Khi ta im lặng, dừng hết mọi lao xao, buông xả hết những mong cầu hay chống đối, ta sẽ nghe được nhiều tiếng động xung quanh đang diễn ra, dù đó có là tiếng thở dài não ruột của một người đang ở nơi xa, hay ngay cả “tiếng vô thanh” của dòng sông và ngọn đồi. Cuộc sống luôn hối hả vội vàng, nên dễ khiến ta quên dần thói quen lắng nghe sâu sắc bằng trái tim. Nhiều khi người kia đã nói rất rõ ràng mà ta còn chưa chịu hiểu, huống hồ họ chỉ nói nửa câu hay im lặng để ta tự suy ngẫm. Vì có những niềm đau đã giấu kín trong lòng thì không thể dễ dàng nói ra nếu người nghe không biểu lộ được sự rung cảm chân thành từ nơi trái tim… Cho nên, phải lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta mới nghe và thấu hiểu được những kẻ khác. Vậy từ bây giờ ta hãy tìm cho mình một không gian tĩnh lặng để tập nghe rõ lại từng bước chân và hơi thở của mình. Đó là những âm thanh rất gần gũi và quan trọng mà ta đã quên lãng từ lâu. Ngoài ra, ta hãy cố gắng tập im lặng lắng nghe từng dòng cảm xúc nhớ nhung hay khát khao, từng ý niệm giận hờn hay ganh ghét, những quyết định sai lầm hay những lần tự mãn, và ngay cả khi tâm tư hoàn toàn vắng lắng để ta nhận ra từng thái độ sống của mình. Chỉ cần im lặng lắng nghe mà đừng vội can thiệp hay phán xét, để ta có cơ hội hiểu hết những ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn… Nhờ đó, ta sẽ có nhiều cơ hội làm chủ chính mình. Làm chủ được chính mình cũng chính là làm chủ được cuộc đời mình. Khi làm chủ được cuộc đời mình, ta mới đủ bản lĩnh mời người khác cùng tham dự mà không gây khổ lụy cho nhau, đủ sức dắt nhau đi qua những quãng đời gian khó.
(Trích “Hiểu về trái tim”, Minh Niệm, NXB Trẻ 2013)
Giá trị của sự im lặng, của việc biết lắng nghe chính mình là giúp chúng ta làm chủ chính mình, làm chủ cuộc đời mình và có khả năng hòa hợp với mọi người.
Câu 3:
Mã câu hỏi: 85649
Theo tác giả, khi nào người ta sẽ nghe được cả “tiếng động” và “tiếng vô thanh” của đời sống?
Thấu hiểu bản thân là điều vô cùng khó khăn, bởi chúng ta luôn có xu hướng tự che giấu, tự bao biện cho những mong muốn hoặc sai lầm của bản thân. Bởi vậy, chỉ khi thực sự hiểu bản thân cần gì, muốn gì thì khi ấy mới có thể hiểu người khác muốn gì và thông cảm, đồng điệu với họ.
Câu 6:
Mã câu hỏi: 85652
Phần 2. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 7:
Mã câu hỏi: 85653
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về ý kiến Làm chủ được chính mình cũng chính là làm chủ được cuộc đời mình. (2 điểm)
Giải thích: Làm chủ được chính mình cũng chính là làm chủ được cuộc đời mình:
Làm chủ chính mình: là tự mình hiểu rõ mình, biết mình là ai, biết mình cần gì, tự chế ngự được những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực và vượt lên những cám dỗ để hướng tới điều tốt đẹp
Làm chủ cuộc đời mình nghĩa là tự mình định đoạt cuộc đời, không dựa dẫm vào bất kì ai, không đổ lỗi cho hoàn cảnh, hay viện cớ vào yếu tố bên ngoài quyết định sự thành bại của cuộc đời mình.
