Đề kiểm tra ôn tập HK1 môn Sinh 7 năm 2019-2020 Trường THCS Phan Chu Trinh

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 42163

    Số đôi chân bò của nhện là: 

    • A.4 đôi 
    • B.5 đôi
    • C.6 đôi 
    • D. 7 đôi
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 42165

    Giun đũa sống được trong ruột non người là do: 

    • A.Có khả năng chui rúc
    • B.Có hệ tiêu hóa phân hóa
    • C.Có lớp vỏ cuticun 
    • D.Cả a và b
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 42167

    Cơ thể ngành động vật nguyên sinh gồm: 

    • A.Cơ thể không có tế bào
    • B.Cơ thể đơn bào
    • C.Cơ thể có 2 tế bào  
    • D.Cơ thể đa bào
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 42169

    Trai lấy được thức ăn nhờ: 

    • A.Nhờ cơ thể lọc nước hút vào
    • B.Rình mồi
    • C.Đuổi bắt mồi    
    • D.Cả A và B
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 42171

    Loài sán nào sống kí sinh trong ruột non của người?

    • A.Sán dây
    • B.Sán lá máu 
    • C.Sán lá gan 
    • D.Sán bã trầu
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 42173

    Thủy tức hô hấp bằng bộ phận nào? 

    • A.Phổi
    • B.Mang
    • C.Da  
    • D.Toàn bộ bề mặt cơ thể
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 42175

    Ngành giun dẹp gồm có các đại diện sau: 

    • A.Trùng giày, sán lông, sán dây
    • B.Sán lá gan, sán lông, sán dây
    • C.Sán lá gan, sán dây, thủy tức 
    • D.Sán bã trầu, sán chó, hải quỳ
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 42177

    Cơ thể nhện được chia làm 2 phần là: 

    • A.Đầu - Ngực và Bụng
    • B.Đầu và Bụng
    • C.Đầu và Ngực  
    • D.Đầu và Thân
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 42179

    Hệ tuần hoàn châu chấu thuộc dạng nào? 

    • A.Hệ tuần hoàn kín
    • B.Hệ tuần hoàn hở, tim hình ống nhiều ngăn
    • C.Tim hai ngăn, hai vòng tuần hoàn 
    • D.Tim ba ngăn, hai vòng tuần hoàn
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 42180

    Vì sao tôm cần phải lột xác để lớn? 

    • A.Lớp vỏ kitin cũ ngăn tôm lớn lên
    • B.Lớp vỏ kitin cũ xấu
    • C.Lớp vỏ kitin cũ dễ vỡ 
    • D.Tôm lột xác không vì lý do nào cả
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 42181

    Cá chép có thân hình thoi, thon về phía đuôi có tác dụng gì? 

    • A.Giúp cá rẽ nước dễ dàng
    • B.Giảm được sức cản của nước
    • C.Giúp cá điều chỉnh được thăng bằng
    • D.Cả A và B đúng
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 42182

    Khi bơi nhanh cá chép sử dụng vây nào nhiều? 

    • A.Vây lưng
    • B.Vây chẵn
    • C. Vây đuôi 
    • D.Cả A, B, C đều đúng
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 42183

    Hai đôi vây chẵn của cá chép có vai trò gì? 

    • A. Giữ thăng bằng cho cá khi bơi đứng một chỗ
    • B.Bơi hướng lên trên hoặc hướng xuống dưới
    • C.Rẽ phải, rẽ trái, giảm vận tốc, dừng lại hoặc giật lùi 
    • D.Cả A, B, C đều đúng
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 42184

    Chim bói cá từ cành cây cao khó phát hiện ra cá chép trong ao cá vì 

    • A.Cá chép có màu trắng hòa lẫn với màu rắng của nước
    • B.Màu thẫm ở lưng của cá  hòa lẫn với màu của đáy bùn
    • C.Mắt của chim bói cá không nhìn xiên qua nước được 
    • D.Cả A và C đúng
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 42185

    Hệ thần kinh cá chép cấu tạo như thế nào? 

    • A.Hệ thần kinh hình ống nằm ở phía lưng trong cung đốt sống gồm bộ não và tủy sống
    • B.Não trước chưa phát triển, tiểu não khá phát triển
    • C.Hành khứu giác, thùy thị giác rất phát triển 
    • D.Cả A, B, C đều đúng
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 42187

    Động vật nào sau đây truyền bệnh sang người? 

    • A.giun đất
    • B.muỗi
    • C.cá chép 
    • D.tôm
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 42189

    Dân gian có câu đố vui như sau:

    “ Đầu khóm trúc.

    Lưng khúc rồng.

    Sinh bạch tử hồng.

    Xuân hạ thu đông.

    Bốn mùa đều có” .

    Theo em câu đố trên nói về động vật nào sau đây. 

    • A.con tôm
    • B.con ốc sên
    • C.con rận nước 
    • D.con sun
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 42191

    Loài cá nào dưới đây vào mùa sinh sản,cá cái để trứng vào túi ấp trứng ở phía trước bụng cá đực và sau đó cá đực “ ấp trứng ” cho đến khi trứng nở. 

    • A.cá chuồn
    • B.cá hồi
    • C.cá ngựa 
    • D.cá trích
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 42193

    Khi nói về hệ tuần hoàn của châu chấu, phát biểu nào sau đây đúng? 

    • A.tim hình ống, hệ tuần hoàn hở
    • B.tim 4 ngăn, một vòng tuần hoàn hở
    • C.tim hình ống, hệ tuần hoàn kín 
    • D.tim 3 ngăn, hai vòng tuần hoàn kín
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 42195

    Nhóm nào sau đây gồm những chân khớp có tập tính dự trữ thức ăn? 

    • A.tôm sông, nhện, ve sầu
    • B.kiến, ong mật, nhện
    • C.kiến, bướm cải, tôm ở nhờ 
    • D.ong mật, bọ ngựa, tôm ở nhờ
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 42197

    Em hãy nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh? 

  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 42199

    So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét?

  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 42201

    Em hãy trình bày đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng của thủy tức?

  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 42203

    Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng của sán lá gan?

  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 42205

    Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển và dinh dưỡng của giun đũa?

  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 42207

    a. Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể, thì ta phải làm gì? Trai chết thì mở vỏ, tại sao?

    b. Hãy giải thích tại sao:

    • Mài mặt ngoài của vỏ trai thì có mùi khét.
    • Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ.
    • Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang và da cá.
    • Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có.

  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 42209

    a. Cơ thể Hình nhện có mấy phần?

    b. So sánh các phần cơ thể với giáp xác?

    c. Vai trò của mỗi phần cơ thể?

  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 42211

    Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và di chuyển của châu chấu?

  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 42213

    Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống của nước?

  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 42215

    Nêu đặc điểm cấu tạo trong của cá chép?

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?