Đề kiểm tra trắc nghiệm tổng hợp Chương 2 môn Sinh học 11

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 98121

    Động vật nào sau đây cảm ứng có sự tham gia của hệ thần kinh ống? 

    • A.Giup dẹp.    
    • B.Địa, côn trùng.
    • C.Bò sát, chim, thú, cá, lưỡng cư.  
    • D.Thuỷ tức.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 98124

    Dựa vào sự vận động hướng động nào sau đây mà người ta tưới nước ở rãnh làm rễ vươn rộng, nước thấm sâu, rễ đâm sâu 

    • A.Hướng đất dương. 
    • B.Hướng sáng dương.
    • C.Hướng hóa dương.            
    • D.Hướng nước dương
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 98127

    Cho 1 bình nhựa trắng đựng đất ẩm, ở giữa ngăn bằng tấm gỗ mỏng, một bên bón phân NPK, một bên không có bón phân. Rễ mọc nơi có bón phân. Thí nghiệm trên cho thấy rễ cây có tính hướng gì? 

    • A.Hướng hoá dương.
    • B.Hướng đất âm.
    • C.Hướng nước dương. 
    • D. Hướng đất dương
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 98130

    Muốn củ, thân (khoai lang, khoai tây, hành tỏi) không nảy mầm phải để ở 

    • A.trong tối, nhiệt độ thấp.     
    • B.ngoài sáng, nhiệt độ cao.
    • C.nơi khô, nhiệt độ cao.              
    • D.trong nước, nhiệt độ thấp
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 98133

    Vận động theo chu kì đồng hồ sinh học là 

    • A.phản ứng nhanh của cơ thể, có tính chất tự vệ hay bắt mồi.  
    • B.sự di chuyển về phía ánh sáng của ngọn.
    • C.sự di chuyển đỉnh, chóp của thân leo quấn quanh cọc dựa.
    • D.đặc tính vận động phù hợp với sự thay đổi nhịp điệu thời gian ngày, đêm
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 98135

    Ba nhân tố chủ yếu cần cho sự nảy mầm của hạt là  

    • A.Hóa chất, ánh sáng, nhiệt độ. 
    • B.Hoá chất, ôxi, độ ẩm.
    • C.Nước, ôxi, nhiệt độ.  
    • D.CO2, ôxi, nước.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 98137

    Ứng động sinh trưởng là 

    • A. hình thức phản ứng của cây trước các tác nhân kích thích không định hướng.
    • B.sự vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan có cấu trúc hình dẹt gây nên.
    • C.sự vận động khi có tác nhân kích thích. 
    • D.sự thay đổi trạng thái sinh lí - sinh hoá của cây khi có kích thích.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 98139

    Điểm khác nhau giữa ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng là 

    • A.Ứng động sinh trưởng phụ thuộc vào cấu trúc kiểu hình dưới tác động của ngoại cảnh, còn ứng động không sinh trưởng xuất hiện không phải do sinh trưởng mà là do biến đổi sức trương nứơc trong tế bào.
    • B.Ứng động sinh trưởng là quang ứng động, còn ứng động không sinh trưởng là ứng động sức trương.
    • C.Ứng động không sinh trưởng xảy ra do sự sinh trưởng không đồng đều tại các mặt trên và mặt dưới của cơ quan khi có kích thích.
    • D.Ứng động sinh trưởng xảy ra do biến động sức trương trong các tế bào chuyên hoá.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 98141

    Hạt sen có thể tồn tại đến 250 năm, sau đó mới nảy mầm, đây là vận động 

    • A.cảm ứng theo nhiệt độ
    • B.ngủ, thức.
    • C.cảm ứng theo ánh sáng. 
    • D. theo sự trương nước.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 98143

    Ứng động khác với hướng động ở đặc điểm cơ bản nào?   

