Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 7665
Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?
- A.Hạt muối.
- B. Chiếc cốc làm bằng thủy tinh.
- C.Viên kim cương.
- D.Miếng thạch anh.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 7666
Khi xét biến dạng đàn hồi kéo của vật rắn, có thể sử dụng trực tiếp:
- A.Định luật III Niutơn.
- B.Định luật Húc.
- C.Định luật II Niutơn.
- D.Định luật bảo toàn động lượng.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 7667
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vật rắn vô định hình?
- A.Vật rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể.
- B.Vật rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy (hay đông đặc) xác định.
- C.Vật rắn vô định hình có tính dị hướng.
- D.Vật rắn vô định hình khi bị nung nóng chúng mềm dần và chuyển sang lỏng.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 7668
Các vật rắn được phân thành các loại nào sau đây?
- A.Vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình.
- B.Vật rắn dị hướng và vật rắn đẳng hướng.
- C.Vật rắn tinh thể và vật rắn đa tinh thể.
- D.Vật rắn vô định hình và vật rắn đa tinh thể.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 7669
Giữa hệ số nở khối β và hệ số nở dài α có biểu thức:
- A.β=α/3
- B.\(\beta = \sqrt 3 \alpha \)
- C.β=α3
- D.β=3α
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 7670
Lực căng mặt ngoài của chất lỏng có phương:
- A.Bất kỳ.
- B.Vuông góc với bề mặt chất lỏng.
- C.Hợp với mặt thoáng một góc
- D.Tiếp tuyến với mặt thoáng và vuông góc với đường giới hạn của mặt thoáng.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 7671
Vật rắn vô định hình có:
- A.Tính dị hướng.
- B.Nhiệt độ nóng chảy xác định.
- C.Cấu trúc tinh thể.
- D.Tính đẳng hướng.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 7672
Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc?
- A.Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
- B.Với một chất rắn, nhiệt độ đông đặc luôn nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy.
- C.Trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.
- D.Nhiệt độ đông đặc của các chất thay đổi theo áp suất bên ngoài.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 7673
Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy?
- A.Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy.
- B.Đơn vị của nhiệt nóng chảy là Jun (J).
- C.Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt độ nóng chảy như nhau.
- D.Nhiệt nóng chảy tính bằng công thức Q = λ.m trong đó λ là nhiệt nóng chảy riêng của chất làm vật, m là khối lượng của vật.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 7674
Hiện tượng mao dẫn:
- A.Chỉ xảy ra khi ống mao đặt vuông góc với mặt thoáng của chất lỏng.
- B.Chỉ xảy ra khi chất làm ống mao dẫn không bị nước dính ướt.
- C.Là hiện tượng chất lỏng trong những ống có tiết diện nhỏ được dâng lên hay hạ xuống so với mức chất lỏng bên ngoài ống.
- D.Chỉ xảy ra khi ống dẫn là ống thẳng.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 7675
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mạng tinh thể?
- A.Trong mạng tinh thể, giữa các hạt ở nút mạng luôn có lực tương tác, lực tương tác này có tác dụng duy trì cấu trúc mạng tinh thể.
- B.Trong mạng tinh thể, các hạt có thể là iôn dương, iôn âm, có thể là nguyên tử hay phân tử
- C.Tính tuần hoàn trong không gian của tinh thể được biểu diễn bằng mạng tinh thể.
- D.Các phát biểu A, B, C đều đúng.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 7676
Một thanh rắn hình trụ tròn có tiết diện S, độ dài ban đầu l0, làm bằng chất có suất đàn hồi E, biểu thức xác định hệ số đàn hồi k của thanh là:
- A.k=S.l0/E
- B.k=E.l0/S
- C.k=E.S/l0
- D.k=E.S.l0
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 7677
Trường hợp nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng mặt ngoài của chất lỏng?
- A.Chiếc đinh ghim nhờn mỡ có thể nổi trên mặt nước.
- B.Nước chảy từ trong vòi ra ngoài.
- C.Bong bóng xà phòng lơ lửng có dạng gần hình cầu.
- D.Giọt nước đọng trên lá sen.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 7678
Tìm câu sai.
