế độ phong kiến
    • B.Yếu tố duy tân, học tập làm theo cái mới được chú trọng
    • C.Các đề nghị cải cách còn tản mạn, rời rạc, thiếu tính hệ thống, khả thi
    • D.Ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 58047

    Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần?

    • A.Nguyễn Lộ Trạch
    • B.Nguyễn Trường Tộ
    • C. Bùi Viện
    • D.Phạm Phú Thứ 
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 58048

    Nhận xét nào về phong trào Cần Vương là không đúng?

    • A.Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc.
    • B.Quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản.
    • C.Phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.
    • D.Phong trào dân tộc, đã đạt được nhiều thắng lợi.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 58049

    Ngày 24-2-1861, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Nam Bộ?

    • A.Quân Pháp đánh chiếm Định Tường.
    • B.Quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa.
    • C.Quân Pháp đánh chiếm Vĩnh Long.
    • D.Quân Pháp nổ súng tấn công Đại đồn Chí Hòa.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 58050

    So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là gì?

    • A.mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia
    • B.đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh
    • C.hình thức, phương pháp đấu tranh
    • D.đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 58051

    Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

    • A.Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập.
    • B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp.
    • C.Chưa có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.
    • D.Tất cả các câu trên đều đúng.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 58052

    Quân Pháp đã có hành động gì sau khi làm cho đại đồn Chí Hòa thất thủ vào ngày 24-2-1961?

    • A.Tăng cường chiếm giữ thành Gia Định.
    • B.Chiếm luôn bán đảo Sơn Trà.
    • C.Tiêu diệt lực lượng còn lại ở Gia Định.
    • D.Chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 58053

    Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước gì?

    • A.Giáp Tuất.
    • B.Nhâm Tuất.
    • C.Hácmăng.
    • D.Patonot.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 58054

    Một trong những nội dung quan trọng khiến Việt Nam trở thành “miếng mồi ngon béo bở” của thực dân Pháp từ giữa thế kỉ XIX là gì?

    • A.Nhà Nguyễn lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
    • B.Việt Nam phục tùng một nước lớn là Trung Quốc.
    • C.Việt Nam có vị trí gần Lào và Campuchia.
    • D.Triều Nguyễn muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Anh.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 58055

    Tại sao thực dân Pháp tấn công Gia Định năm 1859?

    • A.Một số gián điệp của Pháp đã hoạt động từ trước.
    • B.Hệ thống giao thông thuận lợi, đi lại dễ dàng.
    • C.Cứu vãn “kế hoạch đánh nhanh” đang trên đà thất bại.
    • D.Hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 58056

    Chỉ huy quân đội triều đình chống Pháp tại thành Hà Nội khi Pháp tấn công lần thứ nhất là ai?

    • A.Phan Thanh Giản.
    • B.Nguyễn Tri Phương.   
    • C.Hoàng Tá Viêm.
    • D. Lưu Vĩnh Phúc.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 58057

    Sau khi chiếm được Hà Nội, thực dân Pháp đã tỏa đi chiếm các tỉnh nào nữa?

    • A. Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Hà Nội, Nam Định.
    • B.Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng.
    • C.Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định.
    • D.Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 58058

    ội dung nào sau đây không phải hành động của Pháp sau năm 1867 và trước khi tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất?

    • A.Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.
    • B.Hoàn thành xâm lược Campuchia và Lào.
    • C.Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu.
    • D.Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 58059

    Triều đình Huế đã có hành động gì từ những hành động của Pháp trước khi đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất?

    • A.Tích cực xây dựng đại đồn Chí Hòa để phòng thủ.
    • B.Tiếp tục thi hành chính đối nội, đối ngoại lỗi thời.
    • C.Chuẩn bị kĩ lưỡng hơn về mọi mặt để kháng Pháp.
    • D.Kêu gọi nhân dân đoàn kết kháng chiến chống Pháp.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 58060

    Trong cuộc tấn công, mở rộng đánh chiếm ra Cầu Giấy lần thứ nhất, quân Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân?

    • A.Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc.
    • B.Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương.
    • C.Nguyễn Mậu Kiến, Phạm Văn Nghị.
    • D. Trần Tấn, Đặng Như Mai.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?