    • A.Không liên quan tới sự phân chia tế bào.
    • B.Tác nhân kích thích không định hướng.
    • C.Có nhiều tác nhân kích thích. 
    • D.Có sự vận động vô hướng.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 98145

    Vận động của cây dưới ảnh hưởng của tác nhân môi trường từ mọi phía lên cơ thể được gọi là 

    • A.Cử động sinh trưởng
    • B.Vận động thích nghi
    • C. Hướng động môi trường 
    • D.Vận động cảm ứng
       
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 98147

    Vận động theo sự trương nước của thực vật là 

    • A.phản ứng nhanh của cơ thể, có tính chất tự vệ hay bắt mồi.
    • B. sự di chuyển đỉnh, chóp của thân leo quấn quanh cọc dựa.
    • C.đặc tính vận động phù hợp với sự thay đổi nhịp điệu thời gian ngày, đêm. 
    • D.sự di chuyển về phía ánh sáng của ngọn.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 98148

    Ứng động nở hoa của cây bồ công anh (Taraxacum officinale) nở ra vào lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu là kiểu ứng động 

     

    • A.Ứng động không sinh trưởng - nhiệt ứng động
    • B.Ứng động không sinh trưởng - quang ứng động
    • C.Ứng động sinh trưởng - quang ứng động 
    • D.Ứng động sinh trưởng - nhiệt ứng động
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 98150

    Nhiệt độ tối ưu cho sự nảy mầm của đa số hạt là 

    • A.0 ÷ 5 độ C.       
    • B.25 ÷ 28 độ C.  
    • C.5 ÷ 15 độ C.       
    • D.10 ÷ 15 độ C.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 98152

    Ở cây nắp ấm, khi côn trùng lọt vào bên trong bình thì nắp đóng lại là do 

    • A.sức trương nước của tế bào tăng. 
    • B.gốc lá chét giảm sức trương nước.
    • C.do các tuyến trên các lông của lá tiết enzim phân giải prôtêin của con mồi. 
    • D.sức trương nước của tế bào giảm.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 98154

    Hãm hoa mai nở bằng cách 

    • A.dùng hóa chất (hơi ête, clorôfoc...).
    • B.tưới đẫm nước.
    • C.ngắt bớt lá, không tưới nước cho cây. 
    • D.thu hoạch vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối rồi cho gốc vào nước.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 98156

    Sự vận động nở hoa thuộc ứng động sinh trưởng nào? 

    • A.Là phản ứng sinh trưởng hoá ứng động.
    • B.Là phản ứng sinh trưởng quang ứng động.
    • C.Là phản ứng sinh trưởng ứng động sức trương. 
    • D.Là phản ứng sinh trưởng ứng động tiếp xúc
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 98158

    Có những loại ứng động sức trương nào? 

    • A.Ứng động sức trương chậm và hoá ứng động.
    • B.Ứng động (sức trương nhanh - sức trương chậm).
    • C.Ứng động (sức trương trung gian - sức trương nhanh). 
    • D.Ứng động (sức trương nhanh và tiếp xúc).
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 98160

    Vận động của cây dưới ảnh hưởng của tác nhân môi trường từ mọi phía lên cơ thể được gọi là 

    • A.Cử động sinh trưởng
    • B.Hướng động môi trường
    • C.Vận động cảm ứng 
    • D.Vận động thích nghi
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 98162

    Cơ quan nào của hoa có ứng động sinh trưởng? 

    • A.Đầu nhị - bầu noãn. 
    • B.Nhị - nhuỵ. 
    • C.Đài hoa.  
    • D.Cánh hoa.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 98164

    Trên sợi trục của nơron ở trạng thái nghỉ có sự phân bổ điện tích như sau. 

    • A. Điện tích âm ở trong màng, điện tích dương ở ngoài màng.
    • B.Điện tích dương ở trong màng, điện tích âm ở ngoài màng.
    • C.Điện tích dương và điện tích âm ở trong màng. 
    • D.Điện tích dương và điện tích âm ở ngoài màng.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 98166

    Trên sợi trục của nơron ở trạng thái nghỉ có sự phân bổ điện tích như sau. 

