Câu hỏi Trắc nghiệm (12 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 200382
Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A.Chỉ có thủ tục mới có thể có tham số hình thức
- B.Cả thủ tục và hàm đều có thể có tham số hình thức.
- C.Chỉ có hàm mới có thể có tham số hình thức.
- D.Thủ tục và hàm nào cũng phải có tham số hình thức.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 200383
Để biết con trỏ tệp đã ở cuối dòng của tệp f hay chưa, ta sử dụng hàm:
- A.eof(f)
- B.eoln(f)
- C.eof(f, ‘trai.txt’)
- D.foe(f)
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 200384
Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A.Cả lời gọi hàm và lời gọi thủ tục đều phải có tham số thực sự.
- B.Lời gọi thủ tục nhất thiết phải có tham số thực sự còn lời gọi hàm không nhất thiết phải có tham số thực sự
- C.Lời gọi hàm nhất định phải có tham số thực sự còn lời gọi thủ tục không nhất thiết phải có tham số thực sự
- D.Lời gọi hàm và lời gọi thủ tục có thể có tham số thực sự hoặc không có tham số thực sự tuỳ thuộc vào từng hàm và thủ tục.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 200385
Trong NNLT Pascal, khai báo nào sau đây là đúng khi khai báo tệp văn bản?
- A.Var f: String;
- B.Var f: byte;
- C.Var f = record
- D.Var f: Text;
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 200386
Giả sử trên thư mục gốc của đĩa C có tệp f đã có nội dung sẵn. Khi thực hiện thủ tục Rewrite(f);
- A.Nội dung trong tệp f sẽ hiện ra trên màn hình
- B.Nội dung trong tệp cũ vẫn còn nguyên
- C.Nội dung mới sẽ được ghi tiếp theo phía dưới tệp đã có sẵn
- D.Nội dung trong tệp cũ sẽ bị xoá để chuẩn bị ghi dữ liệu mới
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 200387
Câu lệnh dùng thủ tục đọc có dạng:
- A.Read(<biến tệp>);
- B.Read(<biến tệp>,<danh sách biến>);
- C.Read(<danh sách biến>, <biến tệp>);
- D.Read(<danh sách biến>);
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 200388
Cho đoạn chương trình sau:
Var g:text;
I:integer;
Begin
Assign(g, ‘C:\DLA.txt’);
Rewrite(g);
For i:=1 to 10 do
If i mod 2 <> 0 then write(g, i);
Close(g);
Readln
End.
- A.2; 4; 6; 8;10
- B.1; 3; 5; 9
- C.1; 3; 5;7; 9
- D.4; 6; 8;10
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 200389
Tệp f có dữ liệu [5 9 15] để đọc 3 giá trị trên từ tệp f và ghi các giá trị này vào 3 biến x, y, z ta sử dụng câu lệnh:
- A.Read(f, x, y, z);
- B.Read(f, ‘x’, ‘y’, ‘z’);
- C.Read(x, y, z);
- D.Read(‘x’, ‘y’, ‘z’);
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 200390
Giả sử a = 5; b = 9; c = 15; để ghi các giá trị trên vào tệp f có dạng là [5 9 15] ta sử dụng thủ tục ghi:
- A.Write(f, a,b,c);
- B.Write(a, ‘ ’, b, ‘ ’, c);
- C.Write(f, a, ‘ ’, bc);
- D.Write(f, a ‘’, b‘’, c);
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 200391
Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A.Biến cục bộ là biến chỉ được dùng trong chương trình chính.
- B.Biến cục bộ là biến chỉ được dùng trong chương trình con chứa nó.
- C.Biến cục bộ là biến được dùng trong chương trình con chứa nó và trong chương trình chính.
- D.Biến toàn cục chỉ được sử dụng trong chương trình chính và không được sử dụng trong các chương trình con.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 200392
Cho chương trình sau
Program Baitap;
Var x, y, z , t: word;
Function BCNN(a, b:word):word;
Var du, c, d:word;
Begin
c:=a; d:=b;
While b<>0 do
Begin
du:=a mod b;
a:=b;
b:=du;
End;
BCNN:=(c*d) div a;
End;
Begin
Write(‘nhap 4 so x, y, z, t: ‘); readln(x, y, z, t);
Write(‘BCNN cua 4 so la: ’, BCNN(BCNN(x, y),BCNN(z, t)));
Readln;
End.
Câu hỏi: Quan sát và:
a) Nêu các tham số thực sự, tham số hình thức?
b) Nêu tên các biến cục bộ, biến toàn cục?
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 200393
Cho mảng A gồm N phần tử thuộc kiểu nguyên (N≤50)? Viết chương trình con thực hiện các yêu cầu sau:
- Viết thủ tục nhập giá trị cho mảng A từ bàn phím.
- Viết thủ tục in ra màn hình các phần tử âm trong mảng A.