Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 167859
Những đặc điểm nào sau đây không thể có ở một quần thể sinh vật?
1. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.
2. Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài.
3. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.
4. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa.
5. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.
6. Quần thể có khu phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông núi, eo biển.
Tổ hợp câu đúng là:
- A.1, 4, 6
- B.1, 3, 5
- C.3, 4, 5
- D.4, 5, 6
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 167860
Cho các nguyên nhân sau đây:
1. Xảy ra giao phối cận huyết.
2. Thiếu sự hỗ trợ, kiếm ăn và tự vệ không tốt.
3. Sinh sản nhanh, dẫn đến thiếu thức ăn, chỗ ở, xuất hiện dịch bệnh.
4. Cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực và cái ít, làm giảm khả năng sinh sản.
Số nguyên nhân mà nếu kích thước quần thể dưới mức tối thiểu sẽ dẫn đến diệt vong?
- A.1
- B.3
- C.2
- D.4
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 167861
Hiện tượng nào sau đây không thuộc quan hệ đấu tranh cùng loài?
1. Tự tỉa cành ở thực vật.
2. Ăn thịt đồng loại.
3. Cạnh tranh sinh học cùng loài.
4. Quan hệ cộng sinh.
5. Ức chế cảm nhiễm.
- A.1, 2, 3
- B.4, 5
- C.3, 4, 5
- D.1, 3, 4, 5
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 167862
Cho các hiện tượng sau:
1. Trâu, bò, ngựa đi ăn theo bầy đàn.
2. Cây sống liền rễ thành từng đám.
3. Sự tách bầy của ong mật vào mùa đông.
4. Chim di cư theo đàn.
5. Cây tự tỉa cành do thiếu ánh sáng.
6. Gà ăn trứng của mình sau khi đẻ xong.
Số quan hệ được gọi là quần tụ là:
- A.6
- B.3
- C.5
- D.4
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 167863
Xét tương quan giữa nhiệt độ trung bình và môi trường, chu kì phát triển của loài và tốc độ sinh sản của động vật biến nhiệt. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Trong cùng đơn vị thời gian, chu kì sống càng ngắn, số thế hệ của loài trong năm sẽ tăng.
B. Trong giới hạn chịu đựng, sống ở môi trường nào có nhiệt độ càng lạnh, tốc độ sinh sản của loài càng giảm.
C. Chu kì sống tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển của loài.
D. Trong giới hạn chịu đựng, nhiệt độ môi trường tỉ lệ thuận với sự phát triển của loài.
Số phương án đúng là:
- A.4
- B.1
- C.2
- D.3
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 167864
Khi đánh bắt ngẫu nhiên một loài cá ở ba vùng khác nhau người ta thống kê được tỉ lệ các loại cá theo độ tuổi ở từng vùng như sau:
Một số nhận xét được rút ra từ lần đánh bắt này như sau:
(1) Quần thể ở vùng A đang có mật độ cá thể cao nhất trong ba vùng.
(2) Quần thể ở vùng C đang có tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể nhanh nhất.
(3) Vùng B đang được khai thác một cách hợp lý.
(4) Nên thả thêm cá con vào vùng C để giúp quần thể phát triển ổn định.
Số phát biểu đúng là:
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 167865
Trong các điều kiện dưới đây, nhiệt độ có ảnh hưởng gì đến sinh vật?
1. Biến đổi hình thái và sự phân bố.
2. Tăng tốc độ các quá trình sinh lí.
3. Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, hút nước, thoát nước của cây trồng.
4. Ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn.
- A.1, 2, 3, 4
- B.2, 3, 4
- C.1, 2, 3
- D.1, 3, 4
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 167866
Cho các phát biểu sau:
1. Các loài sinh vật phản ứng khác nhau trước nhiệt độ môi trường.
2. Chỉ có động vật mới nhạy cảm với nhiệt độ, còn thực vật thì ít phản ứng với nhiệt độ.
3. Động vật biến nhiệt thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên dễ thích nghi hơn so với động vật đẳng nhiệt.
