Đề kiểm tra ôn tập 1 tiết HK2 môn Sinh học 6 năm 2020 - Trường THCS Trường Chinh

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 31110

    Quả nào sau đây là quả hạch? 

    • A.Quả táo
    • B.Quả chò
    • C.Quả chanh
    • D.Quả đu đủ
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 31112

    Quả nào sau đây được phát tán nhờ gió? 

    • A.Quả đậu bắp
    • B.Quả chò
    • C.Quả ké đầu ngựa
    • D.Quả cải
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 31114

    Rêu sinh sản bằng bộ phận nào sau đây? 

    • A.Túi bào tử
    • B.Hoa
    • C.Bào tử 
    • D.Hạt
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 31117

    Làm thế nào để nhận biết một cây thuộc Dương xỉ? 

    • A.Cơ thể có rễ, thân, lá thật sự
    • B.Cây có hoa, có quả
    • C.Lá có màu nâu, có bào tử 
    • D.Lá non cuộn tròn ở đầu
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 31119

    Đặc điểm nào sau đây là một ưu thế của các cây Hạt kín? 

    • A.Hạt nằm trong quả
    • B.Có mạch dẫn
    • C.Có rễ thân, lá thật
    • D.Có hoa, quả
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 31122

    Đặc điểm chủ yếu để phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm là gì? 

    • A.Số cánh hoa
    • B.Số lá mầm của phôi
    • C.Kiểu rễ 
    • D.Dạng thân của cây 
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 31125

    Đặc điểm không phải của hoa thụ phấn nhờ gió là 

    • A.bao hoa thường tiêu giảm.
    • B.chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng.
    • C.hoa có màu sắc sặc sỡ, có tuyến mật.
    • D.đầu hoặc vời nhụy dài, có lông.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 31127

    Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm là: 

    • A.Hạt chắc mẩy, không bị sâu, không bị sứt sẹo.
    • B.Có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp.
    • C.Cả A và B. 
    • D.Phải làm đất tơi xốp, phải chống hạn, chống rét cho hạt.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 31128

    Nhóm nào trong những nhóm cây sau đây gồm toàn những cây thuộc Quyết: 

    • A.Cây rau bợ, cây lông culi, cây dương xỉ.
    • B.Cây rau bợ, cây rau muống, cây mồng tơi.
    • C.Cây dương xỉ, cây cải, cây lông culi. 
    • D.Cây lông culi, cây rêu, rong mơ.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 31130

    Số lượng hạt tùy thuộc vào số lượng noãn được thụ tinh vì: 

    • A.Mỗi noãn đã được thụ tinh hình thành một hạt.
    • B.Noãn sau khi thụ tinh thì tế bào hợp tử phát triển thành phôi.
    • C.Noãn sau khi thụ tinh thì vỏ noãn phát triển thành vỏ hạt. 
    • D.Noãn sau khi thụ tinh thì lá noãn phát triển thành lá mầm chứa chất dự trữ
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 31132

    Quả do bộ một phận nào của hoa tạo thành: 

    • A.bầu nhụy 
    • B.noãn
    • C.ống phấn.
    • D.phôi
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 31133

    Các bộ phận không phải của hạt là: 

    • A.biểu bì, thịt vỏ, trụ giữa.
    • B.vỏ, phôi nhũ, chất dinh dưỡng dự trữ.
    • C.vỏ, phôi, lá mầm.
    • D.vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 31136

    Hạt của cây hai lá mầm có đặc điểm: 

    • A.phôi của hạt có một lá mầm.
    • B.phôi chứa chất binh dưỡng.
    • C.phôi của hạt có hai lá mầm.
    • D.rễ cọc hoặc rễ chùm.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 31138

    Nhóm quả khô là 

    • A.quả xoài, quả mơ, quả ổi.
    • B.quả cam, quả đậu, quả phượng.
    • C.quả cá phê, quả mít, quả cải.
    • D.quả cải, quả đậu xanh, quả bồ kết.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 31142

