Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 98180
Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào:
- A.Hoạt động trao đổi chất
- B.Chênh lệch nồng độ ion
- C.Cung cấp năng lượng
- D.Hoạt động thẩm thấu
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 98181
Nguyên liệu được sử dụng trong pha tối của quá trình quang hợp là:
- A.ATP, NADPH, CO2.
- B. NADPH, H2O, CO2.
- C.H2O, ATP, NADPH.
- D.O2, ATP, NADPH.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 98184
Trong quá trình quang hợp của thực vật, pha sáng cung cấp cho pha tối các sản phẩm:
- A.ATP và NADPH.
- B.CO2 và H2O.
- C.O2 và H2O.
- D.O2, ATP, NADPH và ánh sáng.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 98188
Oxi thải ra trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ đâu?
- A.Trong quá trình quang phân li nước.
- B.Trong quá trình thủy phân nước.
- C.Trong giai đoạn cố định CO2.
- D.Tham gia truyền electron cho các chất khác.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 98190
Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sản phẩm của pha sáng tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa APG thành glucôzơ.
II. Phân tử O2 do pha sáng tạo ra có nguồn gốc từ quá trình quang phân li nước.
III. Nếu không có CO2 thì quá trình quang phân li nước sẽ không diễn ra.
IV. Diệp lục b là trung tâm của phản ứng quang hóa.
Phương án trả lời:
- A.1
- B.3
- C.2
- D.4
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 98193
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp?
- A.Trong pha sáng diễn ra quá trình quang phân li nước.
- B.Một trong những sản phẩm của pha sáng là NADH.
- C.Ở thực vật, pha sáng diễn ra trên màng tilacôit của lục lạp.
- D.Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thu thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 98196
Khi nói về bản chất pha sáng của quá trình quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
- A.Pha sáng là pha ôxi hóa nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
- B.Pha sáng là pha khử nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
- C.Pha sáng là pha ôxi hóa nước để sử dụng H+, CO2 và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
- D.Pha sáng là pha ôxi hóa nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ADP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 98199
Đối với quá trình quang hợp, nước có bao nhiêu vai trò sau đây?
(1) Nguyên liệu tham gia trực tiếp vào phản ứng quang hóa. (2) Điều tiết đóng mở khí khổng.
(3) Môi trường diễn ra các phản ứng. (4) Giúp vận chuyển sản phẩm quang hợp.
Phương án trả lời:
- A.4
- B.1
- C.3
- D.2
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 98202
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về quang hợp?
(1) Để tạo ra được một phân tử C6H12O6 cần có sự tham gia của 12 phân tử H2O.
(2) Trong các sắc tố quang hợp, chỉ có diệp lục a tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
(3) Sản phẩm của phá sáng chuyển cho pha tối là ATP và NADPH.
(4) Quang hợp ở tất cả các loài thực vật đều có 2 pha là pha sáng và pha tối.
(5) Phân tử oxi được thải ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nguyên tử oxi của H2O
Phương án trả lời:
- A.2
- B.3
- C.4
- D.5
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 98205
Pha tối của quang hợp của các nhóm thực vật nào chỉ diễn ra trong chu trình Canvin?
- A.thực vật CAM.
- B.Thực vật C3 và CAM.
- C.Thực vật C3.
- D.thực vật C4.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 98208
Khi nói về quang hợp ở thực vật C3 có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Thực vật C3 phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới như lúa, khoai lang, sắn, đậu xanh, …
(2) Pha tối diễn ra theo chu trình Canvin gồm 3 giai đoạn: cố định CO2 – khử CO2 – tái sinh chất nhận CO2.
(3) Chất nhận CO2 đầu tiên trong pha tối là Ribulôzơ 1,5 điphôtphat.
(4) Sản phẩm chất hữu cơ đầu tiên trong pha tối là hợp chất 3C (Axit phôtpho glixêric).
(5) Chỉ có 1 loại lục lạp ở tế bào mô giậu thực hiện.
(6) Quá trình cố định CO2 xảy ra vào ban ngày.
Phương án trả lời:
- A.3
- B.4
- C.5
- D.6
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 98211
Những cây thuộc nhóm thực vật C3 :
- A. Lúa, khoai, sắn, đậu xanh.
- B.Rau dền, kê, các loại rau, xương rồng.
- C.Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
- D.Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu, rau dền.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 98214
Chu trình C3 thích ứng với những điều kiện nào?
- A.Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2 và nồng độ O2 bình thường.
- B.Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ O2 bình thường, nồng độ CO2 cao.
- C.Cường độ ánh sáng thấp, nhiệt độ thấp, nồng độ CO2 thấp, nồng độ O2 thấp.
- D.Cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ cao, nồng độ O2 cao, nồng độ CO2 thấp.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 98217
Pha tối quang hợp ở các nhóm thực vật đều phải trải qua chu trình Canvin, những phát biểu nào đúng khi nói về chu trình Canvin?