4. Động vật đẳng nhiệt có khả năng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt.
Các phát biểu đúng là:
- A.1, 2
- B.2, 3
- C.1, 2, 4
- D.1, 4
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 167867
Vai trò của việc nghiên cứu giới hạn sinh thái là:
1. Tạo điều kiện tối thuận cho vật nuôi, cây trồng về mỗi nhân tố sinh thái.
2. Mỗi loài có giới hạn sinh thái đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái. Do vậy trong công tác nuôi trồng, ta không phải bận tâm đến khu phân bố.
3. Khi biết được giới hạn sinh thái từng loài đối với mỗi nhân tố sinh thái, ta phân bố chúng một cách hợp lí. Điều này còn có ý nghĩa trong tác di nhập vật nuôi, cây trồng.
4. Nên giữ môi trường ở giới hạn dưới hoặc giới hạn trên để sinh vật khỏi bị chết.
Số phương án đúng là:
- A.2
- B.3
- C.4
- D.1
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 167868
Có bao nhiêu ví dụ nào sau đây chứng minh ánh sáng đã ảnh hưởng đến hình thái thực vật?
1. Cây mọc vươn về phía có ánh sáng.
2. Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, sâu đòi đình dục.
3. Cùng loài, cây mọc nơi nhiều ánh sáng có vỏ dày hơn, thân cây nhạt, cây thấp và tán rộng hơn.
4. Những cây tầm gửi ưa bóng sống nhờ trên cây khác.
- A.3
- B.1
- C.4
- D.2
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 167869
Điều nào sau đây không đúng?
- A.Vào giai đoạn sinh sản, sức chống chịu của động vật thường giảm
- B.Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật thường bị ức chế
- C.Một số động vật ngủ đông, khi nhiệt độ môi trường giảm xuống dưới nhiệt độ giới hạn
- D.Sinh vật luôn sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở khoảng nhiệt độ cực thuận
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 167870
Cho các đặc điểm sau:
1. Thân có vỏ dày, màu nhạt.
2. Lá nằm ngang, phiến lá mỏng, màu xanh sẫm, lục lạp có kích thước lớn.
3. Thân có vỏ mỏng, màu thẫm.
4. Lá nằm nghiêng, phiến lá dày, màu xanh sẫm, lục lạp có kích thước lớn.
5. Cường độ chiếu sáng thấp, quang hợp đạt hiệu quả cao nhất.
6. Cường độ chiếu sáng cao, quang hợp đạt hiệu quả cao nhất.
Các đặc điểm thuộc cây ưa bóng là?
- A.2, 3, 6
- B.2, 3, 5
- C.1, 4, 6
- D.1, 4, 5
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 167871
Cho ví dụ về hoạt động thường gặp của sinh vật:
1. Khi triều xuống, những con sò thường khép chặt vỏ lại và khi triều lên chúng mở vỏ để lấy thức ăn.
2. Nhịp tim đập, nhịp phổi thở, chu kì rụng trứng.
3. Chim và thú thay lông trước mùa đông tới.
4. Hoa nguyệt quế nở vào mùa trăng.
5. Hoa anh đào nở vào mùa xuân.
6. Gà đi ăn từ sáng, đến tối mới quay về tổ.
7. Cây họ Đậu mở lá lúc được chiếu sáng và xếp lại lúc trời tối.
8. Chim di cư từ bắc sang nam vào mùa đông.
Số hoạt động là nhịp sinh học là?
- A.8
- B.6
- C.5
- D.7
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 167872
Cho ví dụ: cây sống theo nhóm chịu đựng bão và hạn chế thoát hơi nước tố hơn cây sống riêng rẽ.
Trong các hiện tượng sau, có bao nhiêu hiện tượng nào tương tự với ví dụ trên?