    Tảo là thực vật bậc thấp: 

    • A.cấu tạo gồm những cơ thể đa bào
    • B.cấu tạo gồm những cơ thể đơn bào
    • C.sinh sản hữu tính.
    • D.chưa có rễ, thân, lá thực sự.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 31147

    Cây dương xỉ sinh sản bằng: 

    • A.Túi bào tử. 
    • B.bào tử
    • C.bằng hoa.
    • D.bằng hạt.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 31151

    Tảo xoắn sinh sản hữu tính bằng: 

    • A.Hoa
    • B.Quả
    • C.Hạt 
    • D.Sự tiếp hợp
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 31154

    Cơ quan sinh sản của rêu là: 

    • A.Hoa
    • B.Quả
    • C.Túi bào tử 
    • D.Hạt
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 31155

    Những cây thuộc dương xỉ là: 

    • A.Rong mơ, tảo xoắn, rong đuôi chó
    • B.Cây cải, cây lúa, cây bưởi
    • C.Cây rau bợ, cây lông cu li 
    • D.Cây cải, rau diếp biển, rau câu
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 31157

    Trong trồng trọt, biện pháp để hạt nẩy mầm tốt là: 

    • A.Chọn hạt giống
    • B.Chuẩn bị tốt đất gieo trồng
    • C.Gieo hạt đúng thời vụ 
    • D.Tất cả các biện pháp trên
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 31160

    Đặc điểm nào sau đây đúng với rêu? 

    • A.Rễ giả, thân, lá thật chưa có mạch dẫn.
    • B.Có rễ, thân, lá thật.
    • C.Có rễ giả, thân lá thật có mạch dẫn.
    • D.Cả a, b, c đúng.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 31163

    Trong các nhóm quả sau đây, nhóm nào gồm toàn quả thịt: 

    • A.Quả đu đủ, cam, dừa, bông.
    • B.Quả cà chua, đào, dưa hấu, vú sữa.
    • C.Quả dừa, chò, mướp, chanh. 
    • D.Quả đậu đen, bồ kết, cải, xoài.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 31165

    Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt một lá mầm được chứa trong : 

    • A.Vỏ hạt
    • B.Phôi
    • C.Lá mầm
    • D.Phôi nhũ
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 31168

    Dương xỉ tiến hóa hơn rêu vì: 

    • A.Sinh sản bằng bảo tử
    • B.Đã có thân, lá
    • C.Đã có mạch dẫn
    • D.Sống ở trên cạn
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 31172

    Hạt một lá mầm khác với hạt hai lá mầm ở đặc điểm chủ yếu sau: 

    • A.Có phôi nhũ. 
    • B.Phôi có một lá mầm.
    • C.Phôi có hai lá mầm
    • D.Tất cả các phương án trên
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 31177

    Hạt gồm có các bộ phận chính: 

    • A.Lá mầm, rễ mầm, thân mầm, chồi mầm
    • B.Lá mầm, phôi nhũ, vỏ, chồi mầm
    • C.Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ
    • D.Tất cả các phương án trên
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 31181

    Tảo không phải là thực vật vì: 

    • A.Cơ thể có cấu tạo đơn bào
    • B.Sống dưới nước
    • C.Chưa có rễ, thân, lá, và chưa có mạch dẫn
    • D.Phương án khác 
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 31186

    Tại sao nói tảo là thực vật bậc thấp? 

    • A.Cơ thể có cấu tạo đơn giản.
    • B.Hầu hết sống ở môi trường nước.
    • C.Chưa có rễ, thân, lá thực sự.
    • D.Cấu tạo phức tạp, sống cả ở cạn và nước.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 31189

    Cây sống trong môi trường đặt biệt nào mà lá biến thành gai? 

