-
Phần 1. Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Trong mỗi người chúng ta có chứa đựng hai phần đối lập - bóng tối và ánh sáng. Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người mình. Khi không dám đối diện với nỗi sợ hãi và cơn ác mộng dày vò tâm trí, ta sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ thế bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời ta đang có. Ngược lại nếu ta can đảm đương đầu và chiếu rọi ánh sáng vào những vùng tối tăm, bóng tối sẽ lùi lại và tan biến.
Thật vậy, sự trưởng thành của mỗi người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách - những thử thách không chỉ ở thế giới bên ngoài mà còn ở thế giới nội tâm. Bóng tối sẽ không thể tồn tại nếu ta phơi bày nó trước ánh sáng của sự thiện tâm, lòng nhân hậu và sự khoan dung, bởi chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng to lớn bằng tình yêu.
(Tian- Dayton, Ph, D, Quên hôm qua sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp TPHCM, Tr.129)
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Xem đáp án Phương thức biểu đạt: nghị luận.
-
Theo tác giả Để hạnh phúc luôn mỉm cười ta phải làm gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không dám đối mặt với nỗi sợ hãi?
Xem đáp án - Theo tác giả
- Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người mình.
- Khi “không đối diện với nỗi sợ hãi”, ta sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ thế bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời ta đang có.
-
Anh/Chị hiểu như thế nào về lời khuyên: “Ta cần không phủ nhận mặt xấu trong con người mình”?
Xem đáp án - Ta cần không phủ nhận mặt xấu trong con người mình nghĩa là dám thừa nhận và đối mặt với những thói xấu cũng như khuyết điểm trong con người mình.
- → Câu nói trên khuyên con người biết nhận ra cái xấu trong con người mình để có ý thức đấu tranh loại bỏ nó, hoàn thiện bản thân.
-
Sự trưởng thành của mỗi con người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách?
Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao?
Xem đáp án Học sinh bảo vệ được quan điểm của mình có sức thuyết phục.
-
Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)
-
Từ nội dung của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy trình bày đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng to lớn bằng tình yêu. (2.0 điểm)
Xem đáp án - Tác động của suy nghĩ tích cực trong đời sống con người
- Đảm bảo thể thức của đoạn văn
- Xác định đúng vấn đề nghị luận
- Nội dung đoạn văn
- Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở phần Đọc hiểu, thí sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách với điều kiện lập luận chặt chẽ, thuyết phục,... Dưới đây là một số gợi ý định hướng chấm bài:
- Giải thích: Thế nào là bóng tối? Tình yêu được nói tới ở dây là gì?
- Câu nói đề cao sức mạnh của tình yêu thương con người, nó có khả năng đẩy lùi bóng tối và tội ác.
- Lí giải sức mạnh của tình yêu thương trong đời sống cộng đồng.
- Bài học: làm thế nào để bồi đắp cho tâm hồn có tình yêu thương?
- Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật.
- Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
-
Trong truyện ngắn Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành hai lần miêu tả Tnú gắn với hình ảnh đôi bàn tay. (5.0 điểm)
Lần thứ nhất: “Một ngón tay Tnu bốc cháy. Hai ngón, ba ngón... Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc... Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu”.
Lần thứ hai: “Anh đã bóp chết tên chỉ huy đồn bằng đôi bàn tay tàn tật khi nó cố thủ trong hầm”.
Hãy phân tích sự thay đổi trong hành động, phẩm chất, số phận của nhân vật Tnú qua hai lần miêu tả trên. Từ đó rút ra nhận xét, đánh giá về sự vận động của số phận, tính các nhân vật trong tác phẩm văn học giai đoạn 1945-1975.
(Ngữ văn 9 - Tập 2, NXB GD, 2018)
Xem đáp án - Sự thay đổi của hình tượng Tnú qua hai lần miêu tả đôi bàn tay.
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh số phận của nhân vật Tnú.
- Phân tích sự thay đổi
- Lần thứ nhất:
- Bối cảnh xuất hiện chi tiết
- Sau ba năm ở ngục Kon Tum Tnú trốn ngục về làng, anh Quyết đã hi sinh, Tnú kiên định lí tưởng cách mạng cùng cụ Mết lãnh đạo thanh niên mài giáo mác để chuẩn bị khởi nghĩa.
- Tnú có mối tình bi tráng với Mai. Vì thương yêu vợ con anh đã không màng tới cái chết lao ra cứu mẹ con Mai. Anh bị giặc bắt và đốt mười đầu ngón tay bằng giẻ tẩm nhựa xà nu.
- Ý nghĩa của chi tiết
- Kẻ thù muốn tiêu diệt ý chí cách mạng của người Tây Nguyên.
- Phản ứng của Tnú là bản lĩnh can trường của người cách mạng đã được tôi rèn qua thử thách.
- Mười đầu ngón tay bốc cháy trở thành biểu tượng cho ngọn lửa căm thù khơi dậy ngọn lửa đấu tranh của buôn làng Xô-man. Đó cũng là hiện thân của bi kịch.
- → Tnú rơi vào bi kịch, vợ con bị giết, bản thân bị giặc tra tấn đến chết bởi lẽ “trong tay chỉ có hai bàn tay trắng” - thiếu vũ khí. Đây cũng là bi kịch của lịch sử dân tộc giai đoạn 1955-1959.
- Lần thứ hai:
- Bối cảnh xuất hiện:
- Cụ Mết lãnh đạo dân làng Xô-man cầm giáo mác giết chết mười thằng giặc, cứu Tnú.
- Anh tham gia quân ngũ và trong một lần tấn công địch anh đã giết giặc bằng chính bàn tay tật nguyền.
- Ý nghĩa chi tiết:
- Mười đầu ngón tay cụt nhắc nhở mối thù sâu đậm của Tnú với giặc. Anh đã dùng chính lòng căm thù, lòng yêu làng, yêu nước để giết giặc.
- Giết được tên chỉ huy chính là lập được chiến thắng.
- → Như vậy, vũ khí của dân làng, đấu tranh có tổ chức, lòng yêu nước. Đó chính là những nhân tố cần thiết để làm nên thắng lợi của dân tộc.
- Đánh giá
- Nghệ thuật: hình tượng đôi bàn tay trở thành hình tượng kết tinh phẩm chất và số phận của nhân vật.
- Sự thay đổi: Đôi bàn tay lần thứ nhất là bàn tay can trường, là bàn tay mang nỗi đau bi kịch. Bàn tay ở lần thứ hai là biểu tượng cho vẻ đẹp của con người biết vượt lên bi kịch cá nhân để chiến đấu và chiến thắng.
- → Nhân vật mang nặng số phận lịch sử.
- Nhân vật trong văn học giai đoạn 1945-1975 vận động theo hướng tích cực, tính cách được lí giải gắn với hoàn cảnh, nhân vật có ý thức vượt lên số phận để cải tạo hoàn cảnh.
- Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ, phù hợp với đặc trưng tiếp nhận văn học.
- Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
- Lưu ý khi chấm bài:
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm.