Đề kiểm tra HK2 môn Tin học lớp 11 năm 2017-2018 trường Phan Chu Trinh

Câu hỏi Trắc nghiệm (21 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 103962

    Cho sâu s1 = ‘123’; s2 = ‘abc’ sau khi thực hiện thủ tục Insert(s1,s2,2) thì: 

    • A.s1 = ‘123’; s2 = ‘12abc’ 
    • B.s1 = ‘1abc23’; s2 = ‘abc’ 
    • C.s1 = ‘ab123; s2 = ‘abc’
    • D.s1 = ‘123’; s2 = ‘a123bc’ 
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 103964

    Phát biểu nào sau đây là đúng ? 

    • A.Tệp lưu trữ lâu dài trên đĩa, không thể xóa tệp trên đĩa. 
    • B.Số lượng phần tử của tệp là cố định. 
    • C.Dữ liệu một tệp được lưu trữ trên đĩa thành một vùng dữ liệu liên tục. 
    • D.Kích thước tệp có thể rất lớn. 
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 103966

    Dữ liệu kiểu tệp được lưu ở đâu: 

    • A.Được lưu trữ trên ROM 
    • B.Được lưu trữ trên RAM 
    • C.Được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài
    • D.Chỉ được lưu trữ trên đĩa cứng 
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 103968

    Cho thủ tục sau: Procedure Thutuc(x,y,z: integer); Các biến x,y,z được gọi là: 

    • A.Biến toàn cục
    • B.Tham số hình thức. 
    • C.Biến cục bộ.
    • D.Tham số thực sự.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 103970

    Cho các thủ tục sau: {1} CLOSE(F); {2} ASSIGN(F, ’DATA.INP’);{ 3}READ(F,A,B,C); {4} RESET(F); Chọn thứ tự các thủ tục để ĐỌC tệp: 

    • A.{4},{2},{3},{1}
    • B.{2},{4},{1},{3}.
    • C.{2},{4},{3},{1}
    • D.{1},{2},{3},{4}
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 103972

    Tệp f có dữ liệu. Để đọc 3 giá trị trên từ tệp f và ghi các giá trị này vào 3 biến x, y, z ta sử dụng câu lệnh: [5  9 15] 

    • A.Read(f, x, y, z); 
    • B.Read(f, ‘x’, ‘y’, ‘z’);
    • C.Read(x, y, z);
    • D.Read(‘x’, ‘y’, ‘z’); 
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 103974

    Cho xâu S là ‘Hanoi-Vietnam’. Kết quả của hàm Length(S) là 

    • A.14
    • B.13
    • C.15
    • D.12; 
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 103976

    Cách khai báo nào sau đây là hợp lệ: 

    • A.Function Ham(x,y: real): Longint;
    • B.Function Ham(x,y: integer); 
    • C.Function Ham(x,y: integer): integer;
    • D.Function Ham(x,y: real): integer; 
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 103978

    Khi tiến hành mở tệp để ghi mà không tìm thấy tệp thì: 

    • A.Tệp sẽ được tạo ra với nội dung toàn kí tự cách. 
    • B.Tệp sẽ được tạo ra với nội dung rỗng.
    • C.Tệp sẽ được tạo ra với nội dung toàn kí tự đặc biệt. 
    • D.Báo lỗi vì không thực hiện được. 
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 103980

    Khẳng định nào sau đây là đúng? 

    • A.Lời gọi thủ tục nhất thiết phải có tham số thực sự còn lời gọi hàm không nhất thiết phải có tham số thực sự. 
    • B.Cả lời gọi hàm và lời gọi thủ tục đều phải có tham số thực sự.
    • C.Lời gọi hàm và lời gọi thủ tục có thể có tham số thực sự hoặc không có tham số thực sự tùy thuộc vào từng thủ tục. 
    • D.Lời gọi hàm nhất định phải có tham số thực sự còn lời gọi thủ tục không nhất thiết phải có tham số thực sự. 
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 103982

    Khi viết chương trình con, không cần trả về giá trị qua tên của nó ta dùng:

    • A.Thủ tục.
    • B.Chương trình chính
    • C.Hàm.
    • D.Chương trình con.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 103984

    Nếu hàm Eoln(<biến tệp>) cho giá trị True thì con trỏ tệp nằm ở vị trí: 

     

    • A.Cuối dòng. 
    • B.Cuối tệp
    • C.Đầu tệp.
    • D.Đầu dòng.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 103986

    Cấu trúc của một chương trình con gồm mấy phần: 

    • A.4
    • B.2
    • C.3
    • D.5
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 103988

    Hàm POS(S1,S2) cho kết quả là gì? 

    • A.Sao chép S2 từ S1
    • B.Vị trí đầu tiên của S1 trong S2
    • C. Xoá S1 trong S2
    • D.Vị trí đầu tiên của S2 trong S1 
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 103990

    Cho tệp BT3.TXT chỉ có một dòng ‘abcdefgh’ và chương trình sau: 
        Var f:Text; s1:string[5];  s2:string; 
          BEGIN             

    assign(‘f,BT3.TXT’);   

    Reset(f);   

    Readln(f,s1,s2);                                 

    Readln       

    END. 
         Sau khi chạy chương trình trên thì s1,s2 có kết quả là?

    • A.s1=’’; s2=’abcdefgh’;
    • B.s1=’abcdefgh’; s2=’’;
    • C.cả A,B,D đều sai 
    • D.s1=’abcde’;  s2=’fgh
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 103991

    Biến cục bộ là gì? 

    • A.Biến được khai báo trong chương trình con
    • B.Biến tự do không cần khai báo
    • C.Biến được khai báo trong chương trình chính nhưng chỉ được sử dụng cho CTC 
    • D.Biến được khai báo trong CTC nhưng được sử dụng trong chương trình chính 
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 103992

    Muốn khai báo x, y là tham trị, z là tham biến. Khai báo nào sau đây đúng ? 

    • A.Procedure thamso (x : byte ; var z , y : byte);
    • B.Procedure thamso (x : byte ; y : byte; var z : byte );
    • C.Procedure thamso (var x : byte ; var y : byte; var z : byte ); 
    • D.Procedure thamso (x : byte ; var y : byte; var z : byte ); 
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 103993

    Cho CTC sau: Procedure thutuc(a,b: integer);                    Begin             ......                     End; 
        Trong chương trình chính có thể gọi lại chương trình con như thế nào là hợp lệ: 

    • A.thutuc(5);
    • B.thutuc;
    • C.thutuc(1,2,3);
    • D.thutuc(5,10); 
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 103995

    Trong Pascal, thực hiện đoạn lệnh dưới đây sẽ ghi kết quả nào trong các kết quả cho dưới đây vào tệp văn bản BT1.TXT ? 
        Begin         Assign(f, ‘BT1.TXT ’) ;          Rewrite(f) ;     Write(f, 123 + 456) ;  Close(f) ;  End .

    • A.579
    • B.123 + 456
    • C.123456
    • D.123  456 
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 103997

    Trong lời gọi thủ tục, các tham số hình thức được thay bằng các giá trị cụ thể gọi là:

    • A.Tham số hình thức
    • B.Tham số thực sự
    • C.Tham số biến
    • D.Tham số giá trị 
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 104000

    Cho mảng T gồm 20 phần tử thuộc kiểu nguyên. Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau: 
           a. Viết thủ tục nhập giá trị cho mảng T từ bàn phím 
           b. Viết hàm tính giá trị trung bình của các phần từ vừa nhập 
           c. Viết hàm tính tổng các số chia hết cho X (X nhập từ bàn phím) 

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?