Đề kiểm tra trắc nghiệm HK2 môn Hóa 10 năm 2019 - Trường THPT Xuân Hưng - Đồng Nai

Câu hỏi Trắc nghiệm (25 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 11920

    Cho 11,3 g hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với dd H2SO4 2M dư thì thu được 6,72 lít khí(đktc). Cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối khan là:

    • A.14,2g 
    • B.41,1g 
    • C.41,2g 
    • D.40,1g
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 11922

    Có thể dùng axit H2SO4 đặc làm khô khí nào sau đây?

    • A.SO2
    • B.H2
    • C.CO2
    • D.NH3
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 11924

    Cho 6 gam một kim loại R có hóa trị không đổi khi tác dụng với oxi tạo ra 10 gam oxit. Kim loại R là

    • A.Fe 
    • B.Zn 
    • C.Ca 
    • D.Mg
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 11925

    Cho 2,8 g Fe tác dụng hết với H2SO4 đặc, nóng thì thể tích khí SO2 thu được ở đktc là:

    • A.3,36 lít 
    • B.1,68 lít 
    • C.33,6 lít 
    • D.16,8 lít
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 11926

    Hiđrôsunfua là một chất

    • A.Có tính khử mạnh 
    • B.Có tính ôxi hoá yếu
    • C.Có tính ôxi hoá mạnh
    • D.Có tính axít yếu
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 11927

    Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng gì:

    • A.Chuyển thành màu nâu đỏ 
    • B.Bị vẫn đục, màu vàng
    • C.Vẫn trong suốt không màu
    • D.Xuất hiện chất rắn màu đen
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 11928

    Hoà tan hết 2,16g kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được 2,688 lít khí (đktc). Kim loại M là:

    • A.Al 
    • B.Mg
    • C.Fe 
    • D.Cu
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 11929

    So sánh tính oxi hóa của oxi, ozon, lưu huỳnh ta thấy:

    • A.Lưu huỳnh > Oxi > Ozon. 
    • B.Oxi > Ozon > Lưu huỳnh.
    • C.Lưu huỳnh  < Oxi < Ozon.
    • D.Oxi < Ozon < Lưu huỳnh
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 11930

    Để điều chế H2S trong phòng thí nghiệm người ta dùng.

    • A.Cho Hiđrô tác dụng với lưu huỳnh.
    • B.Cho sắt (II) sunfua tác dụng với axít clohiđríc.
    • C.Cho sắt sunfua tác dụng với axít nitric.
    • D.Cho sắt tác dụng với H2SO4 đặc nóng.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 11931

    Trong các chất sau đây, chất nào thụ động trong H2SO4 đặc:

    • A.Al, Fe 
    • B.Cu, Fe 
    • C.Zn, Al 
    • D.Al, Cu
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 11932

    Thuốc thử nhận biết được 3 lọ dung dịch mất nhãn: Ba(NO3)2, Na2CO3, MgSO4
     

    • A.quì tím 
    • B.HCl 
    • C.H2SO4
    • D.BaCl
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 11933

    Khi cho Fe2O3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng thì sản phẩm thu được là

    • A.Fe2(SO4)3; SO2 và H2
    • B.Fe2(SO4)3 và H2O
    • C.FeSO4; SO2 và H2
    • D.FeSO4 và H2O
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 11934

    H2SO4 đặc vừa có tính axit vừa có tính:

    • A.tính khử 
    • B.tính bazơ 
    • C.tính oxi hóa 
    • D.tính bền
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 11935

    Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch axit H2SO4 loãng là:
     

    • A.Ag, Ba, Fe, Sn 
    • B.Cu, Zn, Na, Ba 
    • C.Au, Pt 
    • D.K, Mg, Al, Fe, Zn
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 11936

    Hơi thủy ngân rất độc, do đó phải thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách

    • A.nhỏ nước brom lên giọt thủy ngân.
    • B.rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân.
    • C.nhỏ nước ozon lên giọt thủy ngân. 
    • D.rắc bột photpho lên giọt thủy ngân
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 11937

    Những câu sau câu nào sai khí nói về tính chất hoá học của ozon?

    • A.Ozon kém bền hơn oxi 
    • B.Ozon oxi hóa tất cả các kim loại kể cả Au và Pt
    • C.Ozon oxi hóa Ag thành Ag2O
    • D.Ozon oxi hóa ion I- thành I2
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 11938

    Để nhận ra sự có mặt của ion sunfat trong dung dịch, người ta thường dùng

    • A.Dung dịch chứa ion Ba2+ 
    • B.Quỳ tím
    • C.Thuốc thử duy nhất là Ba(OH)2
    • D.Dung dịch muối Mg2+
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 11939

    Cho 0,3 mol NaOH hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít SO2 (đktc), lượng muối khan thu được là:

    • A.18,9 gam 
    • B.20,8 gam 
    • C.31,2 gam 
    • D.23,0 gam
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 11940

    Hoà tan hoàn toàn 13 gam kim loại M (M có hóa trị II) bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 4,48 lít khí (đkc), kim loại M là

    • A.Fe 
    • B.Mg.
    • C.Zn. 
    • D.Al
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 11941

    Hóa chất dùng phân biệt CO2 và SO2 là

    • A.nước brom 
    • B.giấy quỳ ẩm 
    • C.phenolphtalein. 
    • D.dd nước vôi
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 11942

    Để phân biệt O2 và O3, người ta thường dùng

    • A.dung dịch CuSO4
    • B.dung dịch H2SO4
    • C.nước 
    • D.dung dịch KI và hồ tinh bột
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 11943

    Khí sunfuro là chất có:

    • A.Tính khử mạnh 
    • B.Tính oxi hóa mạnh
    • C.vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử 
    • D.Tính oxi hóa yếu
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 11944

    Các nguyên tố nhóm VI A có cấu hình electron lớp ngoài cùng giống nhau, có thể viết dưới dạng tổng quát là

    • A.ns2np3
    • B.ns2np6
    • C.ns2np5
    • D.ns2np4
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 11945

    Cách pha loãng H2SO4 đặc an toàn là

    • A.rót từ từ axit vào nước và khuấy đều. 
    • B.rót nhanh axit vào nước và khuấy đều.
    • C.rót từ từ nước vào axit và khuấy đều. 
    • D.rót nhanh nước vào axit và khuấy đều
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 11946

    Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít khí SO2 (đktc) vào 150ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch thu được

    • A.Hỗn hợp hai muối NaHSO3, Na2SO3 và NaOH dư
    • B.Hỗn hợp 2 chất NaOH, Na2SO3
    • C.Hỗn hợp hai chất SO2 dư, NaOH 
    • D.Hỗn hợp hai muối NaHSO3, Na2SO3

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?