Độ lớn của lực căng mặt ngoài của chất lỏng luôn:
- A.Tỉ lệ với độ dài đường giới hạn của mặt thoáng của chất lỏng.
- B.Phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
- C.Phụ thuộc vào hình dạng bình chứa chất lỏng.
- D.Tính bằng công thức F = σ.l, trông đó σ là suất căng mặt ngoài, l là chiều dài đường giới hạn của mặt ngoài chất lỏng.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 7679
Gọi: l0 là chiều dài ở 0 oC; l là chiều dài ở t oC; α là hệ số nở dài. Công thức tính chiều dài l ở t oC là:
- A.l=l0(1+αt)
- B.l=l0.αt
- C.l=l0+αt
- D.l=l0/(1+αt)
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 7680
Biểu hiện nào sau đây không liên quan đến hiện tượng mao dẫn?
- A.Cốc nước đá có nước đọng bên thành cốc.
- B.Mực ngấm theo rãnh ngòi bút.
- C.Bấc đèn hút dầu.
- D.Giấy thấm hút mực.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 7681
Điều nào sau đây là sai khi nói về hơi bão hòa?
- A.Hơi bão hòa là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó.
- B.Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích của hơi.
- C.Với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi bão hòa giảm.
- D. Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hòa của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 7682
Điều nào sau đây là đúng khi nói về đặc tính của vật rắn tinh thể?
- A.Mỗi vật rắn tinh thể đều có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- B.Vật rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.
- C.Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng.
- D.Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 7683
Định luật Húc chỉ có thể áp dụng trong trường hợp nào sau đây?
- A.Trong giới hạn mà vật rắn còn có tính đàn hồi.
- B.Với những vật rắn có khối lượng riêng nhỏ.
- C.Với những vật rắn có dạng hình trụ tròn.
- D.Cho mọi trường hợp.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 7684
Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
- A.Gió.
- B.Thể tích của chất lỏng.
- C.Nhiệt độ.
- D.Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 7685
Gọi V0 là thể tích ở 0 oC; V là thể tích ở t oC; β là hệ số nở khối. Công thức tính thể tích V ở t oC là:
- A.V=V0/(1+βt)
- B.V=V0+βt
- C.V=V0.(1+βt)
- D.V=V0-βt
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 7686
Chiều lực căng mặt ngoài của chất lỏng phải có tác dụng:
- A.Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang.
- B.Làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
- C.Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định.
- D.Làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 7687
Nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn có đơn vị là:
- A.J/độ.
- B.J/kg.
- C.J/kg.độ.
- D. J.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 7688
Gọi σ là hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng, d là đường kính bên trong của ống mao dẫn, ρ là khối lượng riêng của chất lỏng, g là gia tốc trọng trường. Công thức tính độ dâng (hay hạ) của mực chất lỏng trong ống mao dẫn so với mực chất lỏng bên ngoài là:
- A.h=σ4/ρgd
- B.h=4σ/ρgd
- C.h=σ/4ρgd
- D.h=4σ2/ρgd
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 7689
Chọn những câu đúng trong các câu sau đây:
- A.Chất rắn kết tinh là chất rắn có cấu tạo từ một tinh thể.
- B.Chất rắn có cấu tạo từ những tinh thể rất nhỏ liên kết hổn độn thuộc chất rắn kết tinh.
- C.Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định và có tính dị hướng.
- D.Chất rắn có nhiệt độ nóng chảy xác định chất rắn đó thuộc chất rắn kết tinh.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 7690
Tính chất nào sau đây không liên quan đến chất rắn kết tinh?
- A.Có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- B.Có tình dị hướng hoặc đẳng hướng.
- C.Có cấu trúc mạng tinh thể.
- D.Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 7691
Chất rắn vô định hình có đặc tính nào dưới đây ?
- A.Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định
- B.Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định
- C.Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định
- D.Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 7692
Mức độ biến dạng của thanh rắn (bị kéo hoặc nén) phụ thuộc yếu tố nào dưới đây?
- A.Độ lớn của lực tác dụng.
- B.Độ dài ban đầu của thanh.
- C.Tiết diện ngang của thanh.
