Đề kiểm tra ôn tập HK2 môn Sinh học lớp 12 năm 2020 - Trường THPT Phạm Ngũ Lão

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 169033

    Đâu là thời điểm để phân biệt thuyết tiến hóa cổ điển và thuyết tiến hóa hiện đại? 

    • A.Sự ra đời của học thuyết tế bào.
    • B.Sự ra đời của ngành di truyền học.
    • C.Sự ra đời của sinh học phân tử. 
    • D.Sự ra đời của địa lý sinh học.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 169036

    Thuyết tiến hóa hiện đại bao gồm: 

    • A.Thuyết tiến hóa bằng đột biến lớn và đột biến nhỏ.
    • B.Thuyết tiến hóa tổng hợp và thuyết tiến hóa trung tính.
    • C.Thuyết tiến hóa tổng hợp và thuyết tiến hóa bằng con đường sinh thái. 
    • D.Thuyết tiến hóa trung tính và thuyết tiến hóa bằng đột biến lớn.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 169039

    Thuyết tiến hóa tổng hợp được chia thành: 

    • A.Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
    • B.Tiến hóa bằng đột biến trung tính, tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
    • C.Tiến hóa bằng đột biến trung tính, tiến hóa lớn. 
    • D.Tiến hóa bằng đột biến trung tính và tiến hóa nhỏ.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 169041

    Đâu là đặc điểm của tiến hóa nhỏ? 

    • A.Diễn ra trong một thời gian dài.
    • B.Diễn ra trong một phạm vi phân bố tương đối hẹp.
    • C.Hình thành các đơn vị phân loại trên loài. 
    • D.Khó nghiên cứu bằng thực nghiệm.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 169042

    Có bao nhiêu nhận xét đúng?

    1. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
    2. Hình thành loài là cột mốc để phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
    3. Tiến hóa nhỏ diễn ra trước, tiến hóa lớn diễn ra sau.
    4. Tiến hóa nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
    5. Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi kiểu gen của quần thể hình thành nhóm phân loại trên loài.
    6. Tiến hóa lớn diễn ra trên quy mô rộng lớn.
    7. Tiến hóa lớn là hệ quả của tiến hóa nhỏ.
    8. Tiến hóa nhỏ là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp. 

    • A.5
    • B.3
    • C.4
    • D.6
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 169045

    Những so sánh nào là sai giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn?

    1. Tiến hóa nhỏ có quy mô hẹp hơn tiến hóa lớn.
    2. Tiến hóa lớn là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp còn tiến hóa nhỏ thì không.
    3. Tiến hóa lớn dễ nghiên cứu bằng thực nghiệm hơn tiến hóa nhỏ.
    4. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hóa lớn.
    5. Tiến hóa nhỏ diễn ra hước, tiến hóa lớn diễn ra sau.
    6. Tiến hóa lớn hoàn toàn tách biệt với tiến hóa nhỏ. 

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 169047

    Đu đủ là cây đơn tính. Tuy nhiên người ta quan sát được trên hoa đu đủ đực vẫn còn di tích nhụy. Có bao nhiêu kết luận trong số các kết luận sau là đúng về hiện tượng này?

    1. Đây là cơ quan thể hiện tiến hóa phân ly.
    2. Chứng tỏ thực vật này vốn có nguồn gốc đơn tính, về sau mới phân hóa thành lưỡng tính.
    3. Do thời gian tiến hóa chưa đủ lâu để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ gen quy định tính trạng nhụy.
    4. Cơ quan nhụy không còn giữ chức năng thụ phấn nhưng vẫn còn di tích là do chọn lọc tự nhiên giữ lại. 

    • A.4
    • B.3
    • C.2
    • D.1
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 169049

    Trình tự các nuclêôtit trong đoạn mạch mang mã gốc của một đoạn gen mã hóa cấu trúc của nhóm enzim đêhiđrôgenaza ở người và vượn người như sau:

    Loài sinh vật

    Trình tự các nucleotit

    Người

    XAG-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG

    Gôtila

    XTG-TGT-TGG-GTT-TGT-TAT

    Đười ươi

    TGT-TGT-TGG-GTX-TGT-GAT

    Tinh tinh

    XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG

    Có thể rút ra kết luận gì về trình tự mức độ gần gũi trong mối quan hệ giữa người với các loài vượn người? 

    • A.Người → tinh tinh → đười ươi → gôrila.
    • B.Người → đười ươi → tinh tinh → gôrila.
    • C.Người → gôrila → tinh tinh → đười ươi. 
    • D.Người → tinh tinh → gôrila → đười ươi.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 169051

    Cho thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:

    1. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể, dù alen đó có lợi.
    2. Làm thay đổi tần số alen theo những hướng không xác định.
    3. Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
    4. Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách nhanh chóng.
    5. Không làm thay đổi tần số tương đối của alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
    6. Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.
    7. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

    Các thông tin về vai trò của chọn lọc tự nhiên: 

    • A.(1), (4), (5).
    • B.(3), (6), (7).    
    • C.(4), (6).  
    • D.(2), (5), (7).
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 169053

    Đơn vị tiến hóa cơ sở là gì? 

    • A.Loài.  
    • B.Gen.          
    • C.Cá thể.      
    • D.Quần thể.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 169055

    Trong các loài sau đây, đâu là loài gốc hình thành nên 3 loài còn lại? 

    • A.Su hào.
    • B.Súp lơ.   
    • C.Cải bruxen.   
    • D.Mù tạc hoang dại.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 169057

    Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành quần thể mới nhờ nhân tố tiến hóa. Hãy cho biết quần thể được khôi phục có bao nhiêu đặc điểm đúng trong số các đặc điểm sau đây?

    1. Gồm các cá thể cùng loài với quần thể ban đầu.
    2. Có tần số kiểu gen, tần số alen giống với quần thể ban đầu.
    3. Có độ đa dạng di truyền thấp hơn quần thể ban đầu.
    4. Có nhiều cá thể thích nghi hơn so với quần thể ban đầu. 

    • A.3
    • B.1
    • C.2
    • D.4
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 169059

    Có bao nhiêu phát biểu đúng với đặc điểm của đột biến:

    1. Đột biến làm tăng tính đa dạng di truyền cho quần thể.
    2. Đột biến là một nhân tố tiến hóa định hướng.
    3. Đột biến thay đổi tần số alen của quần thể một cách từ từ, chậm chạp.
    4. Đột biến làm giảm tính đa dạng do đa số các đột biến làm bất thụ cho thể đột biến.
    5. Đa số đột biến là trung tính.
    6. Giá trị đột biến phụ thuộc vào tổ hợp kiểu gen.
    7. Phần lớn alen đột biến là alen trội. 

    • A.3
    • B.4
    • C.5
    • D.6
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 169061

    Đâu là nhân tố tiến hóa vô hướng:

    1. Chọn lọc tự nhiên.
    2. Đột biến.
    3. Di - nhập gen.
    4. Ngẫu phối.
    5. Giao phối ngẫu nhiên.
    6. Các yếu tố ngẫu nhiên. 

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 169063

    Ở một quần thể, xét 1 gen nằm trên NST thường có 2 alen A và a, trong đó alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo dõi sự biến đổi cấu trúc di truyền qua 5 thế hệ:

    Thế hệ

    Tỉ lệ kiểu gen

    F1

    0.36AA

    0.48Aa

    0.16aa

    F2

    0.40AA

    0.40Aa

    0.20aa

    F3

    0.45AA

    0.30Aa

    0.25aa

    F4

    0.48AA

    0.24Aa

    0.28aa

    F5

    0.5AA

    0.20Aa

    0.30aa

    Quần thể trên chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào:

    • A.Di - nhập gen. 
    • B.Đột biến.
    • C.Giao phối không ngẫu nhiên.    
    • D.Giao phối ngẫu nhiên.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 169065

    Sự sống trên Trái đất được hình thành qua những giai đoạn: 

    • A.Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.
    • B.Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học.
    • C.Tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học. 
    • D.Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 169067

    Thí nghiệm của Fox và cộng sự đã chứng minh: 

    • A.Trong điều kiện khí quyển nguyên thủy, chất hóa học đã được tạo nên từ những chất vô cơ theo con đường hoá học.
    • B.Trong điều kiện khí quyển nguyên thủy đã có sự trùng phân các đại phân tử hữu cơ đơn giản thành các đại phân tử hữu cơ phức tạp.
    • C.Có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ. 
    • D.Sinh vật đầu tiên đã hình thành trong điều kiện trái đất nguyên thủy.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 169069

    Nhận xét nào sau đây đúng? 

    • A.Mầm mống sự sống xuất hiện ngay khi Trái đất hình thành.
    • B.Quá trình tiến hóa học trải qua 3 bước.
    • C.Trong khí quyển nguyên thủy chứa khí: Nitơ, Ôxi, CO2, khí NH3
    • D.Chất hữu cơ đơn giản đầu tiên được tổng hợp nhờ nguồn năng lượng sinh học.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 169071

    Quá trình tiến hóa dẫn tới sự hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản không có sự tham gia của nguồn năng lượng nào? 

    • A.Phóng điện trong khí quyển, tia tử ngoại.
    • B.Tia tử ngoại, hoạt động núi lửa.
    • C.Hoạt động núi lửa, bức xạ mặt trời. 
    • D.Tia tử ngoại và năng lương sinh học.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 169073

    Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là: 

    • A.Axit nuclêic và prôtêin.
    • B.Axit amin và prôtêin.
    • C.Prôtêin và lipit. 
    • D.Axit amin và axit nuclêic.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 169075

    Quá trình tiến hóa trên trái đất có thể chia làm các giai đoạn: 

    • A.Tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa sinh học.
    • B.Tiến hóa hóa học → tiền hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học.
    • C.Tiến hóa sinh học → tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học. 
    • D.Tiến hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa hóa học.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 169077

    Từ hợp chất vô cơ đã hình thành nên hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên nhờ: 

    • A.Hoạt động của hệ enzim xúc tác.
    • B.Các nguồn năng lượng tự nhiên như năng lượng mặt trời, sấm sét, sự phân rã các chất phóng xạ.
    • C.Dung nham trong lòng đất. 
    • D.Mưa axit.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 169079

    Chọn lọc tự nhiên tác động đầu tiên vào giai đoạn nào? 

    • A.Tiến hóa hóa học.
    • B.Tiến hóa tiền sinh học.
    • C.Tiến hóa sinh học.  
    • D.Tiến hóa xã hội.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 169081

    Cho các nhận xét sau về quá trình tiến hóa hóa học. Những nhận xét không đúng là:

    (1) Các chất hữu cơ xuất hiện trong giai đoạn tiến hóa hóa học là do sự kết hợp của bốn loại nguyên tố: C, N, H, O.

    (2) Trong giai đoạn tiến hóa hóa học chất hữu cơ có trước, chất vô cơ có sau.

    (3) Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit.

    (4) Sự xuất hiện của đại phân tử ADN, ARN chưa đánh dấu sự xuất hiện của sự sống.

    (5) ARN là phân tử tái bản xuất hiện sau khi hình thành phân tử ADN. 

    • A. (3), (4).
    • B.(2), (5).
    • C.(2), (4). 
    • D.(3), (5).
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 169083

    Ngày nay sự sống không còn tiếp tục được hình thành theo phương thức hóa học từ các chất vô cơ vì: 

    • A.Các quy luật chọn lọc tự nhiên chi phối mạnh mẽ.
    • B.Không có sự tương tác giữa các chất hữu cơ tổng hợp.
    • C.Không tổng hợp được các hạt Côaxecva trong điều kiện hiện tại. 
    • D.Không đủ điều kiện cần thiết, nếu các chất hữu cơ được tạo ra bên ngoài cơ thể sẽ lập tức bị phân hủy.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 169084

    Kết quả của quá trình tiến hóa tiền sinh học là: 

    • A.Hình thành nên các Côaxecva.
    • B.Hình thành nên các protobiont.
    • C.Hình thành nên tế bào Prokaryote. 
    • D.Hình thành nên tế bào Eukaryote.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 169085

    Theo quan niệm hiện đại về sự phát sinh sự sống, chất nào sau đây chưa có hoặc có rất ít trong khí quyển nguyên thủy? 

    • A.Mêtan (CH4
    • B.Hơi nước (H2O)
    • C.Ôxi (O2
    • D.Xianôgen (C2N2)
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 169086

    Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ xuất hiện ở người hiện đại Homo sapiens mà không có ở các dạng người tổ tiên?

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 169087

    Phát biểu nào sau đây không đúng? 

    • A.Quá trình tự sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản, đảm bảo cho sự sống, sinh sôi, nảy nở, duy trì liên tục.
    • B.ADN có khả năng tự sao theo đúng nguyên mẫu của nó, do đó có cấu trúc ADN luôn luôn duy trì được đặc tính đặc trưng, ổn định và bến vững qua các thế hệ.
    • C.Cơ sở phân tử của sự tiến hóa là quá trình tích lũy thông tin di truyền. Cấu trúc của ADN ngày càng phức tạp hơn và biến hóa đa dạng hơn so với nguyên mẫu. 
    • D.Tổ chức sống là một hệ thống mở, thường xuyên trao đổi chất với môi trường bên ngoài, dẫn tới sự thường xuyên thay đổi thành phần của tổ chức.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 169088

    Cho các nhận xét sau:

    1. Kết thúc quá trình tiến hóa hóa học chưa có sự xuất hiện của sự sống.

    2. Trong điều kiện tự nhiên nguyên thủy có ít Nnhiều O2 và các hợp chất chứa Cacbon.

    3. Trong quá trình tiến hóa ADN xuất hiện trước ARN.

    4. Những cá đầu thể sống tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy.

    5. Các hạt Côaxecva vẫn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

    6. Đại dương là môi trường lý tưởng để tạo nên các hạt Côaxecva.

    7. Ngày nay không còn quá trình tiến hóa sinh học.

    8. Kết thúc quá trình tiến hóa tiền sinh học là sự hình thành của tế bào sơ khai.

    Có bao nhiêu nhận xét sai? 

    • A.4
    • B.5
    • C.6
    • D.7
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 169089

    Giới hạn sinh thái là: 

    • A.Khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.        
    • B.Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.          
    • C.Là khoảng không gian sinh thái ở đó chứa đựng tất cả các nhân tố sinh thái cùng tác động qua lại với nhau giúp cho sinh vật có thể tồn tại và phát triển qua thời gian. 
    • D.Là giá trị cực đại của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển qua thời gian.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 169090

    Cho các phát biểu nói về giới hạn sinh thái là:

       1. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.

       2. Cơ thể còn non và cơ thể trưởng thành nhưng có trạng thái sinh lý thay đổi đều có giới hạn sinh thái hẹp.

       3. Khoảng chống chịu là khoảng giá trị thuộc giới hạn sinh thái, tuy nhiên các nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý của sinh vật.

       4. Loài phân bố càng rộng thì giới hạn sinh thái càng hẹp.

       5. Xác định nhân tố sinh thái nhằm tạo điều kiện cho việc di nhập giống vật nuôi cây trồng từ vùng này sang vùng khác.

       6. Loài sống ở vùng cực có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng gần xích đạo.

    Số phát biểu đúng là: 

    • A.3
    • B.2
    • C.1
    • D.4
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 169091

    Những nội dung nào sau đây là đúng?

