Đọc các đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
(1) Ngày nay, số người ít có ý thức về mục đích và tình trạng làm việc không có định hướng có chiều hướng tăng lên. Nhà văn Catherine Anne Porter, người đoạt giải Pulitzer văn học và báo chí Mĩ nhận xét: “Tôi cảm thấy lo ngại cho những người sống không có mục đích. Có đến 50% số người được hỏi không hề quan tâm xem mình sẽ đi đâu về đâu. Trong đó, 40% số người được hỏi không tự đưa ra quyết định và đi chệch hướng. Chỉ có 10% còn lại biết rõ mình cần gì nhưng lại không muốn tiến lên để đạt mục đích”.
(2) Mục đích giúp bạn tập trung vào một điều gì đó cụ thể và tác động tích cực đến hành động của bạn. Nhà triết học người Anh Jame Allen nói: “Bạn sẽ trở nên nhỏ bé khi có những ước mơ nhỏ nhoi và sẽ trở nên lớn lao khi có một khát vọng to lớn”. Mục tiêu sẽ giúp bạn hướng sự tập trung của mình vào mục đích chính và biến nó trở thành khát vọng lớn lao. Các mục tiêu sẽ chỉ cho bạn biết mình đang đi đâu. Nhà thơ Ralph Waldo Emerson đã từng viết: “Thế giới luôn mở lối cho những người biết mình sẽ đi tới đâu”.
(Theo Jonh C. Maxwell, Trích Cách tư duy khác về thành công, Nxb Lao động, 2015)
Câu 2:
Mã câu hỏi: 115170
Xác định cách trình bày trong đoạn (1) của văn bản trên.
Nhà văn Catherine Anne Porter cảm thấy lo ngại về vấn đề con người sống không có mục đích.
Tác giả đã lí giải bằng số liệu cụ thể để giúp người đọc hiểu rõ vấn đề: “Có đến 50% số người được hỏi không hề quan tâm xem mình sẽ đi đâu về đâu. Trong đó, 40% số người được hỏi không tự đưa ra quyết định và đi chệch hướng. Chỉ có 10% còn lại biết rõ mình cần gì nhưng lại không muốn tiến lên để đạt mục đích”.
Câu 4:
Mã câu hỏi: 115172
Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói của nhà thơ Ralph Waldo Emerson: “Thế giới luôn mở lối cho những người biết mình sẽ đi tới đâu”!
Câu nói của nhà thơ Ralph Waldo Emerson muốn thể hiện:
Thế giới sẽ luôn mở rộng, đón chào những ai biết xác định mục tiêu phấn đấu ở tương lai.
Mỗi lần đạt được mục tiêu đặt ra, chúng ta sẽ biết được mình đang tiến bộ ra sao và mình đã đi đến đâu trong cuộc hành trình chinh phục thành công và vươn ra thế giới rộng lớn, bao la bên ngoài.
Chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng hợp lí.
Câu 5:
Mã câu hỏi: 115173
Rút ra thông điệp có ý nghĩa từ văn bản trên? (Viết đoạn văn từ 5 - 7 dòng).
Biết được bản thân đang cần gì và muốn gì để hành động.
Xác định được mục tiêu của bản thân, có bản lĩnh để hiện thực hóa những mục tiêu đã đề ra.
Không sống đời sống vô nghĩa, mờ nhạt, thiếu lí tưởng, thiếu định hướng tương lai...
Giải thích hợp lí vì sao đó là thông điệp ý nghĩa.
Chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng hợp lí.
Câu 6:
Mã câu hỏi: 115174
Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)
(2,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến của nhà triết học người Anh Jame Allen được nêu trong phần Đọc hiểu: “Bạn sẽ trở nên nhỏ bé khi có những ước mơ nhỏ nhoi và sẽ trở nên lớn lao khi có một khát vọng to lớn”.
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu: “Bạn sẽ trở nên nhỏ bé khi có những ước mơ nhỏ nhoi và sẽ trở nên lớn lao khi có một khát vọng to lớn”.
Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo một trong các cách sau: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Bạn sẽ trở nên nhỏ bé khi có những ước mơ nhỏ nhoi và sẽ trở nên lớn lao khi có một khát vọng to lớn.
Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng không trái pháp luật, đạo đức. Có thể theo hướng sau:
Giải thích
Ước mơ là những khát vọng, là những điều tốt đẹp mà con người muốn đạt được trong tương lai. Có những ước mơ lớn lao, cao đẹp, cũng có những ước mơ đơn giản, nhỏ bé...
Ước mơ, khát vọng chính là kim chỉ nam dẫn đường cho mỗi người không lạc bước trên hành trình sống của mình. Đó còn là yếu tố tạo nên thành công và làm nên giá trị của mỗi chúng ta.