    • A.Đầm lầy
    • B.Nhiều nước
    • C.Sa mạc 
    • D.Rừng rậm
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 31193

    Các bộ phận của hạt gồm có: 

    • A. Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
    • B.Vỏ và chất dinh dưỡng dự trữ.
    • C.Vỏ và phôi.
    • D.Phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 31197

    Nhị và nhụy là bộ phận quan trọng nhất của hoà vì:   

    • A.Được đài và tràng bảo vệ
    • B.Có chức năng duy trì và phát triển nòi giống
    • C.Có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực 
    • D.Có noãn mang tế bào sinh dục cái
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 31201

    Dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa chia hoa thành các nhóm:   

    • A.Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính
    • B.Hoa đực và hoa cái
    • C.Hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm 
    • D.Hoa thụ phấn và hoa giao phấn
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 31205

    Hãy chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với nội dung ở cột A để điền vào cột trả lời: 

    Cơ quan (A)

    Chức năng chính (B)

    Trả lời

    1. Lá

    a. Bảo vệ và góp phần phát tán hạt

    1 ……

    2. Hoa

    b. Bảo vệ phôi nảy mầm thành cây mới

    2 ……

    3. Quả

    c. Chế tạo chất hữu cơ, trao đổi khí và nước

    3 ……

    4. Hạt

    d. Sinh sản (thụ phấn, thụ tinh)

    4 ……

  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 31209

    Chọn các từ hoặc các cụm từ: nước nở hoa, khí ôxi, làm thuốc, thức ăn hoàn thành vào các chỗ trống sau:

                Vai trò của tảo: cung cấp (1) ..…………………… và (2) …………………….. cho động vật ở nước. Một số tảo cũng được dùng làm thức ăn cho người và gia súc, (3) ………………………...Bên cạnh đó tảo cũng có thể gây hại: một số tảo đơn bào sinh sản quá nhanh gây hiện tượng (4)…………………............................., khi chết làm cho nước bị nhiễm bẩn làm chết cá.

  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 31213

    Nêu tên hình vẽ và ghi chú hình dưới đây

    a ....................................................................

    b.....................................................................            

    c.....................................................................            

    d ....................................................................

    1 ....................................................................

    2.....................................................................

    Tên hình:......................................................

  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 31218

    Cho biết các cách phát tán của quả và hạt bằng cách đánh dấu X vào bảng sau:

    Tên quả-hạt

    Cách phát tán của quả và hạt

    Nhờ gió

    Nhờ động vật

    Tự phát tán

    1. Qủa đỗ đen

     

     

     

    2. Hạt hoa sữa

     

     

     

    3. Qủa cây xấu hổ

     

     

     

    4. Hạt thông

     

     

     

  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 31222

    Hãy điền vào chỗ trống các từ thích hợp để biết được đặc điểm của rêu:

    “ Cơ quan sinh dưỡng của rêu gồm có...(1)…,…(2)…,chưa có…(3)…thật sự. Trong thân và lá rêu chưa có…(4)…. Rêu sinh sản bằng…(5)…được chứa trong…(6)…, cơ quan này nằm ở ngọn cây rêu.

  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 31226

    Hạt gồm những bộ phận nào? Phôi của hạt gồm những bộ phận nào? Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở đâu? 

  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 31229

    Hãy trình bày cơ quan sinh sản của cây thông?

  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 31232

    Ở một tiết học, trong giờ thảo luận các nhóm đang phân loại cây nào thuộc lớp 1 lá mầm, cây nào thuộc lớp 2 lá mầm. Bạn An nói: “cây rau má thuộc lớp 1 lá mầm’’ còn bạn Bình nói: “cây rau má thuộc lớp 2 lá mầm’’. Theo em bạn nào đúng? Em hãy nêu những đặc điểm để phân biệt đặc điểm Lớp 1 lá mầm và Lớp 2 lá mầm?  

    ĐẶC ĐIỂM

    LỚP 1 LÁ MẦM

    LỚP 2 LÁ MẦM

    Kiểu rễ

     

     

    Dạng thân

     

     

    Kiểu gân lá

     

     

    Số cánh hoa

     

     

    Số lá mầm của phôi

     

     

    Ví dụ (2 cây)

     

     

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?