Đề kiểm tra ôn tập giữa HK2 môn Sinh học 9 năm 2020 - Trường PTDTBT THCS Ngô Quyền

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 75072

    Ngày nay, nhờ kĩ thuật giữ tinh đông lạnh, thụ tinh nhân tạo và kĩ thuật kích thích nhiều trứng rụng một lúc để thụ tinh, việc tạo con lai kinh tế có nhiều thuận lợi đối với các vật nuôi nào sau đây?  

    • A.Bò và lợn
    • B.Gà và lợn 
    • C.Vịt và cá
    • D.Bò và vịt
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 75073

    Muốn duy trì ưu thế lai trong trồng trọt phải dùng phương pháp nào?  

    • A.Cho con lai F1 lai hữu tính với nhau
    • B.Nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép…
    • C.Lai kinh tế giữa 2 dòng thuần khác nhau 
    • D.Cho F1 lai với P
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 75074

    Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào sau đây?  

    • A.P: AABbDD  X  AABbDD
    • B.P: AaBBDD  X  Aabbdd
    • C.P: AAbbDD   X   aaBBdd 
    • D.P: aabbdd  X  aabbdd
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 75075

    Tại sao ở nước ta hiện nay phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước, con đực cao sản thuộc giống nhập nội để lai kinh tế? 

    • A.Vì muốn tạo được con lai F1 cần có nhiều con cái hơn con đực, nên để giảm kinh phí ta chỉ nhập con đực
    • B.Vì như vậy tạo được nhiều con lai F1 hơn
    • C.Vì như vậy con lai sẽ có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi giống mẹ và sức tăng sản giống bố 
    • D.Vì như vậy sẽ giảm kinh phí và con lai có sức tăng sản giống bố
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 75076

    Phép lai nào dưới đây gọi là lai kinh tế?

    • A.Lai ngô Việt Nam với ngô Mêhicô
    • B.Lai lúa Việt Nam với lúa Trung Quốc
    • C.Lai cà chua hồng Việt Nam với cà chua Ba Lan trắng 
    • D.Lai bò vàng Thanh Hóa với bò Hôn sten Hà Lan
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 75077

    Tại sao khi lai 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1

    • A.Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái dị hợp
    • B.Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái đồng hợp trội
    • C.Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái đồng hợp lặn 
    • D.Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái đồng hợp trội và đồng hợp lặn
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 75078

    Trong chăn nuôi, người ta giữ lại con đực tốt làm giống cho đàn của nó là đúng hay sai, tại sao? 

    • A.Đúng, vì con giống đã được chọn lọc.
    • B.Đúng, vì tạo được dòng thuần chủng nhằm giữ được vốn gen tốt.
    • C.Sai, vì đây là giao phối gần có thể gây thoái hóa giống. 
    • D.Sai, vì trong đàn có ít con nên không chọn được con giống tốt.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 75079

    Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở nước ta là ở lĩnh vực nào? 

    • A.Chọn giống lúa, lạc, cà chua.
    • B.Chọn giống ngô, mía, đậu tương.
    • C.Chọn giống lúa, ngô, đậu tương. 
    • D.Chọn giống đậu tương, lạc, cà chua.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 75080

    Con lai kinh tế được tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôn sten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm. Đây là thành tựu chọn giống vật nuôi thuộc lĩnh vực nào? 

    • A.Công nghệ cấy chuyển phôi.
    • B.Nuôi thích nghi.
    • C.Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1). 
    • D.Tạo giống mới.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 75081

    Nhân tố sinh thái là 

    • A.Các yếu tố vô sinh hoặc hữu sinh của môi trường.
    • B.Tất cả các yếu tố của môi trường.
    • C.Những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. 
    • D.Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng gián tiếp lên cơ thể sinh vật.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 75082

    Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi: 

    • A.Chúng là nơi ở của các sinh vật khác.
    • B.Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.
    • C.Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng. 
    • D.Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 75083

    Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng? 

