Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 11741
Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng:
(a) 2C + Ca → CaC2
(b) C + 2H2 → CH4
(c) C + CO2 → 2CO
(d) 3C + 4Al → Al4C3.
Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng
- A.(a).
- B.(c).
- C.(d).
- D.(b).
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 11742
Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
- A.3
- B.5
- C.4
- D.2
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 11743
Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
- A.7
- B.6
- C.8
- D.5
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 11744
Cho các chất riêng biệt sau: FeSO4, AgNO3, Na2SO3, H2S, HI, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là
- A.6
- B.5
- C.4
- D.3
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 11745
Cho các chất: KBr, S, SiO2, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong các chất trên, số chất có thể bị oxi hóa bởi dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng là
- A.4
- B.5
- C.6
- D.7
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 11746
Cho dãy gồm các phân tử và ion: Zn, S, FeO, SO2, Fe2+, Cu2+, HCl. Tổng số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là
- A.5
- B.6
- C.7
- D.8
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 11747
Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu2+, Cl- . Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là
- A.4
- B.5
- C.6
- D.7
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 11748
Cho dãy các chất và ion: Cl2, F2, SO2, Na+ , Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+ , S2– , Cl– . Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là
- A.5
- B.4
- C.3
- D.2
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 11749
Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là
- A.2
- B.4
- C.5
- D.3
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 11750
Cho phản ứng: 6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O. Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là
- A.K2Cr2O7 và FeSO4.
- B.K2Cr2O7 và H2SO4.
- C.H2SO4 và FeSO4.
- D.FeSO4 và K2Cr2O7
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 11751
Cho phản ứng hóa học: Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O. Tỉ lệ giữa số nguyên tử clo đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử clo đóng vai trò chất khử trong phương trình hóa học của phản ứng đã cho tương ứng là
- A.1 : 5.
- B.5 : 1.
- C.3 : 1.
- D.1 : 3.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 11752
Cho phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Trong phương trình của phản ứng trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3 là
- A.6
- B.8
- C.4
- D.10
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 11753
Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là
- A.13x - 9y.
- B.46x - 18y.
- C.45x - 18y.
- D.23x - 9y.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 11754
Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là
- A.3/14.
- B.4/7.
- C.1/7.
- D.3/7.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 11755
Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?
- A.S + 2Na → Na2S.
- B.S + 6HNO3 (đặc) → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O.
- C.4S + 6NaOH(đặc) → 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O.
- D.S + 3F2 → SF6.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 11756
Cho các phản ứng sau:
a) FeO + HNO3 (đặc, nóng) →
b) FeS + H2SO4 (đặc, nóng) →
c) Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng) →
d) Cu + dung dịch FeCl3 →
e) CH3CHO + H2 →
f) glucozơ + AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dd NH3 →
g) C2H4 + Br2 →
h) glixerol (glixerin) + Cu(OH)2 →
Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là:
- A.a, b, c, d, e, h.
- B.a, b, c, d, e, g.
- C.a, b, d, e, f, g.
- D.a, b, d, e, f, h.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 11757
Cho các phản ứng sau:
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.
6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là
- A.2
- B.3
- C.1
- D.4
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 11758
Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp bột gồm Ag và Cu (hỗn hợp X):
(a) Cho X vào bình chứa một lượng dư khí O3 (ở điều kiện thường).
(b) Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 (đặc).
(c) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl (không có mặt O2).
(d) Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3.
Thí nghiệm mà Cu bị oxi hoá còn Ag không bị oxi hoá là
- A.(d).
- B.(a).
- C.(b).
- D.(c).
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 11759
Cho các phản ứng:
(a) Sn + HCl (loãng) →
(b) FeS + H2SO4 (loãng) →
(c) MnO2 + HCl (đặc) →
(d) Cu + H2SO4 (đặc) →
(e) Al + H2SO4 (loãng) →
(g) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 →
Số phản ứng mà H+ của axit đóng vai trò chất oxi hoá là
- A.3
- B.5
- C.2
- D.6
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 11760
Cho các phản ứng:
(1) Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O;
(2) 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O;
(3) 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O;
(4) 4KClO3 → KCl + 3KClO4;
(5) O3 → O2 + O.
Số phản ứng oxi hoá khử là
- A.5
- B.4
- C.3
- D.2
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 11761
Cho các phản ứng sau:
(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O.
