Bài kiểm tra
Đề KSCL giữa kỳ 2 môn Hóa 12 năm 2019 - Vĩnh Phúc (MĐ: 401)
1/40
50 : 00
Câu 1: Hai dung dịch chất nào sau đây đều tác dụng được với Fe?
Câu 2: Công thức phân tử nào sau đây là của este no, đơn chức, mạch hở?
Câu 4: Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí chung của kim loại?
Câu 5: Dung dịch amino axit nào dưới đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?
Câu 6: Hiđrocacbon nào dưới đây tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3?
Câu 7: Phương pháp hiện đại điều chế anđehit axetic từ nguồn nguyên liệu nào dưới đây?
Câu 8: Chất nào sau đây được dùng làm phân đạm?
Câu 9: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
Câu 10: Polistiren được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp monome nào dưới đây?
Câu 11: Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ có 40% P2O5. Phần trăm khối lượng Ca(H2PO4)2 trong phân bón đó là
Câu 12: Cacbohiđrat nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
Câu 13: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau:
Chất rắn X trong thí nghiệm trên là chất nào trong số các chất sau?
Câu 14: Dung dịch chất nào sau đây có pH > 7?
Câu 15: Thuốc thử nào sau đây được dùng để nhận biết 3 chất lỏng riêng biệt: benzen, toluen, stiren?
Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 17: Khẳng định nào sau đây đúng?
Câu 18: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic, thu được 5,6 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là
Câu 19: Hợp chất nào sau đây là este?
Câu 20: Chất nào dưới đây là monosaccarit?
Câu 21: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 2M vào dung dịch Y gồm a mol H2SO4 và b mol Al2(SO4)3. Sự phụ thuộc của tổng số mol kết tủa thu được vào thể tích dung dịch X nhỏ vào được biểu diễn theo đồ thị ở hình bên. Tỉ lệ a : b là
Câu 22: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C5H11NO2, có mạch cacbon phân nhánh. Cho 11,7 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z, thu được khối lượng muối khan là
Câu 23: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Nhiệt phân AgNO3.
(g) Đốt FeS2 trong không khí.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
Câu 24: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T và hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 8,36 gam CO2. Mặt khác đun nóng a gam X với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp 20 ml dung dịch HCl 1M để trung hoà lượng NaOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam muối khan và 0,05 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m là
Câu 25: X, Y, Z là ba peptit đều mạch hở và MX > MY > MZ. Đốt cháy 0,16 mol peptit X hoặc 0,16 mol peptit Y cũng như 0,16 mol peptit Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn số mol của H2O là 0,16 mol. Nếu đun nóng 69,8 gam hỗn hợp E chứa X, Y và 0,16 mol Z (số mol của X nhỏ hơn số mol của Y) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của alanin và valin có tổng khối lượng 101,04 gam. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 26: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm Na2CO3 0,25M và KOH a mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch Ca(NO3)2 (dư), thu được 7,5 gam kết tủa. Giá trị của a là
Câu 27: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và (H2N)2C5H9COOH (lysin) vào 400 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong hỗn hợp X là
Câu 28: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm peptit X và peptit Y bằng dung dịch NaOH, thu được 151,2 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y ở trên cần 107,52 lít khí O2 (đktc), thu được 64,8 gam H2O. Giá trị của m là
Câu 29: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Công thức cấu tạo thu gọn của X là
Câu 30: X là hỗn hợp gồm Mg và MgO (MgO chiếm 40% khối lượng). Y là dung dịch gồm H2SO4 và NaNO3. Cho 6,0 gam X tan hoàn toàn vào Y, thu được dung dịch Z (chỉ chứa 3 muối trung hòa) và hỗn hợp 2 khí (gồm khí T và 0,04 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z, thu được 55,92 gam kết tủa. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng, thấy có 0,44 mol NaOH tham gia phản ứng. Khí T là
Câu 31: Este X có các đặc điểm sau:
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau;
- Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng bạc) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Câu 32: Hỗn hợp T gồm axit cacboxylic X và este Y (đều đơn chức và có cùng số nguyên tử cacbon, mạch hở). Cho m gam T phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,25 mol NaOH, sinh ra 18,4 gam hỗn hợp hai muối. Mặt khác, cũng cho m gam T tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, kết thúc phản ứng thu được 32,4 gam Ag. Công thức của X và giá trị của m lần lượt là
Câu 33: Este X được tạo thành từ etylen glicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử X, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khi cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thì lượng NaOH đã phản ứng là 10 gam. Giá trị của m là
Câu 34: Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp. Oxi hóa hết 0,2 mol hỗn hợp X (có khối lượng m gam) bằng CuO ở nhiệt độ thích hợp, thu được hỗn hợp anđehit Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được 75,6 gam Ag. Giá trị của m là
Câu 35: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử | Thí nghiệm | Hiện tượng |
X | Tác dụng với Cu(OH)2 | Hợp chất có màu tím |
Y | Quỳ tím ẩm | Quỳ tím hóa xanh |
Z | Tác dụng với dung dịch Br2 | Dung dịch mất màu và tạo kết tủa trắng |
T | Tác dụng với dung dịch Br2 | Dung dịch mất màu. |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
Câu 36: Cho các phản ứng sau:
(a) CH3-CH3 → CH2=CH2 + H2. (xt, to)
(b) CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl. ( ánh sáng)
(c) CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC ≡ CAg + 2NH4NO3.
(d) CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2.
(e) 2CH2=CH2 + O2 → 2CH3CHO (xt, to)
Số phản ứng oxi hóa - khử trong các phản ứng trên là
Câu 37: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 3 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Nếu thủy phân không hoàn toàn X thì thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Ala nhưng không có Val-Gly. Amino axit đầu N và amino axit đầu C của peptit X lần lượt là
Câu 38: Hòa tan hoàn toàn 8,6 gam hỗn hợp Al, Mg, Fe, Zn vào 100 gam dung dịch gồm KNO3 1M và H2SO4 2M, thu được dung dịch X chứa 43,25 gam muối trung hòa và hỗn hợp khí Y (trong đó H2 chiếm 4% về khối lượng trong Y). Cho một lượng KOH vào X, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kết tủa Z (không có khí thoát ra). Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 12,6 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 39: Hòa tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch NaNO3 và 1,08 mol HCl (đun nóng). Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy có 1,14 mol NaOH phản ứng, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí tới khối lượng không đổi, thu được 9,6 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong hỗn hợp X là
Câu 40: Cho dãy các chất: CO2, CO, SiO2, NaHCO3, MgCl2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, ở nhiệt độ thường là