Câu hỏi Trắc nghiệm (24 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 20301
Sự hoen rỉ của thanh sắt dưới tác động của môi trường là nội dung của hình thức vận động nào?
- A.Hóa học.
- B.Sinh học.
- C.Cơ học.
- D.Vật lý.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 20302
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại là
- A.Thế giới quan.
- B.Vấn đề cơ bản của Triết học.
- C.Chủ nghĩa duy vật biện chứng
- D.Vấn đề cơ bản của nhận thức.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 20303
Khẳng định: «Vật chất có trước, quyết định ý thức; con người có khả năng nhận thức » là quan điểm của thế giới quan nào dưới đây?
- A.tôn giáo.
- B.thần thoại.
- C.duy tâm.
- D.duy vật.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 20304
Câu nói: «Không ai tắm hai lần trên một cùng dòng sông » (Hê-ra-clít) là ví dụ tiêu biểu cho phương án nào dưới đây?
- A.Phương pháp luận biện chứng.
- B.Thế giới quan duy vật.
- C.Phương pháp luận siêu hình.
- D.Thế giới quan duy tâm
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 20305
Các mặt đối lập được coi là thống nhất khi chúng
- A.cùng tồn tại trong một sự vật
- B.liên hệ gắn bó, làm tiền đề tồn tại cho nhau
- C.hợp lại thành một khối.
- D.liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 20306
Theo Triết học Mác – Lê nin, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập
- A.thống nhất với nhau.
- B.đấu tranh với nhau.
- C.triệt tiêu nhau.
- D.vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 20307
Trong mâu thuẫn, các mặt đối lập được coi là đấu tranh với nhau khi chúng
- A.xung đột, triệt tiêu nhau.
- B.đối đầu với nhau.
- C.tác động bài trừ, gạt bỏ lẫn nhau.
- D.tương tác với nhau.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 20308
Ma sát sinh ra nhiệt là ví dụ cho hình thức vận động nào dưới đây?
- A.Vận động cơ học.
- B.Vận động vật lý.
- C.Vận động sinh học.
- D.Vận động xã hội.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 20309
Phương án nào dưới đây là vai trò của Triết học đối với mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người?
- A.Khoa học của mọi tư duy.
- B.Khoa học của mọi khoa học.
- C.Thế giới quan, phương pháp luận chung.
- D.Lý luận dẫn đường.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 20310
Mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội được gọi là gì?
- A.Chuyển động.
- B.Vận động
- C.Chuyển biến.
- D.Chuyển hóa.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 20311
Nếu xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, cô lập, không vận động, không phát triển sẽ thuộc vào phương pháp luận nào dưới đây?
- A.Duy vật
- B.Duy tâm.
- C.Biện chứng.
- D.Siêu hình.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 20312
Quan điểm Triết học nào cho rằng ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên?
- A.Chủ nghĩa duy vật siêu hình
- B.Chủ nghĩa duy vật
- C.Chủ nghĩa duy vật biện chứng
- D.Chủ nghĩa duy tâm
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 20313
Trí tuệ con người cũng phát triển không ngừng, từ chỗ người nguyên thủy chỉ biết chế tạo các công cụ bằng đá, ngày nay con người đã chế tạo ra được các máy móc tinh vi, đưa được các con tàu bay vào vũ trụ. Đó là nội dung của sự phát triển trong lĩnh vực nào dưới đây?
- A.Sinh vật.
- B.Xã hội.
- C.Tư duy.
- D.Giới tự nhiên.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 20314
Thế giới vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua phương án nào dưới đây?
- A.Vận động.
- B.Các dạng tồn tại cụ thể.
- C.Các sự vật hiện tượng.
- D.Các sự vật hiện tượng cụ thể.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 20315
Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào có yếu tố siêu hình ?
- A.Trông mặt mà bắt hình dong.
- B.Rút dây động rừng.
- C.Nước chảy đá mòn.
- D.Tre già măng mọc.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 20316
Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi là ví dụ tiêu tiểu cho phương pháp luận nào dưới đây?
- A.Duy vật.
- B.Siêu hình.
- C.Duy tâm
- D.Biện chứng.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 20317
Hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó được gọi là gì?.
- A.Văn học.
- B.Toán học.
- C.Triết học.
- D.Xã hội học.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 20318
Những sự vật, hiện tượng nào sau đây được coi là hai mặt đối lập của mâu thuẫn?
- A.Dài và ngắn.
- B.Cao và thấp.
- C.Đồng hóa và dị hóa.
- D.Tròn và méo.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 20319
“Từ vô cơ đến hữu cơ, từ vật chất chưa có sự sống đến các loài thực vật, động vật, đến con người”, đó là sự phát triển trong lĩnh vực nào dưới đây?
- A.Xã hội.
- B.Giới tự nhiên.
- C.Tư duy.
- D.Sinh vật.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 20320
Quan điểm Triết học nào nào cho rằng vật chất là cái có trước cái quyết định ý thức?
- A.Chủ nghĩa duy tâm
- B.Chủ nghĩa duy vật biện chứng
- C.Chủ nghĩa duy vật siêu hình
- D.Chủ nghĩa duy vật
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 20321
Những mặt, thuộc tính, đặc điểm...mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo chiều hướng trái ngược nhau được gọi là gì ?
- A.Mâu thuẫn
- B.Mặt đối diện
- C.Mặt phản chiếu.
- D.Mặt đối lập
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 20322
Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là
- A.cái có sau thay thế cái có trước.
- B.cái không mới thay thế cái cũ.
- C.cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.
- D.cái sau thay thế cái trước.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 20323
Theo Triết học Mác-Lênin, những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn được gọi là
- A.phát triển.
- B.tiến bộ.
- C.đổi mới.
- D.vận động.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 20324
“Thể, khối thống nhất, trong đó các bộ phận có quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời nhau” được gọi là gì?
- A.Chỉnh thể.
- B.Đồng bộ.
- C.Tương đồng.
- D.Mâu thuẫn.