(1) Chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP.
(2) Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là APG.
(3) Gồm 3 giai đoạn: khử CO2 – cố định CO2 – tái sinh chất nhận CO2.
(4) Quá trình khử APG → AlPG sử dụng ATP gắn 1 nhóm Phôtphat vào APG và NADPH gắn H vào nhóm Phôphat.
(5) Nếu không xảy ra quang phân li nước thì APG không được chuyển thành AlPG.
(6) Giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 cần sự tham gia trực tiếp của NADPH.
(7) Chỉ có 1 AlPG được dùng tạo các hợp chất hữu cơ.
(8) Sản phẩm của pha sáng tham gia trực tiếp vào giai đoạn chuyển hóa AlPG thành glucôzơ.
Phương án trả lời:
- A.(1), (2), (4), (5), (7).
- B.(1), (2), (4), (6), (7).
- C.(1), (3), (5), (8).
- D.(1), (3), (6), (8).
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 98218
Khi nói về quang hợp ở thực vật C4 có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Thực vật C4 phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như ngô, mía, cỏ gấu, rau dền, cỏ lồng vực,…
(2) Quá trình cố định CO2 xảy ra 2 lần.
(3) Chất nhận CO2 đầu tiên trong pha tối là Photphoenolpiruvat.
(4) Sản phẩm chất hữu cơ đầu tiên trong pha tối là hợp chất 4C (Axit ôxalôaxêtic).
(5) Có 2 loại lục lạp là lục lạp ở tế bào mô giậu và lục lạp ở tế bào bao bó mạch thực hiện.
(6) Xảy ra giai đoạn C4 kết hợp với chu trình Canvin.
Phương án trả lời:
- A.3
- B.4
- C.5
- D.6
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 98219
Những cây thuộc nhóm thực vật C4 :
- A.Lúa, khoai, sắn, đậu xanh.
- B.Rau dền, kê, các loại rau, xương rồng.
- C.Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
- D.Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu, rau dền.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 98220
Chu trình C4 thích ứng với những điều kiện nào?
- A.Cường độ ánh sáng bình thường, nhiệt độ bình thường, nồng độ CO2 bình thường, nồng độ O2 bình thường.
- B.Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ O2 bình thường, nồng độ CO2 cao.
- C.Cường độ ánh sáng thấp, nhiệt độ thấp, nồng độ CO2 thấp, nồng độ O2 thấp.
- D.Cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ cao, nồng độ O2 cao, nồng độ CO2 thấp.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 98221
Chu trình C4 thích ứng với những điều kiện nào?
- A.Cường độ ánh sáng bình thường, nhiệt độ bình thường, nồng độ CO2 bình thường, nồng độ O2 bình thường.
- B.Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ O2 bình thường, nồng độ CO2 cao.
- C.Cường độ ánh sáng thấp, nhiệt độ thấp, nồng độ CO2 thấp, nồng độ O2 thấp.
- D.Cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ cao, nồng độ O2 cao, nồng độ CO2 thấp.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 98222
Người ta phân biệt nhóm thực vật C3 , C4 chủ yếu dựa vào
- A.sự khác nhau về cấu tạo mô giậu của lá.
- B.có hiện tượng hô hấp sáng hay không.
- C.sự khác nhau ở các phản ứng sáng.
- D.sản phẩm cố định CO2 đầu tiên.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 98223
Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Chu trình Canvin tồn tại ở mọi loài thực vật (2) Quang hợp quyết định khoảng 90 - 95% năng suất cây trồng
(3) QH cực đại tại các miền tia đỏ và tia xanh tím (4) Quá trình QH được chia làm hai pha: pha sáng và pha tối
Phương án trả lời:
- A.1
- B.3
- C.4
- D.2
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 98224
Thực vật C4 có năng suất sinh học cao hơn thực vật C3 vì
- A.sống ở vùng giàu ánh sáng.
- B.có điểm bù CO2 thấp.
- C.không có hô hấp sáng.
- D.nhu cầu nước thấp.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 98225
Hô hấp sáng là quá trình hô hấp:
- A.xảy ra ngoài ánh sáng.
- B. xảy ra trong bóng tối.
- C.tạo ra ATP.
- D. làm tăng sản phẩm quang hợp.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 98226
Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình Canvin là
- A.RiDP.
- B.AM.
- C.APG.
- D.AlPG.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 98227
Chất tách ra khỏi chu trình Canvin khởi đầu cho tổng hợp glucozo là:
- A.APG (axit phôtphoglixêric).
- B.RiDP (ribulôzơ - 1,5 – điphôtphat).
- C.AlPG (anđêhit photphoglixêric).
- D.AM (axit malic).
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 98228
Nhóm thực vật nào sau đây có năng suất sinh học cao nhất?
- A.lúa, khoai, sắn.