    • A.Vì con người có tư duy, có lao động.
    • B.Vì con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác.
    • C.Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên. 
    • D.Vì con người có khả năng làm chủ thiên nhiên.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 75084

    Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái, thì chúng có vùng phân bố như thế nào? 

    • A.Có vùng phân bố rộng.
    • B.Có vùng phân bố hẹp.
    • C.Có vùng phân bố hạn chế. 
    • D.Có vùng phân bố hẹp hoặc hạn chế.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 75085

    Khi nào các yếu tố đất, nước, không khí, sinh vật đóng vai trò của một môi trường? 

    • A.Khi nơi đó có đủ điều kiện thuận lợi về nơi ở cho sinh vật.
    • B.Khi đó là nơi sinh sống của sinh vật.
    • C.Là nơi sinh vật có thể kiếm được thức ăn. 
    • D.Khi nơi đó không có ảnh hưởng gì đến đời sống của sinh vật.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 75086

    Khi nào các yếu tố của môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật đóng vai trò của một nhân tố sinh thái? 

    • A.Khi các yếu tố của môi trường không ảnh hưởng lên đời sống sinh vật.
    • B.Khi sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. 
    • C.Khi các yếu tố của môi trường tác động lên đời sống sinh vật. 
    • D.Khi sinh vật có ảnh hưởng gián tiếp đến môi trường. 
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 75087

    Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 20C đến 440C, điểm cực thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 50C đến 420C, điểm cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng? 

    • A.Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn.
    • B.Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn.
    • C.Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn. 
    • D.Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 75088

    Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào? 

    • A.Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
    • B.Khả năng sống bị giảm sau đó không phát triển bình thường.
    • C.Không thể sống được. 
    • D.Khả năng sống bị giảm, nhiều khi bị chết.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 75089

    Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào? 

    • A.Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định.
    • B.Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời.
    • C.Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể. 
    • D.Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 75090

    Vì sao những cây ở bìa rừng thường mọc nghiêng và tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng? 

    • A.Do tác động của gió từ một phía.
    • B.Cây nhận ánh sáng không đều từ các phía.
    • C.Do cây nhận được nhiều ánh sáng. 
    • D.Do số lượng cây trong rừng tăng, lấn át cây ở bìa rừng.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 75091

    Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự sau: 

    • A.Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau.
    • B.Trồng đồng thời nhiều loại cây.
    • C.Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước. 
    • D.Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 75092

    Về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có tác dụng gì? 

    • A.Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
    • B.Làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.
    • C.Tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. 
    • D.Hạn sự thoát hơi nước.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 75093

    Quá trình quang hợp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường nào? 

    • A.00- 400.
    • B.100- 400.
    • C. 200- 300.
    • D.250-350.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 75094

    Ở động vật hằng nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào? 

    • A.Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
    • B.Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
    • C.Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường. 
    • D.Nhiệt độ cơ thể tăng hay giảm theo nhiệt độ môi trường.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 75095

    Những cây sống ở nơi khô hạn thường có những đặc điểm thích nghi nào? 

    • A.Hoặc cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm hoặc lá biến thành gai.
    • B.Lá và thân cây tiêu giảm.
    • C.Cơ thể mọng nước, bản lá rộng 
    • D.Lá biến thành gai, lá có phiến mỏng
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 75096

    Giải thích nào về hiện tượng cây ở sa mạc có lá biến thành gai là đúng: 

    • A.Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng chống chịu với gió bão.
    • B.Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng bảo vệ được khỏi con người phá hoại.
    • C.Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng giảm sự thoát hơi nước trong điều kiện khô hạn của sa mạc. 
    • D.Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cây hạn chế tác động của ánh sáng.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 75097

    Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô? 

