“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái”.
( Trích Viết bên bờ Loiret - Trịnh Công Sơn)
Câu 2:
Mã câu hỏi: 115217
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Nội dung chính đoạn trích: Đoạn trích là lời cầu khẩn tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người.
Câu 4:
Mã câu hỏi: 115219
Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận”?
Nêu rõ quan điểm đồng tình hay không đồng tình, lý giải hợp lí, thuyết phục.
Đồng tình: Cuộc sống hiện đại ngày nay làm ch con người xa cách hơn, xảy ra nhiều xung đột, bạo lực hơn.
Không đồng tình: Cuộc sống còn nhiều lòng bao dung, nhân ái.
Câu 6:
Mã câu hỏi: 115221
Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần đọc - hiểu, Anh/chị viết một đoạn văn 100 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Người ta có thể yêu thương nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau”. (2.0 điểm)
Đảm bảo yêu cầu hình thức của một đoạn văn nghị luận 100 từ. Học sinh có thể trình bày đoạn trích theo các cách diễn dịch, quy nạp, Tổng - Phân - Hợp, song hành, móc xích…
Xác định vấn đề nghị luận: Đề cao lòng nhân ái của con người.
Triển khai vấn đề nghị luận, biết cách vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng từ đó rút ra bài học nhận thức và hành động.
Nội dung ý kiến: Con người phải biết bao dung, tha thứ, phải sống nhân ái, yêu thương.
Bàn luận: Ý kiến trên là một lời khuyên đúng đắn về mối quan hệ giữa con người với con người:
Cảm xúc khó có thể chi phối, ta có thể yêu mến hay hờn ghét ai đó, nhưng nhất định không được hãm hại, gây tổn thương đến họ.
Khi hãm hại người khác, nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần mà họ gánh chịu cũng chính là nỗi đau của bản thân mình.
Tình yêu thương sẽ tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa người với người làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Bài học nhận thức và hành động: Cần biết chia sẻ yêu thương, cần thanh lọc tâm hồn và hoàn thiện nhân cách.
Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp…
Câu 7:
Mã câu hỏi: 115222
So sánh và đánh giá phần kết thúc truyện ngắn “Chí phèo” (SGK Ngữ Văn 11, Tập một, Nxb Giáo dục), của nhà văn Nam Cao và phần kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt” (SGK Ngữ Văn 12, Tập hai, Nxb Giáo dục) của nhà văn Kim Lân. (5,0 điểm)
Trình bày đủ bố cục 3 phần. Mở bài dẫn dắt hợp lí, nêu được vấn đề nghị luận, Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau về mặt nội dung, làm sáng tỏ được vấn đề cần nghị luận; Kết bài khái quát được vấn đề thể hiện nhận thức của bản thân.
Xác định đúng vấn đề nghị luận.
Yêu cầu về nội dung:
Giới thiệu Nam Cao, tác phẩm Chí phèo và kết thúc truyện ngắn Chí Phèo. Giới thiệu về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt, kết thúc truyện Vợ nhặt.
Ý nghĩa kết thúc truyện ngắn Chí Phèo:
Khái quát nội dung truyện ngắn và cuộc đời Chí Phèo:
Truyện kể về cuộc đời Chí phèo, một đứa trẻ mồ côi vô thừa nhận. Chí phèo được một người trong làng nhặt về nuôi đến 20 tuổi làm canh điền cho cụ Bá. Vì ghen tuông Bá Kiến đẩy Chí đi ở tù.
Sau 7,8 năm đi tù về từ một người hiền lành, lương thiện, Chí thành mộ con quỷ dữ, tay sai cho Bá Kiến, gây bao tội ác cho dân làng.
Sau khi gặp Thị Nở, bản chất lương thiện của Chí trỗi dậy. Chí mong muốn Thị giúp mình trở lại cuộc sống bình thường nhưng không được bởi bị Thị cự tuyệt. Quá đau đớn, phẫn uất. Chí phèo đến nhà Bá Kiến giết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời mình.
Cuộc đời Chí từ một người nông dân hiền lành, lương thiện bị tha hóa, bị hủy hoại cả nhân hình lẫn nhân tính, trở thành “Con quỷ dữ của làng Vũ Đại” cuối cùng sau bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, Chí Phèo tự kết liễu cuộc đời mình.
Ý nghĩa đoạn kết với hình ảnh cái lò gạch cũ:
Cái lò gạch cũ là nơi Chí Phèo bị bỏ rơi. Khi vừa mới chết hình ảnh này lại xuất hiện trong đầu của Thị Nở ở kết thúc truyện tạo sự quẩn quanh, bế tắc trong tấn bi kịch bị tha hóa và bị cự tuyệt về quyền làm người của người nông dân.