Bàn luận
Những ước mơ nhỏ nhoi, những mục tiêu bình thường, đơn giản... sẽ không có tác dụng nâng đỡ, khích lệ con người tiến lên phía trước, đi đến chân trời rộng lớn. Bằng lòng với những điều đơn giản, nhỏ nhoi con người không thể nâng cao giá trị bản thân, không thể tiến bộ, không thể đạt được những thành tựu to lớn. Cuộc đời của họ sẽ trở nên mờ nhạt.
Ngược lại những khát vọng to lớn, những mục tiêu cao đẹp, khao khát làm những việc vĩ đại... sẽ chắp cánh để con người bay cao, bay xa. Khi con người không quản ngại khó khăn, nỗ lực thực hiện khát vọng và đem lại những thành tựu lớn lao, họ sẽ khẳng định được tài năng, trí tuệ, bản lĩnh trước cuộc đời. Tên tuổi của họ sẽ lưu danh sử sách, trở thành những tấm gương sáng ngời...
Bài học nhận thức và hành động
Bài học nhận thức:
Ước mơ sẽ làm cho con người sống có mục đích, có nghị lực. Cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp hơn khi ta biết nuôi dưỡng ước mơ.
Nên xây dựng cho mình mục tiêu, khát vọng phù hợp, thiết thực và có ý nghĩa. Tuy nhiên, con người cũng cần mơ cao, mơ xa để không ngừng nỗ lực, phấn đấu và nâng cao giá trị bản thân mỗi ngày.
Hành động thiết thực, phù hợp với bài học nhận thức.
Chỉnh tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, độc đáo, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Câu 7:
Mã câu hỏi: 115175
(5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về khát vọng sống của nhân vật Mị trong đêm mùa đông (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, SGK Ngữ văn 12 - Tập 2, Nxb Giáo dục, trang 13-14). Từ kết thúc của đoạn trích này, anh/chị hãy liên hệ đến kết thúc trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để nhận xét sự tương đồng về quan điểm tư tưởng của hai nhà văn.
Cảm nhận khát vọng sống của nhân vật Mị trong đêm mùa đông (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài). Từ kết thúc của đoạn trích này, liên hệ đến kết thúc trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để nhận xét sự tương đồng về quan điểm tư tưởng của hai nhà văn.
Đảm bảo cấu trúc về bài văn nghị luận
Bài làm có đầy đủ Mở bài, Thân bài và Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận khát vọng sống của nhân vật Mị trong đêm mùa đông và nhận xét sự tương đồng trong quan điểm tư tưởng của hai nhà văn qua hai kết thúc của hai tác phẩm.
Triển khai vấn đề nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể triển khai theo hướng sau:
Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
Cảm nhận khát vọng sống của nhân vật Mị trong đêm mùa đông
Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Lúc đầu, thấy A Phủ bị trói, Mị dửng dưng “vô cảm”.
Khi nhìn thấy “dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ, Mị xúc động, nhớ lại mình, đồng cảm với người, nhận ra thân phận bị lệ thuộc của mình, nhận ra tội ác của bọn thống trị.
Tình thương, sự đồng cảm giai cấp, niềm khát khao tự do mãnh liệt... đã thôi thúc Mị cắt dây trói cứu A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời mình.
Đánh giá chung
Nội dung: phát hiện và miêu tả sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do của người lao động bị áp bức trong xã hội thực dân phong kiến. Đoạn miêu tả khát vọng sống của Mị trong đêm mùa đông chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc.
Nghệ thuật:
Tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
Cách miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình, hợp lí đã tạo nên sự thay đổi số phận nhân vật một cách thuyết phục.
Xây dựng chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa...
Nhận xét sự tương đồng trong quan điểm tư tưởng của hai nhà vãn qua hai kết thúc:
Thí sinh cần nhận xét hợp lí, thuyết phục. Có thể theo hướng sau:
Kết thúc đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài với hình ảnh Mị cắt dây trói cứu A Phủ rồi “hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi” và kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt” với hình ảnh “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới... ”.
Sự tương đồng trong quan điểm tư tưởng của hai nhà văn:
Đây chính là những kết thúc độc đáo, giàu ý nghĩa, thể hiện quan điểm tư tưởng mới mẻ của hai nhà văn.
Cả hai cách kết truyện đều mở ra một tương lai tươi sáng cho người nông dân. Nhà văn đều hướng họ đến với ánh sáng của cách mạng.
Cả hai cách kết truyện đều hàm chứa tư tưởng nhân đạo sâu sắc của hai tác giả.
Hai kết thúc ấy đều được viết bằng bút pháp lãng mạn cách mạng.
Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, độc đáo, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận.