Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 89395
Cho mạch có 3 điện trở mắc nối tiếp lần lượt là 2 Ω, 3 Ω và 4Ω với nguồn điện 10 V, điện trở trong 1 Ω. Hiệu điện thế 2 đầu nguồn điện là
- A.1 V.
- B.9 V.
- C.8 V.
- D.10 V.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 89396
Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của
- A.các nguyên tử.
- B.các ion dương.
- C.các ion âm.
- D.các electron.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 89397
Một đoạn mạch có hiệu điện thế 2 đầu không đổi. Khi chỉnh điện trở của nguồn là 100 Ω thì công suất của mạch là 20 W. Khi chỉnh điện trở của mạch là 50 Ω thì công suất của mạch là
- A.10 W
- B.5 W.
- C.80 W.
- D.40 W.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 89398
Hai đầu đoạn mạch có một hiệu điện thế không đổi, nếu điện trở của mạch giảm 2 lần thì công suất điện của mạch
- A.giảm 4 lần.
- B.tăng 4 lần.
- C.tăng 2 lần.
- D.không đổi.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 89399
Một mạch điện gồm nguồn điện có suất điện động 3 V và điện trở trong 1 Ω. Biết điện trở ở mạch ngoài lớn gấp 2 điện trở trong. Dòng điện trong mạch chính là
- A.1 A;
- B.2 A;
- C.3 A;
- D.1/2 A;
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 89400
Có 12 pin giống nhau, mỗi pin có ξ = 1,5V, r = 0,2Ω mắc thành y dãy song song mỗi dãy có x pin ghép nối tiếp. Mạch ngoài có r = 0,6Ω. Giá trị của x và y để dòng điện qua R lớn nhất.
- A.x = 6, y = 2.
- B.x = 4, y = 3.
- C.x = 3, y = 4.
- D.x = 1, y = 12.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 89401
Nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở ngoài R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch là:
- A.I’ = 2I.
- B.I’ = 3I.
- C.I’ = 1,5I.
- D. I’ = 2,5I.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 89402
Một acquy 3 V, điện trở trong 20 mΩ, khi đoản mạch thì dòng điện qua acquy là
- A.15 A;
- B.150 A;
- C.20/3 A;
- D.0,06 A;
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 89403
Nhiệt lượng tỏa ra trong 2 phút khi một dòng điện 2A chạy qua một điện trở thuần 100 Ω là
- A.48 kJ.
- B.24000 kJ.
- C.24 J.
- D.400 J.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 89404
Cho một dòng điện không đổi trong 10 s, điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng là 2 C; Sau 50 s, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng đó là
- A.10 C;
- B. 5 C;
- C.25 C;
- D. 50 C;
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 89405
Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất điện động E = 9V, điện trở trong r = 0,5 Ω; Các điện trở R1 = 4,5 Ω; R2 = 6 Ω; R là biến trở.
Điện trở R phải có giá trị bằng bao nhiêu để công suất tiêu thụ trên R1 là lớn nhất?
- A.30 Ω.
- B.12 Ω.
- C. 11 Ω.
- D.6Ω.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 89406
Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài cho bởi biểu thức nào sau đây?
- A.UN = Ir.
- B.UN = I(RN + r).
- C.UN =E – I.r.
- D.UN = E + I.r.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 89407
Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 100 W, trong 20 phút nó tiêu thụ một năng lượng
- A.10 kJ.
- B.120 kJ.
- C.2000 J.
- D.5 J.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 89408
Người ta làm nóng 1 kg nước thêm 10C bằng cách cho dòng điện 1 A đi qua một điện trở 7 Ω. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Thời gian cần thiết là
- A.600 phút.
- B.1 h.
- C.10 phút.
- D.10 s.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 89409
Một mạch điện có 2 điện trở 3 Ω và 6Ω mắc song song được nối với một nguồn điện có điện trở trong 1 Ω. Hiệu suất của nguồn điện là
- A.9/10.
- B.2/3.
- C.1/6.
- D. 1/9.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 89410
Điều kiện để có dòng điện là
- A.có hiệu điện thế và điện tích tự do
- B.có nguồn điện.