Kết thúc truyện thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn: đồng cảm tới nỗi thống khổ người dâ, trân trọng khát vọng lương thiện của họ.
Truyện kết thúc bằng việc lặp lại phần mở đầu tạo kết cấu vòng tròn luần quẩn của thân phận Chí Phèo hay chính thân phận những người nông dân nghèo, giúp tô đậm dự báo về tương lai. Cuộc đời Chí Phèo tuy đã kết thúc nhưng vẫn có thể còn những tấn bi kịch Chí Phèo vẫn còn tiếp diễn.
Ý nghĩa kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt:
Khái quát nội dung truyện ngắn và cuộc đời nhân vật Tràng.
Cái đói làm xóm ngụ cư tiêu điều xơ xác. Tràng một người nông dân thô kệch, xấu xí. Vào 1 buổi chiều Tràng dẫn một người phụ nữ về nhà. Người phụ nữ bằng lòng làm vợ Tràng với 4 bát bánh đúc và vài câu nói tầm phơ tầm phào.
Mẹ Tràng đón nhận nàng dâu mới trong tâm trạng vừa mừng, vừa lo, vừa tủi… Đêm tân hôn diễn ra trong không khí chết chóc, buồn tủi…
Sáng hôm sau thay đổi tâm lí của Tràng, cô vợ nhặt, bà cụ Tứ. Bà mẹ đãi hai con nồi chè cám… Trong lúc ăn qua lời kể của vợ, Tràng dần hiểu ra Việt Minh là ai và trong đầu hiện lên hình ảnh người đói kéo nhau đi phá kho thóc của Nhật, phía trước lá cờ đỏ bay phất phới.
Ý nghĩa đoạn kết với hình ảnh lá cờ bay phấp phới:
Hình ảnh đám người đói và lá cờ hiện lên trong tâm lí Tràng vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm, vừa gợi ra tín hiệu của cuộc cách mạng. Cả hai đều là những nét chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ.
Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân trân trọng khát vọng sống, ngay bên bờ vực của cái chết của người lao động nghèo niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng.
Hình ảnh kết thúc truyện là hi vọng tươi sáng của hiện thức tăm tối, đó là âm hưởng lạc quan.
Kết thúc truyện kiểu kết thúc mở giúp thể hiện được xu hướng vận động của cuộc sống được mô tả trong toàn bộ câu chuyện, tạo khoảng trống để người đọc suy nghĩ, phán đoán.
So sánh sự tương đồng và khác biệt:
Tương đồng:
Hai kết thúc truyện phản ánh hiện thực tối tăm của con người trước cách mạng tháng 8.
Thể hiện tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.
Kết thúc có tính mở, giàu sức gợi.
Khác biệt:
Kết thúc Chí Phèo phản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân lao động được thể hiện qua kết cấu đầu, cuối tương ứng. Hàm ý tương lai chỉ là sự lặp lại của hiện thực, nhân vật trong truyện chưa tìm được hướng đi cho mình.
Kết thúc Vợ nhặt: Phản ánh xu hướng vận động tất yếu của số phận con người được thể hiện qua kết cấu đối lập, hàm ý tương lai sẽ mở lối cho hiện tại, nhân vật truyện bắt đầu thức tỉnh và tìm được con đường giải phóng.
Lí giải sự khác biệt:
Do hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh lịch sử: Nam Cao viết Chí Phèo trong hoàn cảnh đen tối của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Kim Lân viết Vợ nhặt sau hòa bình lặp lại khi dân ta đã đi qua 2 mốc lớn của lịch sử là Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống Pháp. Ánh sáng cách mạng giúp nhà văn thấy được hướng vận động và phát triển của lịch sử.
Do khuynh hướng văn học và phương pháp sáng tác:
Chí Phèo: Khuynh hướng văn học hiện thực phê phán, Nam Cao phản ánh hiện thực tăm tối nhằm phê phán xã hội. Nhà văn yêu thương con người nhưng vẫn chưa thấy được lối thoát của người nông dân trong xã hội bấy giờ.
Vợ nhặt: Khuynh hướng hiện thực Cách mạng tháng Tám đã soi đường nên nhân vật trong sáng tác của Kim Lân đã tìm được con đường đi cho mình.
Do tài năng và tính cách sáng tạo của nhà văn: Cùng yêu thương itn tưởng con người. Nam Cao có cái nhìn tỉnh táo, sắc lạnh trước hiện thực nghiệt ngã của cuộc sống. Kim Lân lại cho rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào người nông dân cũng có thể vượt lên trên cái chết, cái ảm đạm để mà vui mà hi vọng.
Chính tả, dùng từ, sáng tạo: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, diễn đạt mới mẻ, suy nghĩ sâu sắc vấn đề nghị luận.