1. Nhiều con quạ cùng loài tranh nhau xác một con thú.
2. Hổ đuổi bắt một bầy sơn dương.
3. Một con linh cẩu không hạ được một con trâu rừng nhưng nhiều con thì được.
4. Nhiều con báo cùng ăn thịt một con nai rừng.
- A.2
- B.4
- C.1
- D.3
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 167873
Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ \(21^\circ C\) đến \(35^\circ C\). Giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Trong số các loại môi trường dưới đây thì có bao nhiêu loại môi trường mà sinh vật có thể sống?
- A.Môi trường có nhiệt độ dao động từ \(20^\circ C\) đến \(35^\circ C\), độ ẩm từ 75% đến 95%
- B.Môi trường có nhiệt độ dao động từ \(25^\circ C\) đến \(40^\circ C\), độ ẩm từ 85% đến 95%
- C.Môi trường có nhiệt độ dao động từ \(25^\circ C\) đến \(30^\circ C\), độ ẩm từ 85% đến 95%
- D.Môi trường có nhiệt độ dao động từ \(12^\circ C\) đến \(30^\circ C\), độ ẩm từ 90% đến 100%
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 167874
Hai loài động vật A, B cùng sống trong một môi trường có điều kiện tự nhiên thay đổi mạnh. Sau một thời gian dài, quần thể loài A đã tiến hóa thành loài A’ thích nghi hơn với môi trường còn loài B có nguy cơ tuyệt diệt. Trong các giải thích dưới đây, giải thích nào là không hợp lí?
- A.Quần thể loài A có khả năng thích nghi cao hơn quần thể loài B
- B.Quần thể loài A có tốc độ phát sinh và tích lũy đột biến nhanh hơn loài B
- C.Loài A có tốc độ sinh sản chậm hơn và chu kì sống dài hơn loài B
- D.Loài A có tốc độ sinh sản nhanh hơn và chu kì sống ngắn hơn loài B
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 167875
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ lên thời gian sinh trưởng của 3 loài ong mắt đỏ ở nước ta, các nhà khoa học đã đưa ra bảng sau: (Biết rằng các ô trống là các ô chưa lấy đủ số liệu)
Nhiệt độ ( )
Thời gian phát triển (ngày)
Loài 1
Loài 2
Loài 3
15
31,4
30,65
20
14,7
16
30
9,63
10,28
35
7,1
7,17
7,58
Chết
Chết
Chết
Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
1. Cả 3 loài đều chết nếu ở nhiệt độ lớn hơn
2. Nhiệt độ càng thấp thì thời gian sinh trưởng của ba loài càng ngắn.
3. Thời gian sinh trưởng ở cùng nhiệt độ của loài 3 luôn là lớn nhất.
4. Không có sự khác nhau quá lớn về thời gian sinh trưởng ở cùng một mức nhiệt độ của cả 3 loài.
5. Nếu nhiệt độ trung bình mùa đông miền Bắc nước ta là từ đến thì ít nhất một trong ba loài ong sẽ đình dục.
- A.3
- B.5
- C.4
- D.2
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 167876
Ở những loài sinh vật sống trong nước, những quần thể khác nhau trong một loài sống ở những môi trường có hàm lượng oxi khác nhau thường có tổng diện tích các lá mang (của cơ thể) thay đổi thích ứng để bảo đảm sự hô hấp. Giả sử trong một loài có 4 quần thể A, B, C, D với tổng diện tích lá mang lần lượt là 2350; 1800; 2700; 1300 đơn vị phân bố trong các môi trường nước khác như: suối đầu nguồn, hạ lưu sông, suối nước ấm. Sự sắp xếp nào sau đây là chính xác?
- A.Quần thể A: hồ; quần thể B: hạ lưu sông; quần thể C: suối đầu nguồn; quần thể D: suối nước ấm
- B.Quần thể A: hồ; quần thể B: suối đầu nguồn; quần thể C: hạ lưu sông; quần thể D: suối nước ấm
- C.Quần thể A: hồ; quần thể B: hạ lưu sông; quần thể C: suối nước ấm; quần thể D: suối đầu nguồn
- D.Quần thể A: hạ lưu sông; quần thể B: hồ; quần thể C: suối đầu nguồn; quần thể D: suối nước ấm
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 167877
Cho các ví dụ sau về tính thích nghi của sinh vật đối với các nhân tố sinh thái:
1. Chim định hướng đường bay theo ánh sáng mặt trời và các vì sao.
2. Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, sâu đòi đình dục.