(b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O.
(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O.
(d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
- A.2
- B.3
- C.1
- D.4
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 11762
Cho các phương trình phản ứng sau:
(a) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
(b) Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O.
(c) 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
(d) FeS + H2SO4 → FeSO4 + H2S.
(e) 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2.
Trong các phản ứng trên, số phản ứng mà ion H+ đóng vai trò chất oxi hóa là
- A.2
- B.1
- C.4
- D.3
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 11763
Cho các phương trình phản ứng:
(a) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.
(b) NaOH + HCl → NaCl + H2O.
(c) Fe3O4 + 4CO → 3Fe + 4CO2.
(d) AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3.
Trong các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa - khử là
- A.2
- B.1
- C.3
- D.4
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 11764
Khí nào sau đây không bị oxi hoá bởi nước Gia-ven?
- A.SO2.
- B.CO2.
- C.HCHO.
- D.H2S.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 11765
Dãy chất nào sau đây đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?
- A.Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom.
- B.Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
- C.O2, nước brom, dung dịch KMnO4.
- D.H2S, O2, nước brom.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 11766
Cho phản ứng: 2C6H5-CHO + KOH → C6H5-COOK + C6H5-CH2-OH. Phản ứng này chứng tỏ C6H5-CHO
- A.vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.
- B.chỉ thể hiện tính oxi hoá.
- C.chỉ thể hiện tính khử.
- D.không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 11767
Cho phương trình hóa học (với a, b, c, d là các hệ số): aFeSO4 + bCl2 → cFe2(SO4)3 + dFeCl3. Tỉ lệ a : c là
- A.4 : 1.
- B.3 : 2.
- C.2 : 1.
- D.3 : 1.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 11768
Cho phương trình phản ứng aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Tỉ lệ a : b là
- A.1 : 3.
- B.2 : 3.
- C.2 : 5.
- D.1 : 4.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 11769
SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với
- A.H2S, O2, nước Br2.
- B.dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
- C.dung dịch KOH, CaO, nước Br2.
- D.O2, nước Br2, dung dịch KMnO4.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 11770
Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
- A.sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
- B.sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+ .
- C.sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
- D.sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+ .
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 11771
Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ
- A.nhường 12 electron.
- B.nhận 13 electron.
- C.nhận 12 electron.
- D.nhường 13 electron.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 11772
Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là
- A.KMnO4.
- B.MnO2.
- C.CaOCl2.
- D.K2Cr2O7.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 11773
Cho các chất sau: FeCO3, Fe3O4, FeS, Fe(OH)2. Nếu hòa tan cùng số mol mỗi chất vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thì chất tạo ra số mol khí lớn nhất là
- A.Fe3O4.
- B.Fe(OH)2.
- C.FeS.
- D.FeCO3
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 11774
Oxi hoá hoàn toàn m gam kim loại X cần vừa đủ 0,25m gam khí O2. X là kim loại nào sau đây?
- A.Cu.
- B.Ca.
- C.Al.
- D.Fe.
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 11775
Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là .
- A.75,68%.
- B.24,32%.
- C.51,35%.
- D.48,65%
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 11776
Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là
- A.Mg.
- B.Cu.
- C.Be.
- D.Ca.
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 11777
Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử ?
- A.2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O.
- B.NaOH + HCl → NaCl + H2O.
- C.CaO + CO2 → CaCO3.
- D.AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 11778
Nung nóng từng cặp chất sau trong bình kín:
(1) Fe + S (r),
(2) Fe2O3 + CO (k),
(3) Au + O2 (k),
(4) Cu + Cu(NO3)2 (r),
(5) Cu + KNO3 (r),
(6) Al + NaCl (r).
Các trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá kim loại là:
- A.(1), (3), (6).
- B.(2), (5), (6).
- C.(2), (3), (4).
- D.(1), (4), (5).
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 11779
Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?
- A.CaCO3 → CaO + CO2.
- B.2KClO3 → 2KCl + 3O2.
- C.2NaOH + Cl2 →NaCl + NaClO + H2O.
- D.4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 11780
Cho phương trình hóa học: aFe + bH2SO4 → cFe2(SO4)3 + dSO2 ↑ + eH2O. Tỉ lệ a : b là
- A.1 : 3.
- B.1 : 2.
- C.2 : 3.
- D.2 : 9.