- C.có điện tích tự do.
- D.có hiệu điện thế.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 89411
Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ của dòng điện đó là
- A.12 A;
- B.48 A;
- C.1/12 A;
- D.0,2 A;
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 89412
Một đoạn mạch có điện trở xác định với hiệu điện thế hai đầu không đổi thì trong 1 phút tiêu thụ mất40 J điện năng. Thời gian để mạch tiêu thụ hết một 1 kJ điện năng là
- A.40 phút.
- B.25 phút.
- C.10 phút.
- D.1/40 phút.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 89413
Cho đoạn mạch điện trở 10 Ω, hiệu điện thế 2 đầu mạch là 20 V. Trong 1 phút điện năng tiêu thụ của mạch là
- A.40J.
- B.120 J.
- C. 2,4 kJ.
- D.24 kJ.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 89414
Một nguồn điện có suất điện động 2 V thìkhi thực hiện một công 10 J, lực lạ đã dịch chuyển một điện lượng qua nguồn là
- A.40 C;
- B.5 C;
- C.50 C;
- D.20 C;
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 89415
Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là
- A.nE và r/n.
- B.E và nr.
- C.E và r/n.
- D.nE nà nr.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 89416
Ghép song song một bộ 3 pin giống nhau loại 9 V – 1 Ω thì thu được bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong là
- A.3 V – 1 Ω.
- B.3 V – 3Ω.
- C.9 V – 1/3 Ω.
- D.9 V – 3 Ω.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 89417
Để xác định điện trở trong r của một nguồn điện, một học sinh mắc mạch điện như hình vẽ (H1). Đóng khóa K và điều chỉnh con chạy C của biến trở, kết quả đo được mô tả bởi đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số chỉ U của vôn kế V vào số chỉ I của am pe kế A như hình bên (H2).
Điện trở của vôn kế rất lớn. Biết \({R_0} = 13,5\Omega \) . Giá trị trung bình của r được xác định bởi thí nghiệm này là:
- A.1,5 Ω.
- B.1,0Ω .
- C.2,5Ω
- D.2,0Ω .
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 89418
Cho 3 điện trở giống nhau cùng giá trị 8 Ω, hai điện trở mắc song song và cụm đó nối tiếp với điện trở còn lại. Đoạn mạch này được nối với nguồn có điện trở trong 2 Ω thì hiệu điện thế hai đầu nguồn là 12 V. Cường độ dòngđiện trong mạch và suất điện động của mạch khi đó là
- A.0,5 A và 13 V.
- B.0,5 A và 14 V.
- C.1 A và 13 V.
- D.1 A và 14 V.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 89419
Hai bóng đèn có điện trở 5 Ω mắc song song và nối vào một nguồn có điện trở trong 1 Ω thì cường độ dòng điện trong mạch là 12/7 A; Khi tháo một đèn ra thì cường độ dòng điện trong mạch là
- A.5/6 A;
- B.0 A;
- C.6/5 A;
- D.1 A;
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 89420
Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng
- A.tăng lên gấp đôi.
- B.giảm đi một nửa.
- C.giảm đi bốn lần.
- D.không thay đổi.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 89421
Đồ thị nào trong hình vẽ có thể biểu diễn sự phụ thuộc của lực tương tác giữa hai điện tích điểm vào khoảng cách giữa chúng?
- A.Hình 1
- B.Hình 2
- C.Hình 3
- D.Hình 4
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 89422
Hai quả cầu A và B có khối lượng m1 và m2 được treo vào một điểm O bằng hai sợi dây cách điện OA và OB như hình vẽ. Tích điện cho hai quả cầu. Lực căng T của sợi dây OA sẽ thay đổi như thế nào so với lúc chúng chưa tích điện?
- A.T tăng nếu hai quả cầu tích điện trái dấu.
- B.T giảm nếu hai quả cầu tích điện cùng dấu.
- C.T thay đổi.
- D.T không đổi.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 89423
Một hệ cô lập gồm ba điện tích điểm, có khối lượng không đáng kể, nằm cân bằng với nhau. Tình huống nào dưới đây có thể xảy ra?