3. Tăng cường độ chiếu sáng sẽ rút ngắn thời gian đình dục ở cá hồi.
4. Rắn mái gầm cảm nhận được tia hồng ngoại.
5. Cây mọc ở nơi thiếu ánh sáng sẽ tự tỉa cành, thân nhỏ và cao.
Có bao nhiêu ví dụ cho thấy ảnh hưởng của ánh sáng đối với động vật?
- A.3
- B.5
- C.4
- D.2
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 167878
Cho các phát biểu sau:
1. Người ta ứng dụng quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể của quần thể trong việc phòng hộ, chắn cát.
2. Người ta ứng dụng mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể của quần thể trong cả chăn nuôi và trồng trọt.
3. Các cây thông trong rừng thông, đàn bò rừng, các loài cây gỗ sống trong rừng có các kiểu phân bố cùng là phân bố theo nhóm.
4. Kích thước quần thể không thể vượt quá kích thước tối đa vì nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật tăng cao dẫn đến tỉ lệ tử vong tăng và một số cá thể di cư ra khỏi quần thể.
5. Đặc điểm được xem là cơ bản nhất đối với quần thể là các cá thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định.
Số phát biểu sai:
- A.1
- B.3
- C.4
- D.2
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 167879
Cho các nhóm sinh vật sau đây:
1. Thực vật có hạt trong các quần xã trên cạn
2. Cây tràm trong rừng xã quần U Minh
3. Bò rừng Bizong sống trong các đồng cỏ ở Bắc Mĩ
4. Cây cọ trong vùng đồi Vĩnh Phú
5.Cây Lim trong quần xã rừng Lim xã Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
6. Cây lau, lách thường gặp trong các quần xã mưa nhiệt đới
Có bao nhiêu dạng sinh vật là loài đặc trưng?
- A.5
- B.4
- C.2
- D.3
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 167880
Ốc sống dưới đáy hồ thuộc về tổ chức nào?
- A.Quần thể sinh vật
- B.Quần xã sinh vật
- C.Đàn ốc
- D.Một nhóm hỗn hợp cũng không phải quần xã cũng không phải quần thể
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 167881
Cho các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau:
1. Tôm vệ sinh và lươn.
2. Ốc mượn hồn và hải quỳ.
3. Cá bống biển và tôm vỏ cứng.
4. Cá ép và cá mập.
5. Cá vảy chân và vi khuẩn phát sáng.
6. Hải quỳ và cá hề.
Có bao nhiêu mối quan hệ mà cả hai loài sinh vật đều có lợi?
- A.5
- B.6
- C.2
- D.3
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 167882
Một ao nuôi cá, sau thu hoạch người ta vệ sinh ao để chuẩn bị cho việc nuôi tiếp cho vụ sau. Sau khi tháo nước vào, trong ao này có hiện tượng gì xảy ra?
- A.Biến động số lượng cá thể
- B.Diễn thế nguyên sinh
- C.Diễn thế thứ sinh
- D.Diễn thế sinh thái
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 167883
Chọn đáp án đúng cho các phát biểu sau:
- A.Hải quỳ và cua là mối quan hệ hợp tác
- B.Chim mỏ đỏ và linh dương là mối quan hệ cộng sinh
- C.Phong lan bám trên cây thân gỗ là mối quan hệ ký sinh
- D.Vi khuẩn và tảo đơn bào trong địa y là mối quan hệ cộng sinh
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 167884
Cho các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau:
1. Dương xỉ sống bám trên cây thân gỗ để lấy nước và ánh sáng, không gây hại cây gỗ.
2. Nhờ hải quỳ, cá trốn được kẻ thù và bảo vệ hải quỳ khỏi bị số cá khác ăn xúc tu.
3. Trùng roi sống trong bụng mối chứa enzim xenlulaza giúp mối phân giải xenlulozo thành đường glucozo, mối cung cấp đường cho trùng roi.