    • A. Điện tích âm ở trong màng, điện tích dương ở ngoài màng.
    • B.Điện tích dương ở trong màng, điện tích âm ở ngoài màng.
    • C.Điện tích dương và điện tích âm ở trong màng. 
    • D.Điện tích dương và điện tích âm ở ngoài màng.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 98168

    Các dạng điện sinh học là 

    • A.điện thế hoạt động - điện năng.             
    • B. điện thế hoạt động.
    • C. điện thế nghỉ - điện thế hoạt động.             
    • D.điện thế nghỉ - điện năng.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 98170

    Các dạng điện sinh học là 

    • A.điện thế hoạt động - điện năng.             
    • B. điện thế hoạt động.
    • C. điện thế nghỉ - điện thế hoạt động.             
    • D.điện thế nghỉ - điện năng.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 98172

    Khi tế bào không bị kích thích thì giữa màng trong và màng ngoài tế bào 

    • A.không có sự chênh lệch về nồng độ ion.      
    • B.đều tích điện âm.
    • C.có sự chênh lệch về hiệu điện thế.                 
    • D.đều tích điện dương.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 98174

    Có sự chênh lệch giữa điện thế trong và ngoài màng tế bào là do 

    • A.nồng độ các chất độc hại trong tế bào.       
    • B. loại ion ở trong màng.
    • C.sự khác nhau về nồng độ ion giữa dịch mô và dịch bào. 
    • D.cấu tạo của màng tế bào.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 98175

    Điện thế nghỉ có ở 

    • A.khi tế bào bị tổn thương.  
    • B.khi tế bào bị kích thích.
    • C.tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi.     
    • D.khi tế bào phân chia.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 98177

    Xung thần kinh chỉ được chuyển giao từ màng trước xi náp qua màng sau xi náp theo một chiều nhờ: 

    • A.Các chất trung gian hóa học.
    • B.Chênh lệch nồng độ ion.
    • C.Sự thay đổi hiệu điện thế. 
    • D. ion Ca2+.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 98182

    Khi nào xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau xi náp? 

    • A.Khi chất trung gian hóa học vào khe xi náp.
    • B.Khi chất trung gian hóa học tiếp xúc màng trước xi náp.
    • C.Khi xung thần kinh ở màng trước xi náp lan truyền đến màng sau xi náp. 
    • D.Khi chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xi náp.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 98185

    Nơi có các thụ quan tiếp nhận các chất trung gian hóa học là 

    • A.Khe xi náp.
    • B.Ti thể.
    • C. Màng sau xi náp.  
    • D.Cúc xi náp.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 98187

    Khi các bóng xi náp bị vỡ, các chất trung gian hóa học sẽ được giải phóng vào 

    • A.Khe xi náp. 
    • B.Màng trước xi náp
    • C.Dịch mô.  
    • D.Dịch bào
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 98191

    Xi náp là diện tiếp xúc giữa: 

    • A.Tế bào tuyến với tế bào tuyến.
    • B.Tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến).
    • C.Tế bào cơ với tế bào tuyến. 
    • D.Tế bào cơ với tế bào cơ. 
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 98194

    Chọn câu đúng nhất khi nói về xinap? 

    • A.Chuyển giao xung thần kinh khi qua xinap hoá học có thể không cần hất trung gian hoá học.
    • B.Tất cả các xinap đều có chứa chất trung gian hoá học là axetin colin.
    • C.Xinap là diện tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau. 
    • D.Tốc độ truyền tin qua xinap hoá học chậm hơn so với lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 98197

    Ý nào sau dây không phải là vai trò của chất trung gian hoá học trong truyền tin qua xinap?  