Làm chủ được chính mình cũng chính là làm chủ được cuộc đời mình ý kiến đưa ra quan niệm về ý nghĩa của việc tự chủ. Làm chủ chính mình đồng nghĩa với việc con người tự mình quyết định cuộc đời mình, có khả năng hướng tới những điều tốt đẹp và hạnh phúc
Bàn luận:
Làm chủ được chính mình cũng chính là làm chủ được cuộc đời mình vì:
Khi hiểu mình là ai, cần gì con người sẽ xây dựng được lí tưởng, hoài bão, mục tiêu của cuộc đời mình.
Cuộc đời vốn nhiều cám dỗ, cạm bẫy nên khi biết làm chủ mình, con người sẽ tránh xa cám dỗ để hướng tới những điều tốt đẹp, tự tìm kiếm hạnh phúc.
Tự chủ cảm xúc, hiểu mình, biết chế ngự mình giúp chúng ta điều chỉnh cuộc sống của mình thích ứng với hoàn cảnh sống, không phụ thuộc, không dựa dẫm vào bất cứ ai.
Phê phán: những người không làm chủ được chính mình, dễ dãi, chiều chuộng những mong muốn tiêu cực của bản thân hoặc quá khắt khe với chính mình.
Bài học nhận thức và hành động:
Tự mình trau dồi, tu dưỡng nhân cách. Không ngừng hướng bản thân tới điều thiện, tránh xa những điều ác.
Học cách lắng nghe chính mình và người khác. Tìm hiểu thế giới rộng lớn và bản thể sâu thẳm qua sách vở hay trong thực tế đời sống để từ đó sống là một bản thể duy nhất trong cõi đời, là chính mình, làm chủ cuộc đời mình.
Lưu ý: Không đúng hình thức đoạn văn trừ 0,5 điểm. Diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả trừ 0,25.
Câu 8:
Mã câu hỏi: 85654
Trong truyện ngắn Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã ba lần thuật lại và miêu tả việc Chí Phèo đến nhà bá Kiến sau khi ở tù về làng. Phân tích hình ảnh Chí Phèo trong lần thứ nhất và lần thứ ba đến nhà bá Kiến. Từ đó, nhận xét về sự thay đổi của nhân vật này. (5 điểm)
Xác định đúng vấn đề nghị luận, đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận viết mở bài, thân bài, kết bài.
Giới thiệu khái quát về tác giả Nam Cao, truyện ngắn Chí Phèo, sự việc lần thứ nhất và lần thứ ba Chí Phèo đến nhà bá Kiến.
Phân tích hình ảnh Chí Phèo trong lần thứ nhất đến nhà bá Kiến
Vài nét về nhân vật: Chí Phèo là nhân vật trung tâm của truyện ngắn
Lai lịch: Mồ côi.
Lớn lên làm thuê làm mướn, là anh canh điền hiền lành khỏe mạnh.
Sống lương thiện, có ước mơ về một gia đình nho nhỏ chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải.
Bị đẩy vào tù do cơn ghen của bá Kiến.
Sau bảy tám năm ở tù về làng, Chí Phèo đến nhà bá Kiến.
Hắn say khướt xách một vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi, mà ăn vạ.
→ Chí Phèo hận bá Kiến vì đã đẩy mình vào tù. Do vậy, Chí thẳng thắn tuyên bố khát vọng trả thù “Tao chỉ liều chết với bố con mày đấy thôi”. Qua đây, nhà văn đã phản ánh mâu thuẫn giữa người nông dân và cường hào địa chủ ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Đây cũng chính là giá trị hiện thực của truyện ngắn.
→ Chí Phèo hiện lên là một kẻ lưu manh, liều lĩnh không còn là anh canh điền hiền lành trước đây. Nhà tù thực dân phong kiến đã làm méo mó con người Chí Phèo từ hình dạng đến nhân phẩm. Chí trở nên lưu manh hóa.