4. Cò và nhạn làm chung tổ để ở.
5. Kền kền sử dụng thức ăn thừa của thú.
6. Vi khuẩn Rhizobium chứa enzim nitroengaza cố định nito khí trời cho cây họ đậu. Ngược lại, cây họ đậu cung cấp chất hữu cơ cho vi khuẩn nốt sần.
7. Sán, giun sống trong cơ quan tiêu hóa của lợn.
Gọi x là số mối quan hệ hội sinh; y là số mối quan hệ hợp tác, z là số mối quan hệ cộng sinh.
Mối quan hệ giữa x, y, z là:
- A.\(x = y \ne z\)
- B.\(x = z \ne y\)
- C.\(x = y = z\)
- D.\(z = y \ne x\)
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 167885
Mối quan hệ nửa ký sinh - vật chủ thuộc về cặp sinh vật nào dưới đây?
- A.Cỏ dại - lúa
- B.Dây tơ hồng - cây nhãn
- C.Tầm gửi - cây hồng xiêm
- D.Giun đũa - lợn
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 167886
Trong số các hiện tượng dưới đây thì sẽ có bao nhiêu hiện tượng xảy ra nếu một quần xã sinh vật có độ đa dạng loài càng cao, mối quan hệ sinh thái càng chặt chế?
1. Quần xã có cấu trúc càng ổn định vì có lưới thức ăn phức tạp, nhiều loài rộng thực.
2. Quần xã dễ xảy ra điễn thế do tác động của nhiều loài trong quần xã làm cho môi trường thay đổi nhanh.
3. Quần xã sẽ có cấu trúc ít ổn định vì số lượng lớn loài sẽ dẫn đến cạnh tranh nhau gay gắt.
4. Quần xã có xu hướng biến đổi làm cho độ đa dạng thấp từ đó mối quan hệ sinh thái lỏng lẻo hơn do thức ăn trong môi trường can kiệt dần.
- A.0
- B.2
- C.1
- D.3
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 167887
Trên một đảo mới được hình thành do hoạt động của núi lửa, nhóm sinh vật nào có thể xuất hiện đầu tiên ở đảo này
- A.Sâu bọ
- B.Thực vật hạt trần
- C.Thực vật thân cỏ có hoa
- D.Địa y
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 167888
Cho các phát biểu sau:
1. Quần xã có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài càng ít thì càng ổn định và khó bị diệt vong vì sự cạnh tranh diễn ra ít.
2. Sự cạnh tranh trong từng loài là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến độ đa dạng của quần xã.
3. Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của loài này bị số lượng cá thể của loài khác kìm hãm.
4. Cấu trúc lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vũng vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp, từ bờ đến ra khơi đại đương.
5. Trong quá trình diễn thế, sinh khối, tổng sản lượng và sản lượng sơ cấp tinh đều tăng.
6. Có thể ứng dụng khống chế sinh học bằng việc sử dụng thiên địch thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu góp phần tạo sự bền vững trong nông nghiệp.
Những phát biểu sai là:
- A.1,2,4,5
- B.1,2,3,6
- C.2,3,4,6
- D.1,3,5,6
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 167889
Trong nghề nuôi cá, để thu hoạch được năng suất tối đa, người ta cần thực hiện những biện pháp nào?
- A.Nuôi nhiều cá trong một chuỗi thức ăn
- B.Nuôi nhiều cá với mật độ càng cao càng tốt
- C.Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn
- D.Nuôi nhiều loài cá thuộc các tâng nước khác nhau
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 167890
Những con ong mật lấy phấn và mật hoa, nhưng đồng thời nó cũng giúp cho sự thụ phấn của hoa được hiệu quả hơn. Quan hệ của hai loài này là:
- A.Cộng sinh
- B.Hợp tác
- C.Hội sinh
- D.Ký sinh
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 167891
Trong tự nhiên quan sát thấy loài chim hút mật có tên là Azhisodian chuyên đi lấy mật hoa trên những cây hoa Decophyla smanara. Dựa vào thông tin trên có thể biết mối quan hệ giữa hai loài này có thể là bao nhiêu mối quan hệ trong các mối quan hệ sau:
1. Cộng sinh.
2. Hợp tác.
3. Cạnh tranh khác loài.
4. Động vật ăn thực vật.