- D.Độ lớn của lực tác dụng và tiết diện ngang của thanh.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 7693
Khi so sánh đặc tính của vật rắn đơn tinh thể và vật rắn vô định hình, kết luận nào sau đây là đúng?
- A.Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định còn vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- B.Vật rắn đơn tinh thể có tính đẳng hướng có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- C.Vật rắn đơn tinh thể có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- D.Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 7694
Khi nói về mạng tinh thể điều nào sau đây sai?
- A.Tính tuần hoàn trong không gian của tinh thể được biểu diễn bằng mạng tinh thể .
- B.Trong mạng tinh thể, các hạt có thể là ion dương, ion âm, có thể là nguyên tử hay phân tử.
- C.Mạng tinh thể của tất cả các chất đều có hình dạng giống nhau.
- D.Trong mạng tinh thể, giữa các hạt ở nút mạng luôn có lực tương tác, lực tương tác này có tác dụng duy trì cấu trúc mạng tinh thể.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 7695
Chất vô định hình có tính chất nào sau đây?
- A.Chất vô định hình có cấu tạo tinh thể.
- B.Chất vô định hình có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- C.Sự chuyển từ chất rắn vô định hình sang chất lỏng xảy ra liên tục.
- D.Chất vô định hình có tính dị hướng.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 7696
Điều nào sau đây là sai liên quan đến chất kết tinh?
- A.Chất đa tinh thể là chất gồm vô số tinh thể nhỏ liên kết hỗn độn với nhau.
- B.Tính chất vật lý của đa tinh thể như nhau theo mọi hướng.
- C.Các chất kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt sẽ luôn có tính chất vật lý giống nhau.
- D.Cả ba điều trên đều sai.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 7697
Đặc tính nào là của chất đa tinh thể?
- A.Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
- B.Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
- C.Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
- D.Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 7698
Tính chất nào là của của chất đơn tinh thể?
- A.Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
- B.Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
- C.Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
- D.Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 7699
Độ nở khối của vật rắn đồng chất được xác định theo công thức:
- A.ΔV=V-V0=βV0Δt
- B.ΔV=V-V0=V0Δt
- C.ΔV=βV0
- D.ΔV=V-V0=βVΔt
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 7700
Khi vật rắn kim loại bị nung nóng thì khối lượng riêng của vật tăng hay giảm? Tại sao?
- A.Tăng, vì thể tích của vật không đổi nhưng khối lượng của vật giảm.
- B.Giảm, vì khối lượng của vật không đổi nhưng thế tích của vật tăng.
- C.Tăng. vì thể tích của vật tăng chậm còn khối lượng của vật tăng nhanh hơn.
- D.Giảm, vì khối lương của vật tăng châm còn thế của vật tăng nhanh hơn.
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 7701
Nguyên nhân của hiện tượng dính ướt và không dính ướt giữa chất lỏng và chất rắn là:
- A.Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn.
- B.Bề mặt tiếp xúc.
- C.Bề mặt khum lồi của chất lỏng.
- D.Bề mặt khum lõm của chất lỏng.
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 7702
Chọn câu phát biểu sai:
- A.Sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ và từ mặt thoáng khối chất lỏng.
- B.Sự sôi xảy ra ở nhiệt độ sôi, từ mặt thoáng và cả trong lòng chất lỏng.
- C.Trạng thái cân bằng động giữa hơi bão hoà và khối lỏng là trạng thái hơi bão hoà, nghĩa là không có các phân tử bay ra từ khối chất lỏng cũng như bay vào khối chất lỏng.
- D.Ở trạng thái cân bằng động giữa hơi và chất lỏng luôn có hai quá trình xảy ra đồng thời là sự hoá hơi và sự ngưng tụ.
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 7703
Điều nào sau đây là đúng đối với hơi bão hòa?
- A.Áp suất hơi bão hòa của một chất phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của hơi.
- B.Hơi bão hòa là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó.
- C.Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào thể tích và bản chất của hơi.
- D.Hơi bão hòa có áp suất bé hơn áp suất hơi khô ở cùng một nhiệt độ.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 7704
Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào:
- A.nhiệt độ và thể tích của hơi.
- B.nhiệt độ và bản chất của hơi.
- C.thể tích và bản chất của hơi.
- D.nhiệt độ, thể tích và bản chất của hơi.