- B.thanh long, xương rồng, dứa.
- C.ngô, mía, rau dền.
- D.trường sinh, cỏ gấu, đậu.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 98229
Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là
- A.AOA.
- B.AM.
- C.APG.
- D.AlPG.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 98230
Đặc điểm hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM là:
- A.chỉ mở ra khi hoàng hôn.
- B.Chỉ đóng vào giữa trưa.
- C.đóng vào ban ngày và mở ra ban đêm.
- D.đóng vào ban đêm và mở ra ban ngày.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 98231
Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM và thực vật C4 khi cố định CO2?
- A.tiến trình gồm 2 giai đoạn.
- B.Đều diễn ra vào ban ngày.
- C.sản phẩm quang hợp đầu tiên.
- D.chất nhận CO2.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 98232
Hạn hán sinh lí là:
- A.Trời nắng nóng, cây thiếu nước, ngừng trệ các quá trình sinh lí.
- B.Cây bị bệnh không hút nước được.
- C.Đất thiếu nước, ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí.
- D. Nước có nhiều trong đất, nhưng cây không sử dụng được, cuối cùng bị héo và chết.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 98233
Trong ngày, tia xanh, tia tím có nhiều trong ánh sáng mặt trời vào lúc nào sau đây?
- A.buổi sáng sớm.
- B.buổi trưa.
- C.buổi tối.
- D.buổi chiều.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 98234
Nhiệt độ tối ưu cho đa số các loài thực vật tiến hành quang hợp là
- A.25 – 350C.
- B.35 – 400C.
- C.15 – 200C.
- D.Nhỏ hơn 150C.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 98235
Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp, câu có nội dung đúng sau đây là:
- A.cùng một cường độ chiếu sáng, tia đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn tia xanh, tím.
- B. trong các nhân tố môi trường thì nhiệt độ là nhân tố cơ bản nhất của quang hợp.
- C.nguyên liệu trực tiếp cung cấp H+ cho phản ứng sáng trong quang hợp là NADPH
- D.quang hợp ở cây xanh bắt đầu tăng khi nhiệt độ môi trường ở vào khoảng 25 – 350C.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 98236
Năng suất kinh tế được quyết định chủ yếu do yếu tố nào sau đây?
- A.Cường độ quang hợp.
- B.Dinh dưỡng khoáng hợp lí.
- C.Chế độ nước đầy đủ.
- D.Khả năng vận chuyển và tích lũy chất hữu cơ.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 98237
Trong các biện pháp kĩ thuật sau đây, biện pháp nào có hiệu quả nhất để làm tăng diện tích lá?
- A.Bón phân đủ liều lượng.
- B.Tưới nước hợp lí.
- C.Mật độ gieo trồng phù hợp.
- D.Phòng trừ sâu bệnh.
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 98238
Năng suất quang hợp bị giảm sút do hoạt động nào sau đây?
- A.cố định CO2.
- B.Thải CO2.
- C.Khử CO2.
- D.Hấp thu CO2.
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 98239
Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay chúng ta cần áp dụng những biện pháp kĩ thuật gì đối với vùng đất khô hạn, nhiệt độ cao?
1- Xây dựng các hồ chứa nước. 2- Chọn giống có khả năng chống chịu với nắng hạn.
3- Tưới nước thường xuyên cho đất. 4- Bón vôi để điều chỉnh độ pH cho đất.
5- Làm cỏ, cày xới đất để tăng khả năng giữ nước cho đất.
Phương án trả lời đúng là:
- A.2
- B.3
- C.4
- D.5
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 98240
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào những biện pháp nào sau đây?
I. Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải.
II. Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
III. Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.
IV. Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.
V. Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.
Phương án trả lời đúng là:
- A.1
- B.4
- C.3
- D.2
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 98241
Trong các hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần khắc phục suy thoái môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
(1) Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng. (2) Chống xâm nhập mặn cho đất.
(3) Tiết kiệm nguồn nước sạch. (4) Giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Phương án trả lời đúng là:
- A.1
- B.2
- C.4
- D.3
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 98242
Rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất, do vậy cần được bảo vệ. Chiến lược khôi phục và bảo vệ rừng cần tập trung vào những giải pháp nào sau đây?
(1) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.
(2) Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ nguyên liệu, vật liệu, dược liệu,… cho đời sống và công nghiệp.
(3) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế xã hội.
(4) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn.
(5) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
Phương án trả lời đúng là:
- A.(2), (3), (5).
- B. (1), (3), (5).
- C.(1), (2), (4).
- D.(3), (4), (5).
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 98243
Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự :
- A.Chu trình crep → Đường phân → Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
- B.Đường phân → Chuỗi chuyền êlectron hô hấp → Chu trình crep.
- C.Đường phân → Chu trình crep → Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
- D.Chuỗi chuyền êlectron hô hấp → Chu trình crep → Đường phân