    • A.Ếch, ốc sên, lạc đà. 
    • B.Ốc sên, giun đất, thằn lằn.
    • C.Giun đất, ếch, ốc sên. 
    • D.Lạc đà, thằn lằn, kỳ nhông.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 75098

    Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng và máu từ cơ thể vật chủ là đặc điểm của mối quan hệ khác loài nào sau đây? 

    • A.Sinh vật ăn sinh vật khác.
    • B.Hội sinh.
    • C.Cạnh tranh. 
    • D.Kí sinh.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 75099

    Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng “tự tỉa” ở thực vật là mối quan hệ gì? 

    • A.Cạnh tranh.
    • B.Sinh vật ăn sinh vật khác.
    • C.Hội sinh.
    • D.Cộng sinh.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 75100

    Địa y sống bám trên cành cây. Giữa địa y và cây có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây? 

    • A.Hội sinh.
    • B.Cộng sinh.
    • C.Kí sinh.
    • D.Nửa kí sinh.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 75101

    Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì? 

    • A.Tiềm năng sinh sản của loài.
    • B.Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn.
    • C.Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn.
    • D.Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 75102

    Phát biểu nào sau đây là không đúng với tháp tuổi dạng phát triển? 

    • A.Đáy tháp rộng
    • B.Số lượng cá thể trong quần thể ổn định
    • C.Số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh
    • D.Tỉ lệ sinh cao
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 75103

    Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo: 

    • A.Lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
    • B.Nguồn thức ăn của quần thể.
    • C.Khu vực sinh sống. 
    • D.Cường độ chiếu sáng.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 75104

    Cơ chế điều hòa mật độ quần thể phụ thuộc vào: 

    • A.Sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong.
    • B.Khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
    • C.Tuổi thọ của các cá thể trong quần thể. 
    • D.Mối tương quan giữa tỉ lệ số lượng đực và cái trong quần thể.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 75105

    Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở thường là: 

    • A.50/50
    • B.70/30
    • C.75/25 
    • D.40/60
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 75106

    Tập hợp cá thể nào dưới đây là quần thể sinh vật? 

    • A.Tập hợp các cá thể giun đất, giun tròn, côn trùng, chuột chũi đang sống trên một cánh đồng.
    • B.Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi đang sống chung trong một ao.
    • C.Tập hợp các cây có hoa cùng mọc trong một cánh rừng. 
    • D.Tập hợp các cây ngô (bắp) trên một cánh đồng.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 75107

    Hãy ghép câu cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C: 

    Cột A

    Cột B

    Cột C

    1. Hươu và nai ăn cỏ trên 1 đồng cỏ

    2. Sán lá gan sống trong gan động vật

    3. Cáo ăn gà

    4. Vi khuẩn sống trong nốt sần cây họ đậu

    a. Cộng sinh

    b. Cạnh tranh

    c. Kí sinh

    d. Sinh vật ăn sinh vật khác

    e. Hội sinh

    1-

    2-

    3-

    4-

  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 75108

    Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các câu sau:  

    Chuỗi thức ăn là . .(1) . . . . . . . . . .  . . . . . . nhiều loài sinh vật có quan hệ  . .(2) . . . . . . . . . . .  ..  . . . . . . với nhau. Mỗi loài  trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích . .(3) . . . . . . . . . .  . . . . , vừa là  sinh vật bị mắt xích . .(4) . . . . . . . . . .  . . . . . . tiêu thụ.

  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 75109

    Thoái hóa là gì? Cho biết nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa?

  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 75110

    Sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào? Cho một số ví dụ về mối quan hệ bất kì mà em biết?

  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 75111

    Có một quần xã sinh vật gồm các loài sau: vi sinh vật phân giải, dê, gà, cáo, hổ, mèo rừng, cỏ, thỏ.

    a. Cho biết thành phần sinh vật của hệ sinh thái trên.

    b.Vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong quần xã trên.

    c. Loại trừ quần thể nào ra khỏi lưới thức ăn thì gây biến động lớn nhất? Vì sao?  

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?