5. Ức chế cảm nhiễm.
- A.4
- B.1
- C.3
- D.2
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 167892
Cho các phát biểu sau:
(1) Kết quả của diễn thế sinh thái là thay đổi cấu trúc quần xã.
(2) Trong diễn thế sinh thái, dạng sinh vật có vai trò quan trọng nhất đối với việc hình thành quần xã mới là vi sinh vật.
(3) Quá trình hình thành một quần xã ổn định từ một hòn đảo mới được hình thành giữa biển là diễn thế thứ sinh.
(4) Nguyên nhân bên trong thúc đẩy diễn thế sinh thái là mức sinh sản và mức tử vong của các loài trong quần xã.
Số phát biểu sai là:
- A.2
- B.1
- C.4
- D.3
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 167893
Cho các phát biểu sau đây về diễn thế sinh thái:
(1) Diễn thế là quá trình phát triển thay thế tuần tự của quần thể sinh vật, từ dạng khởi đầu qua các giai đoạn trung gian để đến quẫn xã cuối cùng tương đối ổn định (quần xã đỉnh cực).
(2) Diễn thế thường là một quá trình định hướng và không thể dự báo được.
(3) Trong quá trình diễn thế, nhiều chỉ số sinh thái biến đổi phù hợp với trạng thái mới của quần xã và phù hợp với môi trường.
(4) Diễn thế được bắt đầu từ một nương rẫy bỏ hoang được gọi là diễn thế thứ sinh.
Những phát biểu đúng là:
- A.1,3
- B.3, 4
- C.1,4
- D.2, 3
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 167894
Loài côn trùng A là loài duy nhất có khả năng thụ phấn cho loài thực vật B. Côn trùng A bay đến hoa của cây B mang theo nhiều hạt phấn và tiến hành thụ phấn cho hoa. Nhưng trong quá trình này, côn trùng A đồng thời đẻ trứng vào bầu nhụy của một số hoa loài B. Ở những hoa này, khi côn trùng nở gây chết noãn trong các bầu nhụy. Nếu noãn bị hỏng, quả cũng bị hỏng và dẫn đến ấu trùng của côn trùng A cũng bị chết. Đây là một ví dụ về mối quan hệ:
- A.Ký sinh
- B.Cạnh tranh
- C.Hội sinh
- D.Ức chế cảm nhiễm
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 167895
Trong rừng hổ không có vật ăn thịt chúng là do nguyên nhân nào?
- A.Hổ có vuốt chân và răng nanh sắc chống lại mọi kẻ thù
- B.Hổ có sức mạnh không có loài nào địch nổi
- C.Hổ chạy nhanh, vật ăn thịt khác khó lòng đuổi được
- D.Hổ có số lượng ít, sản lượng thấp, không thể tạo ra một quần thể vật ăn thịt nó có đủ số lượng tối thiểu để tồn tại và phát triển
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 167896
Khi đi từ mặt đất lên đỉnh núi cao hay đi từ mặt nước xuống vùng sâu của đại dương thì số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài:
- A.Đều giảm
- B.Đều tăng
- C.Số lượng loài giảm, cá thể mỗi loài tăng
- D.Số lượng loài tăng, cá thể mỗi loài giảm
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 167897
Có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái?
- A.1 nguyên nhân
- B.2 nguyên nhân
- C.3 nguyên nhân
- D.4 nguyên nhân
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 167898
Động lực chính cho quá trình diễn thế sinh thái diễn ra như thế nào?
- A.Biến đổi của môi trường
- B.Chọn lọc tự nhiên
- C.Quần xã sinh vật
- D.Tất cả đều đúng