       1. Các loài sinh vật phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường.

       2. Động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt.

       3. Chỉ có động vật mới phản ứng với nhiệt độ môi trường còn thực vật thì không phản ứng.

       4. Động vật biến nhiệt có khả năng thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên có khả năng thích nghi hơn so với động vật hằng nhiệt.

       5. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến lượng thức ăn và tốc độ tiêu hóa của sinh vật. 

     

    • A.(1), (2), (4), (5)
    • B.(1), (2) 
    • C.(1), (4), (5) 
    • D.(3), (2), (4)
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 169092

    Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đối với sinh vật?

       1. Biến đổi hình thái và sự phân bố.

       2. Tăng tốc độ các quá trình sinh lý.

       3. Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, hút nước và thoát nước của cây trồng.

       4. Ảnh hưởng đến nguồn thức ăn và tiêu hóa của sinh vật. 

    • A.(1), (2), (3)
    • B.(1), (3), (4) 
    • C.(2), (3), (4)   
    • D.(1), (2), (3), (4)
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 169093

    Khi nói đến kích thước quần thể, khẳng định nào sau đây không chính xác? 

    • A.Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa, và giá trị này là khác nhau giữa các loài.          
    • B.Khi kích thước quần thể giảm xuống mức tối thiểu, khả năng sinh sản của các cá thể giảm sút.  
    • C.Kích thước quần thể chính là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển
    • D.Kích thước quần thể đạt giá trị tối đa thì khả năng cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 169094

    Quần thể sẽ tăng trưởng kích thước theo đồ thị dạng chữ J trong điều kiện: 

    • A.Khả năng cung cấp điều kiện sống không tốt, sự di cư theo mùa thường xuyên xảy ra.     
    • B.Khả năng cung cấp điều kiện sống không tốt, hạn chế khả năng sinh sản của quần thể.          
    • C.Khả năng cung cấp điều kiện sống đầy đủ, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu phát triển của quần thể.   
    • D.Điều kiện thức ăn đầy đủ, không gian cư trú bị giới hạn gây nên sự biến động số lượng cá thể.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 169095

    Ngày nay thường xuất hiện hiện tượng khai thác quá mức các loài động vật, thực vật quí hiếm khiến số lượng cá thể giảm xuống mức báo động dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Số lượng cá thể của quần thể ở mức thấp là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ suy vong vì: 

    • A.Kích thước quần thể quá nhỏ dễ chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, dẫn đến biến động di truyền, làm nghèo vốn gen của quần thể.          
    • B.Kích thước quần thể quá nhỏ dẫn đến sự suy giảm di nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền.
    • C.Số lượng cá thể của quần thể quá ít dẫn đến nguy cơ xuất cư sang quần thể khác.     
    • D.Số lượng cá thể quá ít làm tăng giao phối cận huyết, tăng dần số alen lặn có hại.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 169096

    Có 1200 cá thể chim, để 1200 cá thể chim này trở thành một quần thể thì cần bao nhiêu điều kiện trong những điều kiện dưới đây:

    • A.1
    • B.2
    • C.4
    • D.3
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 169097

    Điều nào sau đây không đúng với quần thể tăng trưởng theo đường cong hàm số mũ? 

    • A.Kích thước quần thể nhỏ.                            
    • B.Khả năng thích nghi cao phục hồi quần thể một cách nhanh chóng.    
    • C.Chịu tác động chủ yếu của các nhân tố hữu sinh. 
    • D.Tuổi thọ thấp, tập tính chăm sóc con non kém.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 169098

    Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối liền với nhau (liền rễ). Hiện tượng này thể hiện mới quan hệ: 

    • A.Cạnh tranh cùng loài 
    • B.Hỗ trợ cùng loài     
    • C.Cộng sinh  
    • D.Hỗ trợ khác loài

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?