Bá Kiến xảo quyệt, khôn róc đời với kinh nghiệm trị người đã khiến cho Chí Phèo không đạt được mục đích ban đầu, đến nhà bá Kiến để trút hận. Sự khôn ngoan, mềm mỏng của cụ bá đã khiến Chí Phèo lòng nguôi nguôi. Chí được cho tiền, được đối đãi trọng nể nên thấy mình có vẻ oai nhưng thực chất đã thua bá Kiến. Sau chiến thắng giả này, Chí Phèo tiếp tục đến nhà bá Kiến lần thứ hai và bị bá Kiến lợi dụng để rồi biến thành quỷ dữ của làng Vũ Đại.
→ Nam Cao đã phản ánh đúng bản chất của người nông dân trước CMT8, 1945: có phần háo danh, còn mơ hồ về bản chất của kẻ thù trong khi đó bọn thống trị ở nông thôn thì xảo quyệt, thâm hiểm.
Phân tích hình ảnh Chí Phèo trong lần thứ ba đến nhà bá Kiến
Lần thứ ba - cũng là lần cuối cùng Chí Phèo đến nhà bá Kiến trong hoàn cảnh bị người tình là thị Nở khước từ.
Chí uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành của thị Nở.
Chí Phèo định đến nhà thị Nở để trút những uất hận lên người tình và bà cô của thị “Tao phải đâm chết nó”. Thế nhưng hắn không rẽ vào nhà thị Nở mà cứ thẳng đường mà đến nhà bá Kiến. Mâu thuẫn giữa Chí và bá Kiến âm ỉ nay bùng phát. Chí đã nhận ra kẻ thù của đời mình, kẻ đẩy Chí tới bước đường tuyệt vọng này là bá Kiến chứ không hoàn toàn là thị Nở hay bà cô của thị.
Chí Phèo từ chối năm hào của bá Kiến một cách dứt khoát “Tao không đến đây xin năm hào và dõng dạc đòi làm người lương thiện”, “Tao muốn làm người lương thiện”.
Chí Phèo nhận thức rõ một sự thật hắn không thể làm người lương thiện nữa. Định kiến xã hội không cho phép Chí trở lại xã hội của những nguời lương thiện. Chí Phèo đã thực sự tỉnh ngộ về tình cảnh bi kịch của chính mình: Sinh ra làm người nhưng không có quyền làm người lương thiện.
Hành động giết bá Kiến rồi tự sát đã diễn tả sự tuyệt vọng của Chí, cũng cho thấy mâu thuẫn giữa người nông dân và bọn cường hào không thể điều hòa. Đồng thời còn thể hiện khát vọng lương thiện trong con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Đây chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm khi Nam Cao vẫn tin vào phần người nguyên sơ, trong trẻo còn sót lại trong Chí Phèo
Nhận xét sự thay đổi của nhân vật
Lần thứ nhất, Chí Phèo mơ hồ nhận thấy kẻ thù của đời mình; lần thứ ba, Chí ý thức rõ hơn bao giờ hết bi kịch của mình và kẻ gây ra bi kịch ấy chính là bá Kiến. Lần thứ nhất mâu thuẫn giữa Chí và bá Kiến có sự hòa hoãn; lần thứ ba mâu thuẫn ấy không gì có thể xoa dịu mà là một mất một còn.
Lần thứ nhất Chí Phèo đến nhà bá Kiến trong trạng thái của một kẻ lưu manh say rượu, mượn hơi rượu nhưng lần thứ ba đến nhà bá Kiến, Chí uống rượu mà tỉnh táo. Chí vẫn còn bộ dạng của quỷ dữ nhưng đã mang tâm hồn người với khát khao nhân bản làm người lương thiện.
Đánh giá về nghệ thuật: Nam Cao miêu tả tâm lí nhân vật tài tình, nhân vật Chí Phèo hiện lên với sự lưỡng hóa về tính cách, phẩm chất: dở say dở tỉnh, mấp mé ranh giới giữa thiện - ác, giữa con người với con vật; ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ nhân vật chân thực.
Sáng tạo: Liên hệ mở rộng sâu sắc; diễn đạt mạch lạc, sáng tạo, mới mẻ.
Lưu ý:
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc.
Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo
Diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả trừ 0,5.