    • A.Chất trung gian hoá học đi qua khe xinap làm thay đổi tính thấm ở màng sau xinap và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.
    • B.Enzym có ở màng sau xinap thuỷ phân axetylcolin thành axetat và côlin. 
    • C.Axetat và côlin quay trở lại chuỳ xinap và được tái tổng hợp lại thành axetylcolin chứa trong các túi. 
    • D.Xung thần kinh lan truyền đến chuy xinap và làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xinap.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 98200

    Xác định câu đúng (Đ)/sai (S) các câu sau đây

    (1) Học sinh đi học đúng giờ là loại tập tính học được

    (2) Người đi xe máy thấy đèn đỏ thì dừng lại là tập tính học được

    (3) Bóng đen ập xuống lần đầu thì gà con ẩn nấp nhưng lặp lại nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học khôn

    (4) Ngỗng con mới nở chạy theo người là kiểu học tập in vết

    (5) Sau nhiều lần gõ kẻng và cho cá ăn, cứ gõ kẻng là cá nổi lên mặt nước, đây là kiểu học tập quen nhờn

    (6) Khi đói, chuột chạy đến nhấn bàn đạp để lấy thức ăn là kiểu học khôn

    Phương án trả lời đúng là: 

    • A.1Đ, 2Đ, 3S, 4Đ, 5S, 6S
    • B.1Đ, 2Đ, 3S, 4Đ, 5Đ, 6S
    • C.1Đ, 2Đ, 3S, 4Đ, 5S, 6Đ 
    • D. 1Đ, 2Đ, 3Đ, 4Đ, 5S, 6S
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 98203

    Sự hướng quang (hướng sáng) ở thực vật làm thân cây uốn cong về phía nguồn sáng. Để giải thích về cơ chế của hiện tượng này, câu phát biểu nào dưới đây là phù hợp nhất? 

    • A.Tế bào ở phía thân cây bị che bóng tổng hợp nhiều hoocmôn AAB (axit abxixic) hơn so với các tế bào ở phía thân được chiếu sáng
    • B.Sự phân chia tế bào mạnh ở phần thân cây được chiếu sáng làm chiều dài của những tế bào ở phần thân này trở nên ngắn hơn
    • C.Sự kéo dài tế bào ở phía thân bị che bóng bị ức chế bởi hoocmôn êtilen, nên chúng trở nên ngắn hơn 
    • D.Tế bào ở phía thân bị che bóng kéo dài hơn so với các tế bào ở phía thân được chiếu sáng
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 98206

    Khi cá hồi chuyển từ môi trường nước ngọt sang môi trường nước biển, những vấn đề sau đây về điều hòa áp suất thẩm thấu cần được giải quyết?

    ⦁ Nồng độ muối trong máu được điều chỉnh tương đương với lượng nước biển

    ⦁ Uống nước biển

    ⦁ Tránh uống nước biển

    ⦁ Tăng cường hấp thu nước qua da và mang

    ⦁ Thải ra môi trường lượng muối thừa

    Phương án trả lời đúng là 

    • A.1 và 2   
    • B.2, 4 và 5
    • C.2 và 4       
    • D. 2 và 5
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 98209

    Cho các đặc điểm sau:

    ⦁ Máu (hỗn hợp máu + dịch mô) chỉ trong động mạch dưới áp lực thấp

    ⦁ Máu (hỗn hợp máu + dịch mô) không tiếp xúc trực tiếp với tế bào cơ thể

    ⦁ Máu (hỗn hợp máu + dịch mô) được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể

    ⦁ Tốc độ máu (hỗn hợp máu + dịch mô) chảy chậm

    ⦁ Tốc độ máu (hỗn hợp máu + dịch mô) chảy nhanh

    Hệ tuần hoàn hở có bao nhiêu đặc điểm trên? 

    • A.1
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 98212

    Cơ chế chung của hướng động ở mức tế bào là tốc độ sinh trưởng 

    • A.Không đồng đều của các tế bào tại phía đối diện với kích thích
    • B.Đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện với kích thích
    • C.Đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan 
    • D.Không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan do nồng độ khác nhau của auxin
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 98215

    Trong quá trình hình thành điện thế hoạt động, ở giai đoạn mất phân cực, Na

    • A.Di chuyển từ phía bên ngoài màng tế bào vào phía bên trong màng tế bào
    • B.Di chuyển từ phía trong màng tế bào ra phía ngoài màng tế bào
    • C.Không di chuyển 
    • D.Vừa di chuyển ra và vừa di chuyển vào qua màng tế bào

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?