- A.Ba điện tích cùng dấu nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều.
- B.Ba điện tích cùng dấu nằm trên một đường thẳng.
- C.Ba điện tích không cùng dấu nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều.
- D.Ba điện tích không cùng dấu nằm trên một đường thẳng.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 89424
Không thể nói về hằng số điện môi của chất nào dưới đây?
- A.Không khí khô.
- B.Nước tinh khiết
- C.Thủy tinh.
- D.dung dịch muối.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 89425
Vật tích điện tích 4.10-17C. Nhận xét nào sau đây đúng?
- A.Vật thừa 250 electron.
- B.Vật thừa 500 electron
- C.Vật thiếu 250 electron
- D.Vật thiếu 500 electron.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 89426
Công thức nào sau đây đúng để tính cường độ điện trường của một điện tích điểm Q?
- A.\(E = \frac{{k\left| Q \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
- B.\(E = \frac{{k\left| Q \right|}}{{\varepsilon r}}\)
- C.\(E = \frac{{k\left| {{Q^2}} \right|}}{{\varepsilon r}}\)
- D.\(E = \frac{{k\left| {{Q^2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 89427
So sánh độ lớn cường độ điện trường trong ba vùng không gian sau:
- A.E1 > E2 > E3
- B.E3 > E2 > E1
- C.E2 > E1 > E3
- D. E1 = E2 = E3
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 89428
Nhận xét nào sau đây sai khi nói về điện trường:
- A.Điện trường là dạng môi trường vật chất tồn tại xung quanh điện tích và gắn liền với điện tích.
- B.Điện trường đều là điện trường của nó tính chất của nó là như nhau tại mọi điểm.
- C.Tính chất cơ bản của điện trườn là tác dụng lực điện lên điện tích thử đặt vào trong nó.
- D.Đường sức điện trường là những đường vẽ trong không gian bắt đầu từ điện tích âm và kết thúc ở điện tích âm.
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 89429
Hai điện tích q1 = 6.10-6C và q2 = - 4.10-6C đặt cách nhau 20 cm trong không khí. Hai điện tích này sẽ:
- A.Đẩy nhau một lực 1,08 N
- B.Hút nhau một lực 1,08 N
- C.Đẩy nhau một lực 5,4 N
- D.Hút nhau một lực 5,4 N
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 89430
Một điện tích điểm q = -4.10-8 C. Cường độ điện trường tại M cách điện tích q 8 cm trong dầu có hằng số điện môi bằng 2 là:
- A. 28125 (V/m)
- B.28525 (V/m)
- C.56150 (V/m)
- D.56250(V/m)
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 89431
Một hạt proton chuyển động dọc theo đường sức điện trường đều có cường độ 2000V/m. Công của lực điện trường khi di chuyển điện tích một đoạn 20cm là
- A.4,6.10-17 J
- B.6,4.10-7 J
- C.6,4.10-17 J
- D.4,6.10-7 J
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 89432
Hai quả cầu nhỏ mang điện tích q1 = -6.10-9 C và q2 = 6.10-9C hút nhau bằng lực 8.10-6N. Nếu cho chúng chạm vào nhau rồi đưa trở về vị trí ban đầu thì chúng :
- A.hút nhau bằng lực 10-6N
- B.đẩy nhau bằng lực 10-6N
- C.không tương tác nhau
- D.hút nhau bằng lực 2.10-6N
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 89433
Một tụ điện phẳng có điện dung 200nF được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U thì điện tích là 0,02C, nếu mắc tụ này vào một nguồn điện có hiệu điện thế là 2019U thì điện tích của tụ là
- A.30,02 C
- B.40,38C
- C.40,28C
- D.42,6C
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 89434
Hai điểm AB nằm trên một đường sức của điện trường đều, M là một điểm nằm giữa hai điểm A,B. Một điện tích q chuyển động từ A đến M thì công của lực điện là 2J, Một điện tích 6q chuyển động từ M đến B thì công của lực điện trường là 8J. Hiệu điện thế giữa hai điểm AB là 200V. Giá trị của q là
- A.0,0026 C
- B.0,0389C
- C.0,0286C
- D.0,0167C